18/06/2018, 13:11

HOẠT BÁ NHÂN (1304 – 1386)

Hoạt Thọ, tự Bá Nhân, hiệu Anh Ninh Sinh, quê gốc ở Hứa châu, Tương Thành (nay là Hà Nam, Tương Thành). Triều Nguyên năm đầu, ông nội làm quan ở Giang Nam, từ Tương Thành dời nhà đến Nghi Chân (nay là Giang Tô, Nghi Chinh), Hoạt Thọ ra đời ở đây. Về già ông đến ở Dư Điêu (nay là Chiết Giang). ...

 Hoạt Thọ, tự Bá Nhân, hiệu Anh Ninh Sinh, quê gốc ở Hứa  châu, Tương Thành (nay là Hà Nam, Tương Thành). Triều Nguyên năm đầu, ông nội làm quan ở Giang Nam, từ Tương Thành dời nhà đến Nghi Chân (nay là Giang Tô, Nghi Chinh), Hoạt Thọ ra đời ở đây. Về già ông đến ở Dư Điêu (nay là Chiết Giang). Ông là danh y ở cuối đời Nguyên đầu đời Thanh. Ông thông minh hiếu học, thời niên thiếu đọc và nghiên cứu bách gia chư tử, có thể mỗi ngày đọc ngàn lời sách. Ông giỏi cả văn và thơ, tham gia khảo thí khoa cử chưa vừa lòng, bèn từ bỏ con đường làm quan để học y. Trước hết, ông theo danh y Vương Cư Trung học các điển tịch y học như ‘Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’, ‘Thương hàn luận’, tiến bộ nhanh. Sau ông theo học châm pháp (phép châm kim) với Đông Bình Cao ở Động Đương, học được hết y thuật của thầy. Vì vậy, ông chẳng những giỏi biện chứng dùng thuốc, mà còn có hiểu biết rất sâu về châm

cứu học. Lúc lâm sàng, ông thường dùng cả thuốc lẫn kim, trị lành rất nhiều bệnh nặng, danh vang một dãy Giang Tô, Chiết Giang, người đời bấy giờ tôn xưng ông là ‘thần y’. Ông đi đến đâu người ta tranh nhau để được tiếp nghe ông nói một lời để biết rõ việc sinh tử.

Về mặt học thuật, ông mươi phần tôn sùng ‘Nội kinh’ và ‘Nạn kinh’, nhìn nhận là các sách mà người học y phải đọc. Nhung trong hai sách ấy, ngôn ngữ giản lược mà ý nghĩa sâu kín, lại sách ra đời xa xưa, có nhiều khó khăn cho người mới học. Vì vậy, ông chủ trương rằng đọc sách người xưa, ắt trước tiên phải nắm vững cương lĩnh và hệ  thống của sách, rồi sau mới nghiên cứu tìm hiểu phần sâu hơn; làm như thế mới thu được hiệu quả là ra công ít, gặt hái nhiều. Và ông biên soạn ra hai bộ sách ‘Độc Tố Vấn Sao’, ‘Nạn Kinh Bản Nghĩa’ để giúp người sau đọc dễ hiểu hơn..

‘Độc Tố Vấn sao’ gồm 3 quyển, trong đó Hoạt Thọ căn cứ vào nội dung chủ yếu của ‘Tố Vấn’ qui nạp ra 12 loại (tạng tượng, kinh độ, mạch hầu, bệnh năng, nhiếp sinh, luận trị, sắc mạc, châm thích, âm dương, tiêu bản, vận khí, hối tụy) để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp  ‘nghiên cứu ‘Tố Vấn’ có lựa chọn’ của ông được coi là đầu tiên trong lịch sử, có ảnh hưởng tương đối lớn đối với y gia của hậu thế.

‘Nạn Kinh Bản Nghĩa’ gồm hai quyển, trong đó Hoạt Thọ từ gốc độ ‘Nạn Kinh’ gốc ở ‘Nội Kinh’, xuất phát, đem các thiên, các điều, chữ nghĩa ‘Kinh ngôn’, dựa theo ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khu’ khảo đính từng mục một, đồng thời tham khảo các bản chú thích từ đời Nguyên trở về trước, kết hợp với kiến giải của mình, tiến hành chú thích rõ ràng toàn diện. Vì có không ít kiến giải độc đáo, cho nên có ảnh hưởng tương đối lớn đến những bản chú giải về ‘Nạn kinh’. Liên tục hơn  600 năm sách này được y gia hậu thế xem trọng.

Về phương diện khảo đính kinh lạc, huyệt đạo, ông cũng có cống hiến lớn. Xem như trong quyển ‘Kỳ Kinh Bát Mạch’, hai mạch Nhâm, Đốc thống lĩnh các mạch âm dương trong thân thể con người có huyệt đạo riêng. Vậy nên ông nhận xét là phải xem ngang hàng với 12 kinh mạch. Sách vở về châm cứu học trước đây đều không đem hai kinh mạch này luận thuật chung với 12 kinh mạch. Vì vậy, ông dựa theo ‘Linh Khu, ‘Tố Vấn’, trong đó có tư liệu về kinh lạc, huyệt đạo, biên soạn một quyển ‘Thập Tứ Kinh Phát Huy’. Sách này ra đời có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển môn học châm cứu, chẳng những là sách mẫu mực cho những người học môn châm cứu trong nước, mà xa hơn như ở Nhật Bản, sách cũng được xem là ‘Tập Y Chi Căn Bản’ (sách cơ sở để học y), trở thành một loại sách ‘được truyền tụng trên đời’. .

Ông còn tinh thông mạch học, có viết một quyển ‘Chẩn gia khu yếu trong đó có nhiều chỗ kiến giải độc đáo, là một quyển sách tham khảo trọng yếu cho người học tập mạch chẩn.

Ông mất năm 1386, hưởng họ 82 tuổi

0