25/05/2018, 08:49

Quản lí,sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghịêp Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư tscđ là khâu đầu tiên trong quá trình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. căn cứ vào các dự án đầu tư ...

Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghịêp

Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư tscđ là khâu đầu tiên trong quá trình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. căn cứ vào các dự án đầu tư tscđ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể khai thác nguồn vốn đầu tư vào tscđ từ nhiều nguồn khác nhau như: lợi nhuận để lại tái đầu tư, từ nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách nhà nước tài trợ, từ nguồn vốn vay ngân hàng, từ thị trường vốn…mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm, nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau; vì thế trong khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định, các doanh nghiệp phải chú ý đa dạng hoá các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp. doanh nghiệp phải năng động nhạy bén và luôn đổi mới các chính sách, cơ chế tài chính của nhà nước để tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp có thể khai thác, huy động được các nguồn vốn cần thiết.

Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các tscđ hữu hình và vô hình ) và các loại hoạt động kinh doanh thường xuyên (sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp.

Do đặc điểm của tscđ và vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh song vẫn giữ được nguyên hình thái vất chất và đặc tính sử dụng ban đầu(đối với tscđ hữu hình) còn giá trị còn lại chuyển dịch dần dần vào giá trị sản phẩm. vì thế nội dung bảo toàn vốn cố định luôn bao gồm hai mặt hiện vật và giá trị.trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là cơ sở , tiền đề để bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị.

Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tscđ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó.điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát tscđ, thực hiện đúng quy chế sủ dụng, bảo dưỡng sủa chữa tscđ nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của tscđ , không để tscđ bị hư hỏng trước thời hạn quy định. mọi tscđ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo dõi riêng.cuối năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tscđ ; mọi trường hợp thừa,thiếu tscđ đều phải lập biên bản , tìm nguyên nhân và có biện pháp sử lý.

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được giá trị thực (sức mua) của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư bn đầu bất kể sự biến động giá cả, sự thay đổi của tỉ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Trong các doanh nghiệp nguyên nhân không bảo toàn vốn cố định có thể chia làm 2 loại: nguyên nhân chủ quan và khách quan.các nguyên nhân chủ quan phổ biến là:do các sai lầm trong quyết định đầu tư tscđ , do việc quản lý, sử dụng tscđ kém hiệu quả…các nguyên nhân khách quan thường là: do rủi ro bất ngờ trong kinh doanh (thiên tai, địch hoạ…), do tiến bộ khoa học kĩ thuật, do biến động của giá cả thị trường.

Một số biện pháp để bảo toàn và phát triển vốn cố định:

- phải đánh giá đúng giá trị của tscđ tạo điều kiện đánh giá chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô phải bảo toàn. điều chỉnh kịp thời giá trị của tscđ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao , không để mất vốn cố định.

Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu sau:

Đánh giá tscđ theo giá nguyên thuỷ(nguyên giá): là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để có được tscđ cho đến khi đưa tscđ vào hoát động bình thường như giá mua thực tế của tscđ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ,lắp đặt, chạy thử, lãi tiền vay đầu tư tscđ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng , thuế và lệ phí trước bạ nếu có…tuỳ theo từng loại tscđ hữu hình, tscđ vô hình, nguyên giá tscđ được xác định với nội dung củ thể khác nhau.

  • Ưuđiểm: cho doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư mua sắm tscđ ở thời điểm ban đầu.
  • Nhược điểm: do sự biến động của giá cả nên có thể dẫn tới sự khác nhau về giá trị ban đầu của cùng một loại tscđ nếu được mua sắm ở những thời kì khác nhau.

Đánh giá tscđ theo giá trị khôi phục(còn gọi là đánh giá lại): là giá trị để mua sắm tscđ ở tại thời điểm đánh giá. do ảnh hưởng cuả tiến bộ khoa học kĩ thuật, giá đánh lại thường thấp hơn giá trị nguyên thuỷ.

  • Ưu điểm: thống nhất mức giá cả của tscđ được mua sắm ở thời điểm khác nhau về thời điểm đánh giá.
  • Nhược điểm: rất phức tạp, do đó thường sang một số năm nhất định người ta mới đánh giá lại một lần.

Đánh giá tscđ theo giá trị còn lại: là phần giá trị còn lại tscđ chưa chuyển vào giá trị sản phẩm.giá trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu(gọi là giá trị nguyên thuỷ còn lại) hoặc giá đánh lại(gọi là giá trị khôi phục còn lại).

Ưu điểm:đánh giá giá trị còn lại tính theo nguyên giá cho phép thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá.từ đó giúp cho việc lựa chọn chính sách khấu hao để thu hồi số vốn đầu tư còn lại để bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh của mình.

Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao

phù hợp , không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.nguyên tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tscđ (cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi tscđ hết thời hạn sử dụng.ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách gỉa tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.vì vậy doanh nghiệp phải xem xét cụ thể mối quan hệ giữa chi phí sản xuất đầu vào và giá bán sản phẩm ở đầu ra để có chính sách khấu hao phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường, vừa đảm bảo thu hồi đủ vốn, vừa không gây nên sự đột biến tron giá cả.

Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tscđ hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. kịp thời thanh lý các tscđ không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tscđ chưa cần dùng.

Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tscđ, không để xảy ra tình trạng tscđ hư hỏng trước thời hạn sử dụng hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất.

Trong trường hợp tscđ phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc tính toán kĩ hiệu quả của nó. nếu chi phí sửa chữa tscđ mà lớn hơn mua sắm thiết bị mới thì nên thay thế tscđ cũ.

Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như : mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính…còn nếu tổn thất tscđ do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, ngoài các biện pháp trên cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp.

Phân cấp quản lý vốn cố định

Đối với các doanh nghiệp nhà nứơc do có sự phân biệt giữa quyền sở hữu vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp và quyền quản lý kinh doanh, do đó cần phải có sự phân cấp quản lý để tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.

Theo quy chế tài chính hiện hành các doanh nghiệp nhà nước được quyền:

  • Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả , bảo toàn và phát triển vốn.
  • Chủ động thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.
  • Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng.
  • Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kĩ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
  • Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. các hình thức đầu tư đó gồm: mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh và các hình thức đâu tư khác.

số vốn cố định ở đầu =nguyên giá tscđ - số tiện khấu hao luỹ kế

kì (hoặc cuối kì) đầu kì(hoặc cuối kì) ở đầu kì (hoặc cuối kì)

= + -

0