24/05/2018, 14:40

Hội nhập WTO

Hội nhập kinh tế quốc tế theo quan điểm thông thường được hiểu là quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương và đa phương toàn cầu ngày nay đa dạng hơn cao hơn, đồng bộ hơn trong ...

Hội nhập kinh tế quốc tế theo quan điểm thông thường được hiểu là quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương và đa phương toàn cầu ngày nay đa dạng hơn cao hơn, đồng bộ hơn trong các lĩnh vực kinh tế quốc gia và kinh tế quốc tế.

Theo quan điểm rộng rãi thì hội nhập kinh tế là: sự gắn kết của một nước và các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo quy định chung của khối.

Hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có sự tự do hoá thương mại được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho mỗi quốc gia, đa số các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh nền kinh tế của mình theo hướng mở cửa, giảm và hơn nữa là tháo rỡ các rào cản thương mại làm cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá và lưu thông các nhân tố sản xuất ngày càng thuận lợi hơn, để tránh bị rơi vào tình trạng tụt hậu hầu hết các nước trên thế giới ngày càng nỗ lực hội nhập vào xu thế chung để tăng cường sức mạnh kinh tế.

Hiện nay xu thế hoà bình, hợp tác để cùng phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và các nước trên thế giới, các nước này đều có môi trường hoà bình, ổn định và thực hiện chính sách mở cửa các nền kinh tế ngày càng gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, các thể chế đa phương trên thế giới và khu vực có vai trò ngày càng tăng cùng với sự phát triển của ý thức độc lập tự chủ, tự lực của các dân tộc.

Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại, cuộc cách mạng KTKT đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ những tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là lĩnh vực thông tin đã đưa các quốc gia tiến lại gần nhau hơn dần đến sự hình thành của mạng lưới toàn cầu, trước biến đổi to lớn về khoa học công nghiệp này, tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và dỡ bỏ hàng rào thuế quan làm cho việc trao đổi hàng hoá, di chuyển vốn, lao động và các kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế mở rộng và phát triển.

Tiếp tục kế thừa những mục tiêu nêu ra trong lời nói đầu của CĐTT là: nâng cao đời sống nhân dân ở các nước thành viên đảm bảo việc làm và tăng trưởng kinh tế, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Đồng thời WTO còn thực hiện thêm 3 mục tiêu sau:

  • Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá, dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
  • Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế, đảm bảo cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước kém phát triển được hưởng lợi ích thực sự từ tăng trưởng thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
  • Nâng cao mức sống tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
  • Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương, giám sát, tạo thuận lợi, kể cả việc định giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế.
  • Tạo điều kiện cho việc tiến hành các vòng đàm phán đa phương trong khuôn khổ WTO hoặc theo quyết định của hội nghị cấp bộ trưởng.
  • Thực hiện giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương.
  • Là cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên, thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO.
  • Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ngân hàng thế giới (WB) trong việc hoạch định chính sách, dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.

WTO được điều hành bởi các nước thành viên, tất cả các quyết định đều do các nước thành viên đưa ra thông qua nguyên tắc đồng thuận, về vấn đề này quyền hạn của WTO còn do ban giá đốc hoặc 1bộ phận đứng đầu như ở tổ chức quốc tế khác như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay ngân hàng thế giới (WB), do vậy khi có quyết định với chính sách của 1 quốc gia thì đó là kết quả của quá trình đàm phán giữa các nước thành viên, lợi ích của nguyên tắc này hiển nhiên là các quyết định sẽ đảm bảo lợi ích cho tất cả các nước thành viên, nhưng việc đạt được nhất trí của 148 nước là 1 quá trình lâu dài.

0