25/05/2018, 08:50

HÙNG-VIỆT sử luận

Tổng hợp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học đã cho thấy thời cổ xưa cách nay hàng vạn năm Đông nam Á theo nghĩa rộng là 1 vùng thuần nhất dân tộc và văn minh , hơn thế nữa đây là 1 trung tâm văn minh của loài người khai sinh và phát triển riêng biệt độc ...

Tổng hợp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học đã cho thấy thời cổ xưa cách nay hàng vạn năm Đông nam Á theo nghĩa rộng là 1 vùng thuần nhất dân tộc và văn minh , hơn thế nữa đây là 1 trung tâm văn minh của loài người khai sinh và phát triển riêng biệt độc lập với vùng dân tộc và văn minh Hoàng hà của Hán tộc , Người Đông nam Á mang đặc điểm nhân chủng nhánh Môngoloid phương nam hoàn toàn khác với nhánh Môngoloid của người Hán .

- Hàng ngàn năm trước công nguyên vật phẩm văn hóa tiêu biểu cho văn minh tộc người Đông nam Á là trống đồng mà xuất sứ đã xác định được là vùng đất giáp giới giữa Việt nam và Trung quốc ngày nay . Chính những nhà nghiên cứu Trung quốc đã thừa nhận trống đồng là vật phẩm văn hóa phi Hán , chủ nhân của nó là những dân tộc ít người ở Hoa nam tức tộc người người Đông nam Á .

- Sử thuyết và văn minh họ Hùng đã khám phá sự liên hệ giữa trống đồng và Dịch học , trong kinh dịch có những thông tin về trống đồng và trên trống đồng cũng thể hiện dịch lý đây là bằng chứng vật thể chắc chắn không thể phủ nhận , khám phá này giúp khẳng định dân tộc chế tạo ra trống đồng cũng chính là chủ nhân của kinh Dịch và dựa vào những thông tin lịch sử mang trong kinh Dịch kinh Thư và kinh Thi thì không thể nói khác : Ngũ kinh trung hoa là sách của người Đông nam Á viết về lịch sử văn hóa văn minh của mình vì 1000 năm trước công nguyên thì ảnh hưởng của Hán tộc và văn minh Hán chưa hề bén mảng tới vùng đất này ;xét như thế nghi án cội nguồn văn minh Trung hoa về cơ bản đã được giải quyết .

- Từ sự nhận định mang tính nền tảng này đối chiếu truyền thuyết lịch sử Việt và Hoa xác định được điều quan trọng thứ 2 là : thủy tổ của Trung hoa là Hoàng đế Hiên viên vua Hữu Hùng quốc chính là Hùng Vũ vương Hiền đức lang của truyền thuyết Việt , Hùng Vũ tức vua HÙNG , Hiền Đức tức Hiền đế , Hiền lang cũng là Hiền vương , Hiên Viên chỉ là ký âm sai của Hiền vương , Hữu Hùng thực ra là họ Hùng , Hữu là ký âm của từ họ trong Việt ngữ mà thôi . , vua HÙNG hay Hùng vũ là vua nước họ HÙNG hay Hữu Hùng quốc là điều hoàn toàn hợp lý , từ kết luận này ta biết được tên tộc người đông nam Á thời Hoàng đế Hiên viên hay Hùng vũ vương là người họ HÙNG và quốc gia của họ là Hữu Hùng quốc tức nước của người họ HÙNG.

- Năm 1911 khi ông Tôn dật Tiên đặt tên nước Trung hoa dân quốc chỉ quốc gia của các dân tộc sống trên lãnh thổ đế quốc Mãn Thanh cũ là ông ta đã tạo ra từ hoàn toàn mới không có chút liên hệ nào về mặt lịch sử với từ Trung hoa chỉ vùng trung tâm thiên hạ trong sách sử cũ , xưa Trung hoa cộng với chư hầu thành ra thiên hạ nên trước cuộc cách mạng Tân hợi 1911 trong lịch sử không hề có tộc người nào tên là Trung hoa .

- Quốc thống nước họ Hùng kể từ triều đại Hùng Vũ vương hay Hoàng đế Hiên viên truyền được 14 triều đại đến những năm đầu công nguyên thì mất nước vào tay Hãn tộc ; nếu cộng thêm 4 đời tổ phụ tượng trưng cho các chi tộc sống ở 4 phương đã kết hợp thành giống dòng duy nhất từ thời lập quốc thì tổng cộng có 18 đời vua Hùng tức 18 triều đại vua nước họ Hùng .

- Sau công nguyên dòng giống Hùng phục sinh trong lịch sử dưới tên gọi Bách Việt nghĩa là Việt tộc đông đúc ( dùng thay chữ đại nghĩa là to lớn ) , Triều đại đánh dấu việc chấm dứt thời lập quốc để chính thức trở thành 1 vương quốc là triều Hùng Việt vương –Tuấn lang , cổ sử Trung hoa ( tên quen gọi ) gọi là vua Đại vũ tổ nhà Hạ và cũng là tổ của các vương triều mãi về sau...chính vì vậy từ Việt trở thành tên dân tộc thay thế cho Hùng tộc trước đây đã bị khai tử bởi vó ngựa Hãn quân ..

- Đã xác định lịch sử và văn minh trong cổ thư mà xưa nay quen gọi là Trung hoa chính là lịch sử và văn minh của người bách Việt nhưng dòng Bách Việt có không gian sinh tồn là cả vùng châu Á gió mùa vô cùng rộng lớn ( cặp lưỡng nghi Chấn – Tốn của 8 quái ) vậy điểm khởi phát của nền văn minh ấy là ở đâu ? Sử thuyết họ Hùng và phần Văn minh họ Hùng đã căn cứ vào chính những thông tin đặc biệt là các thông tin về Địa lý khí hậu phản ánh môi trường sống trong Ngũ kinh ( bài Trống đồng và quê hương dịch học và bài 9 châu và văn minh nhà Hạ )để chỉ ra phần đất Việt nam ngày nay là nơi lập quốc và khởi phát của nền văn minh Bách Việt ( tên gọi của Hùng tộc sau công nguyên ) từ điểm xuất phát này dần theo thời gian lãnh thổ và văn minh người họ Hùng phủ lấp cả vùng rộng lớn đến thời nhà Chu là cả đông nam Á lục địa , phía bắc lãnh thổ tới tận lưu vực Hoàng hà thực vậy trong vùng văn minh Trung hoa ở Đông nam Á và lãnh thổ Trung quốc không có nơi nào vừa có biển ở phía đông vừa có voi sinh sống như đã chép trong kinh Thư ...trừ đất Việt nam .

- Ánh sáng của văn minh Trung hoa phát toả ở thời nhà Chu , Sử thuyết họ Hùng đã xác định được Văn lang đồng nghĩa với Văn vương , nước Văn lang có nghĩa là nước của Văn vương , lãnh thổ của Văn lang đã được truyền thuyết Việt chỉ đích xác: bắc giáp động đình hồ , nam giáp Hồ tôn , tây giáp nước Thục và đông giáp Nam hải tức vùng Trung và bắc Việt nam , tỉnh Vân nam –Quảng tây - Quý châu thuộc Trung quốc ngày nay , nước Văn lang chính là Trung hoa của thiên hạ thời nhà Chu đã được minh định trong các bài Hùng Chiêu vương Lang Liêu lang và Hùng Ninh vương thừa Văn lang .; Chiêu vương và Chu vương là một , Lang Liêu làm ra bánh dày bánh Chưng tức đạo vuông tròn - âm dương chỉ là cách diễn tả khác việc Văn vương viết Chu dịch mà thôi , Ninh vương là danh hiệu của Chu vũ vương lúc chưa lên ngôi thiên tử truyền thuyết Việt chỉ thêm vào chữ Hùng để xác định dòng giống , Thừa Văn lang chỉ rõ việc thừa kế ngai vàng từ Văn vương ...đó là những chứng liệu không thể bác bỏ .

- Nút thắt để lật cánh biến cổ sử của dòng giống Hùng thành sử của Hán tộc đã được Sử thuyết họ Hùng tìm ra và chỉ rõ ...đó là sự tiếp nối giả tạo thời Tiền và Hậu Hán hay Tây và Đông Hán .( bài cây cầu Hoa –Hán ) sự biến mất Triều Hiếu của Lý Bôn-Lưu bang Hiếu Cao trong sử Trung hoa là 1 chỉ dẫn chính xác về sự tráo đổi lịch sử độc nhất vô nhị này , cái đầu sử họ Hùng tiền nhân của Bách việt được tháp gắn lên cái mình Hán sử tạo thành lịch sử ‘nhân – sư’ quái dị ....lừa gạt cả nhân loại bao năm nay che lấp đi sự chiếm đoạt trắng trợn nền văn minh Trung hoa cổ xưa vô cùng rực rỡ của dòng họ HÙNG .

- Sử thuyết họ Hùng nghiên cứu lịch sử Bách Việt từ thời thái cổ đến thời Nhà Lý Việt nam , thời điểm này người Bách Việt vẫn còn tồn tại ở Hoa nam nên sử Trung quốc vẫn còn quyền nhận những giai đoạn viết về lịch sử Bách Việt là lịch sử của mình nhưng sau thời cai trị của Mông cổ và Mãn thanh người Bách việt đã hoàn toàn biến mất chỉ còn lại người Hoa đã Hán hoá ở Hoa nam và những tộc người thiểu số cũng đã quên mất gốc tổ ...nên họ không còn quyền đưa những triều đại của người Bách Việt vào lịch sử Trung quốc nữa , cứ cố tình nhập nhèm như Trung sử hiện lưu hành thì chẳng khác nào đánh cắp gia sản người khác về làm của mình như thế tránh sao khỏi sự chê cười của cả bàn dân thiên hạ ?.

- Các sử gia thời hậu Lê khi viết sử đã mắc sai lầm lớn , với định kiến chỉ triều đại nào có kinh đô trên lãnh thổ Việt lúc viết sử mới được coi là 1 triều đại chính thống của lịch sử dân tộc Sư sai lầm này gây ra hậu qủa rất lớn lao; . xin nêu sự kiện :Lịch sử Bách Việt có 2 triều đại Lý , triều Lý thứ 1 do Lý Uyên kiến lập năm 618 chấm dứt năm 907 kinh đô ở Thiểm tây , văn hoá chủ đạo là văn hóa Việt Thường ở vùng sông Dương tử , triều Lý thứ 2 do anh em Lý Ẩn-Lý Cung lập nên giai đoạn đầu kinh đô ở Quảng châu từ năm 917 đến 971 sau khi mất phần đất Việt đông và Việt tây vào tay nước Tống đưa đến giai đoạn sau định đô trên đất Việt nam ngày nay bắt đầu năm 968 .....chỉ có giai đoạn lịch sử sau của triều Lý thứ 2 này mới được các sử gia công nhận và đưa vào Việt sử như là Triều lý duy nhất ở thời trung đại , diễn biến lịch sử cả 2 triều Lý bị nén lại trộn lẫn với nhau đã làm mất đi sự chân xác của cả giai đoạn lịch sử mấy trăm năm , sự dịch chuyển niên đại triều Lý đã kéo theo sự dịch chuyển dây chuyền niên đại các triều trước đó khiến lịch sử Việt trở nên hỗn loạn lẫn lộn cả một thời gian dài ....chính sự việc này đã làm mờ đi sự tương đồng trong 2 dòng sử Việt và Hoa khiến ‘hậu nhân’ không thể nào nhận ra được dù sự tương đồng ấy khá rõ nét mà ta có thể kể ra : Thần nông là vua chung thời thái cổ , Hiên Viên –Hiền vương hay Hiền đế , đế Nghiêu-đế Nghi , Hùng Chiêu vương-Chu vương , Hùng Ninh vương-Ninh vương , Đinh tiên hoàng-Tần thủy hoàng , Lý Bôn-Lưu Bang , Trưng Trắc- Trương Giác , Lý Bí-Lưu Bị , Lý thiên Bảo- Lưu Biểu , Ngô Quyền –Tôn quyền ,Hoằng Tháo-Tào Tháo , Lý Uyên-Lý công Uẩn , Lý Ẩn Lý Cung- Lý Công Uẩn .....sự trùng hợp chỉ xảy ra 1 lần thì có thể là ngẫu nhiên ...đến 2 lần đã là khó , 3 lần thì không thể có ...ở đây có qúa nhiều điều trùng hợp ...nên chỉ có thể kết luận là chúng đã được ghi lại bởi 2 dòng sử khác nhau viết về cùng 1 diễn biến lịch sử của 1 dân tộc hay quốc gia .

- Đọc Sử thuyết họ Hùng bạn có thể tự hỏi ..., sông CƠ trong cổ thư Trung hoa có thể là sông CẢ trên thực địa Việt nam ngày nay ? thưa trên bình diện ngôn ngữ là có thể hơn nữa ở đấy khảo cổ học đã tìm thấy nền văn hóa cổ Quỳnh văn hơn 5000 năm tuổi , sông Khang có thể là Mê Công ngày nay không ? trong sách Đại nam thực lục nó tên là Khung giang , Khung và Khang về âm tiết là một , Đan thuỷ của cổ thư sao lại có thể là sông Đà ngày nay , sông đen khi viết bằng chữ Nho đã ký âm Đen thành Đan ,nên sông Đen viết thành Đan thủy , sông đen còn gọi là Hắc thủy chính là tên sông Đà xưa , đặc biệt cổ thư nói tới địa danh Đồ sơn quê vợ của ông Đại Vũ ...thì nay vẫn nguyên là Đồ sơn ở Hải phòng -Việt nam là nơi có nền văn minh Hạ long khoảng 2000 năm trước công nguyên hoàn toàn khớp đúng với cổ thư Trung hoa , đọc tới đây trong lòng không khỏi phân vân suy nghĩ ...về sự ‘qúa chính xác’ của thông tin có từ 5-6 ngàn năm trước .

- Nếu cổ thư trung hoa là của người Tàu thì với tính khí của họ chắc chắn dân tộc Việt không bao giờ được mang những từ cực cấp của sự tốt đẹp như Hùng Hồng ; Hồng chỉ sự to lớn vô cùng ở bề ngoài hay vật chất , Hùng cũng là sự to lớn vô cùng nhưng là sự to lớn ở bề trong hay tinh thần , Giao chỉ hay chỗ giữa trong ngôn ngữ dịch học là nơi giao cắt của 2 đường thượng hạ và tả hữu hay nam bắc- đông tây nghĩa chính xác là vùng Trung tâm ; man di mà chiếm trung tâm trong khi con trời văng ra 4 góc là chuyện không thể có ...; Việt là vượt lên cũng không thể được ...vì trong bối cảnh trung hoa ...chỉ có thể vượt lên trên Hán tộc , rõ ràng ‘Việt’ là tư tưởng và hành động đại nghịch bất đạo đối với ...‘thiên tộc’ , tại xưa nay người ta không để ý chứ chỉ với chuyện chữ nghĩa này thôi cũng đủ xác định gốc gác của cổ thư - cổ sử Trung hoa .

- Cho tới nay điều băn khoăn trăn trở lớn nhất của những nhà Việt học ...vẫn là chữ viết của người Việt ...một dân tộc không có chữ viết thì không thể nào gọi là văn minh được huống hồ nước Việt vẫn xưng có hơn 4000 năm văn hiến càng không thể chấp nhận sự việc này ...nhưng mọi hướng truy tìm vẫn ...bế tắc , đây là sự bế tắc buồn cười của triết gia không biết cách nào với tay lấy quả trứng trước mặt ....Người Việt xưa dùng chữ Nho thì chữ Nho không của người Việt thì của ai ? nay với sử họ HÙNG thì mọi chuyện đã rõ ràng ; tứ thư - ngũ kinh đã xác định là sách của người họ HÙNG không lẽ chữ viết trên những cổ thư đó lại là ‘chữ ngoại”?, chữ Nho đúng ra là chữ ‘nhỏ’( nhưng Nho giáo không có nghĩa là đạo nhỏ ) sách vở gọi là chữ ‘tiểu triện’ , Khoa đẩu là sự đọc sai của khoa hay khoác hay khuyếch đầu nghĩa là làm cho phần đầu to ra nên còn được gọi là chữ ‘đại triện’là loại chữ dùng ở thời nhà Chu cũng là thứ chữ đã chép ngũ kinh linh hồn của văn minh Trung hoa, trên đời này chỉ có chữ Nho chữ của người Bách Việt mà thôi không hề có Hán tự như trước nay vẫn lầm tưởng .

0