25/05/2018, 08:49

Tư Duy xã hội học của Auguste Comte

A. Comte được coi là người sáng lập ra ngành xã hội học. Ông cũng là nhà thực chứng nổi tiếng. Đối với ông, mục đích của xã hội học không phải là một khoa học nhằm giải quyết những vấn đề có tính suy đoán, tư biện, vô bổ và cũng không phải là ...

A. Comte được coi là người sáng lập ra ngành xã hội học. Ông cũng là nhà thực chứng nổi tiếng. Đối với ông, mục đích của xã hội học không phải là một khoa học nhằm giải quyết những vấn đề có tính suy đoán, tư biện, vô bổ và cũng không phải là khoa học đưa ra các giải pháp cho các vấn đề trừu tượng mà phải là một khoa học khám phá tri thức, sử dụng nó làm công cụ cải biến xã hội, làm cho xã hội tiến bộ. Trong thời đại của ông, ông cho rằng xã hội thiếu trật tự, rối loạn về chính trị và không thống nhất về mặt tinh thần. Xã hội đó có quá nhiều vấn đề như sự đồi bại của chính phủ, như sự quan liêu hóa, như bất đồng tư tưởng, như bạo lực và những tư duy giáo điều trong giáo dục cũng như khoa học. Cái mà Comte hết sức phê phán đó là sự rối loạn về trí tuệ, tình trạng vô tổ chức, vô chính phủ về mặt tinh thần. A. Comte ra đời sau cách mạng 1789 là 9 năm, nhưng lại trưởng thành qua nhiều chế độ và chính phủ mà theo ông tất cả những chính phủ đó đều không thể giải quyết được thành công những xung đột quốc tế triền miên và những khủng hoảng chính trị nội bộ. Chính phủ Pháp đã chuyển từ Hội đồng (Quốc hội) tương đối dân chủ của cuộc cách mạng 1789 – 1795 thành chính quyền chuyên chế của Hội đồng đốc chính. Đây là chính phủ phi dân chủ và quân chủ của giai cấp trung lưu năm 1795 –1799 và tới chế độ độc tài chuyên chế xâm lược quân sự của Napôlêôn 1799 – 1814 và cuối cùng là việc phục hồi chế độ quân chủ của Bourbon từ 1814 – 1830. Trong suốt những giai đoạn chuyển đổi chính phủ, nước Pháp đã chịu đựng hàng loạt khó khăn lớn về kinh tế, những phức tạp về ngoại giao, quân sự với nước ngoài. So với các quốc gia khác ở châu Âu, những vấn đề chính trị phức tạp lan rộng ở Pháp, tạo ra hàng loạt rối loạn về mặt tôn giáo, về mặt tinh thần trong đời sống xã hội.

Nước Pháp không giống với hầu hết các nước ở Tây và Bắc Âu vì Pháp đã từng là một quốc gia mạnh và tồn tại khá lâu đời. Trong thời kỳ cải cách, vai trò của nhà thờ Thiên chúa giáo La mã rất quan trọng và gần như độc quyền trong xã hội. Những người theo đạo Tin lành đã bị đẩy sang các nước khác như Đức, Anh hoặc Thụy sĩ. Những dấu hiệu của việc bài xích các tôn giáo khác ở Pháp đã có ở thời điểm đó. Trong khoảng thời gian này cách mạng Pháp nổ ra vào năm 1789 và sự phân chia giai cấp diễn ra trên quy mô toàn quốc, việc bất hòa giữa chính quyền và tôn giáo đã diễn ra , những vị trí lãnh đạo hàng đầu được giành cho tầng lớp quý tộc, những giám mục Thiên chúa giáo chỉ còn giữ những vị trí trung lưu trong xã hội. Quyền lực của nhà thờ đã bị hạn chế. Mặc dù, chính phủ cách mạng đưa ra tuyên bố về tự do tín ngưỡng vào ngày 6/12/1793 nhưng lại hạn chế quyền lực tối đa của nhà thờ, bằng chứng là nhiều vùng đất của nhà thờ bị xung vào công quỹ và một số nhà thờ đã bị đóng cửa. Những tác động của cách mạng và quyền lực của tôn giáo ở thời đó đã ảnh hưởng nhiều tới tư tưởng xã hội của A. Comte. Ông cho rằng niềm tin tôn giáo cần gắn liền với các học thuyết chính trị. Những người theo chế độ dân chủ tự do phản đối những người theo chế độ quân chủ Thiên chúa giáo cả về vấn đề trật tự xã hội lẫn đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, họ đều giống nhau ở quan điểm về việc đánh giá sự thành công của cách mạng 1789. Đó là việc hỗ trợ hay tăng cường quyền lực và cơ hội xã hội cho tầng lớp tư sản và chỉ cải thiện đôi chút điều kiện xã hội cho tầng lớp lao động. Đối với A. Comte, mục đích của xã hội học – một khoa học mới mà ông dự định thành lập phải là một khoa học nhằm tái tạo một tổ chức tinh thần thống nhất. Ông đã nhìn thấy trong tình trạng vô chính phủ sau cách mạng thông qua những tranh luận chính trị, tôn giáo, tư tưởng và giai cấp, ... Vì thế, ông mong muốn khám phá những quy luật có tính tự nhiên của tổ chức xã hội và những biến đổi xã hội. Đồng thời, ông tin rằng xã hội học sẽ kế tục quan niệm duy trì trật tự xã hội mà nhà thờ Thiên chúa giáo đã thất bại. Xã hội học dưới con mắt ông là một ngành học để dự báo một cách khoa học về những thiếu sót trong đời sống tinh thần của xã hội Pháp, chuẩn bị một kế hoạch chi tiết cho việc tái xây dựng nước Pháp cả về đạo đức xã hội lẫn tiến bộ xã hội. .

  1. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến tư duy khoa học của A.Comte
  2. Những luận thuyết xã hội học của A.Comte

Xem chi tiết tại đây

0