HỒNG NHẬN HẬU
HỒNG NHÂN HẬU Cây Hồng Nhân Hậu lấy tên từ một xã cũ của huyện Lý Nhân, nay có tên khác là xã Hoà Hậu. Nơi đây thiên nhiên đã phú cho không chỉ có giống chuối Ngự nổi tiếng thơm ngon mà còn có loại hồng không hạt mà ta thường gọi là hồng không hạt Nhân Hậu. Loại hồng không ...
HỒNG NHÂN HẬU
Cây Hồng Nhân Hậu lấy tên từ một xã cũ của huyện Lý Nhân, nay có tên khác là xã Hoà Hậu. Nơi đây thiên nhiên đã phú cho không chỉ có giống chuối Ngự nổi tiếng thơm ngon mà còn có loại hồng không hạt mà ta thường gọi là hồng không hạt Nhân Hậu. Loại hồng không hạt này vừa có quả to, hình dáng cân đối, khi chín màu đỏ chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da mỏng mịn căng tròn, không có một vệt nhăn hay rám đen trên mặt quả càng làm cho hình dáng quả thêm hấp dẫn. Khác với tất cả các loại hồng của địa phương khác, không chỉ ở hình dáng quả to, cân đối, đẹp mã mà đặc biệt loại hồng này bên trong không hề có hạt. Ngoài lớp “thịt” quả mềm còn có những nhân của hạt đã thoái hoá, trong như thạch phân bổ đều trong phần ruột quả. Khi ăn ta chỉ cần bóc nhẹ lớp vỏ mỏng như nilon bên ngoài mà vẫn giữ nguyên được hình khối của quả. Vừa đưa vào miệng, lớp thịt quả mềm đã tan ra ngọt lịm để lại những “nhân” giòn như thạch làm cho người thưởng thức có được cảm giác khác lạ mà không có một loại hồng nào có được.
Làm đất: nên đào hố trước khi trồng 1 tháng hố đào 60-60-60cm là tốt nhất, trộn đều một ít lớp đất mặt với một lượng 5kg phân chuồng, 2kg phân NPK cho xuống tầng sâu của hố trồng.
Trồng cây: Dùng dao hoặc kéo sắc rạch bỏ túi bầu bằng nilon, nhẹ nhàng đặt xuống hố đã đào từ trước, lấp đất lại, dùng cọc đứng định hình cho cây lên thẳng tránh hiện tượng gió làm cây đổ xiêu vẹo.
Tưới nước: Nước tưới đầy đủ khi cây mới trồng và cần tưới đầy đủ độ ảm cho cây khi cây mới trồng tránh hiện tượng cây thiếu nước.
Bệnh chảy gôm (Gloeosporium kaki)
Triệu chứng
- Bệnh hại chủ yếu trên thân, cành và quả. Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn nhỏ, màu nâu về sau hơi lõm xuống.
- Trên vết bệnh xì ra lớp mủ màu nâu đỏ. Cành bị bệnh nặng làm lá vàng và rụng, có thể khô chết. Quả bị bệnh rụng và thối.
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển
- Do nấm Gloeosporium kaki gây ra.
- Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25oC, xâm nhiễm vào cây qua các vết thương.
Biện pháp phòng trừ
- Cắt bỏ, tiêu huỷ các bộ phận cây bị bệnh.
- Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng. Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc trừ nấm gốc Đồng vào đầu và giữa mùa mưa phun đẫm lên cành và thân cây.
2.Bệnh đốm lá (Septobasidium sp)
Triệu chứng
- Bệnh xuất hiện từ khi cây bắt đầu ra lá non cho đến khi thu hoạch trái.
- Bệnh chủ yếu gây hại ở mặt dưới của lá, lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ, hình tròn, màu nâu đen. Bệnh nặng lan rộng toàn bộ lá làm giảm sự quang hợp, làm lá rụng.
- Bệnh xuất hiện trên quả: xuất hiện ở cuống quả có những đốm đen, bệnh nặng làm quả rụng.
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
- Do nấm Septobasidium sp. gây ra.
- Nấm gây hại trên các giống hồng nhưng gây hại nặng hơn ở các giống hồng giòn như hồng trứng láng, trứng lốc hơn là các giống hồng vuông.
- Bệnh hại nặng trên các vườn hồng chăm sóc kém, thoát nước kém trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
- Chọn các giống hồng có năng suất cao, phẩm chất khá, ít bị nhiễm bệnh.
- Hố trồng phải được chuẩn bị trước khi đặt cây con, xử lý hố trồng để tiêu diệt nguồn bệnh.
- Trồng cây với mật độ hợp lý, không trồng quá dầy.
- Tạo thông thoáng cho vườn cây khi cây giao tán.
- Bón phân đầy đủ, cân đối.