25/05/2018, 17:12

NHÃN MUỘN HÀ TÂY

Nhãn chín muộn Hà Tây là giống nhãn quý đã được Bộ Nông nghiệp cấp thương hiệu từ năm 2007. Giống nhãn này có chất lượng quả tốt: cùi dày, giòn, mọng nước, lượng đường cao. Nhãn chín muộn hơn so với các giống đại trà khác 50 ngày. Nhãn muộn hà tây là giống cây được ...

Nhãn chín muộn Hà Tây là giống nhãn quý đã được Bộ Nông nghiệp cấp thương hiệu từ năm 2007. Giống nhãn này có chất lượng quả tốt: cùi dày, giòn, mọng nước, lượng đường cao. Nhãn chín muộn hơn so với các giống đại trà khác 50 ngày. Nhãn muộn hà tây là giống cây được nhân giống vô tính, nên cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Cây giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây nhanh ra trái. Cây còn có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao. Nhìn chung dòng nhãn muộn Hà Tây có đặc điểm là cây khoẻ, tán lá hình bán cầu, lá xanh đậm, phiến lá rộng và mỏng, hoa to trung bình, phân nhánh dài; quả màu vàng sáng, vỏ mỏng, cùi dày, trắng trong, giòn, nhiều nước. Qua nghiên cứu đối chứng của Trung tâm khuyến nông quốc gia, Sở NN&PTNT Hà Tây cho thấy: Nhãn muộn Hà Tây có thể sinh trưởng, phát triển tốt tại nhiều vùng sinh thái khác nhau, năng suất cao, chất lượng quả ngon.

* Thời vụ:
- Hầu như nhãn đều có thể trồng vào tất cả các mùa trong năm. Nhưng cần chú ý nếu trồng vào mùa mưa thì phải thoát mước cho cây. Vì nếu mưa nhiều cây bị ngập nước và nghẹt rễ.
* Mật độ trồng:
Cây nhãn muộn được trồng theo hàng và cách nhau giữa các hàng là 6m. Khoảng cách giữa 2 cây nhãn là từ 5 – 6m. Theo mật độ này thì có thể trồng 300 – 350 cây/ha.
* Làm đất:
Cũng giống như những loại cây trồng khác, trước khi trồng nhãn muộn cần tiến hành làm đất cho cây. Nhãn được trồng vào hố. Hố đào thường là hình vuông, tỉ lệ 60 x 60 x 60 cm hoặc 80 x 80 x 80 cm.
* Bón phân:
Để cây phát triển và sinh trưởng tốt cần bón lót cho cây. Kết hợp phân chuồng và phân hữu cơ để cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Bón 20 - 25kg phân chuồng hoai + 1 - 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 - 10 - 3 - 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.
* Cách trồng cây:
- Tốt nhất nên chọn điều kiện thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm để trồng.
- Khi trồng dung một con dao nhỏ và sắc để rạch bỏ túi của bầu. Chú ý không được làm vỡ bầu đất.
- Đặt cây trồng ngay ngắn vào giữa hố. Lấp đất cho cây, lấp ngang đến cổ rễ.
-Trồng xong cần tưới nước ngay để tránh mất nước.

* Bọ xít:
- Gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây ra hoa và quả non. Chúng xuất hiện từ tháng 2 - 3 và gây hại mạnh nhất vào tháng 4 - 6.
- Phòng: Dùng thuốc Cemerin 50EC phun khi hoa chuẩn bị nở, phun lại sau đó 1 tuần.
- Trị bệnh: Sử dụng các loại thuốc để phòng trừ: Sherpa 0,2 - 0,3% hoặc Trebon 0,15 - 0,2% và phun vào giai đoạn bọ xít non là có hiệu quả nhất. Ngoài ra có thể rung cây vào ban đêm để bắt bọ xít trưởng thành qua đông vào tháng 12 và tháng 1.
* Bệnh thán thư:
- Gây hại chủ yếu trên chùm hoa và quả làm cho quả rụng hoặc chậm lớn.
- Dùng thuốc Ridomil phun khi hoa chưa nở.
* Bệnh sương mai:
- Bệnh xuất hiện và gây hại tập trung vào thời kỳ ra hoa và quả non làm chùm hoa biến màu, thối quả và rụng.
- Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học để phun phòng: Rhidomil MZ 0,2%, Boocdo 1%, Oxyclorua đồng 0,2 - 0,3%. Phun lần 1 khi cây ra giò và phun lần.

0