23/05/2018, 15:02

Hỏi đáp về ấp trứng gia cầm P2

Tại sao một số gia cầm con khi nở ra có hiện tượng khoèo chân, hở rốn? Do nhiệt độ trong máy ấp không phù hợp, có thời điểm cao quá (cao hơn 38°C), có thời điểm thấp quá (thấp hơn 38°C) ở giai đoạn sau của quá trình ấp và trong thời gian nở. Do xếp trứng ngược đầu nhỏ lên trên. Do dinh dưỡng ...

Tại sao một số gia cầm con khi nở ra có hiện tượng khoèo chân, hở rốn?

Do nhiệt độ trong máy ấp không phù hợp, có thời điểm cao quá (cao hơn 38°C), có thời điểm thấp quá (thấp hơn 38°C) ở giai đoạn sau của quá trình ấp và trong thời gian nở.

Do xếp trứng ngược đầu nhỏ lên trên.

Do dinh dưỡng của đàn bố mẹ không phù hợp.

Do thức ăn của đàn bố mẹ bị thiếu vi chất, bị mốc hoặc nhiễm độc tố.

Do đàn bố mẹ bị ảnh hưởng của việc dùng thuốc thú y không phù hợp:

dùng sai thuốc.

dùng liều lượng thuốc cao hơn nhà sản xuất hướng dẫn.

Tại sao nhiêu gia cầm con nở ra bị dính bẩn?

Ẩm độ cao quá trong máy ấp, máy nở làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, gia cầm con khi mổ vỏ không nở ra được chảy ra rất nhiều dịch nhầy làm dây bẩn sang gia cầm khác (xem ảnh minh họa dưới đây)

Gia cầm nở

Trứng thối không được loại bỏ, khi nổ trong khay nở làm dây bẩn sang các quả trứng khác và gia cầm con.

Đàn bố mẹ bị mắc các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, hen, bệnh do E. coli.

Tỷ lệ chết và hao hụt cao của gia cầm con trong tuần tuổi đầu do các nguyên nhân nào gây ra?

Nhiệt độ nuôi úm quá thấp (dưới 20°C) làm cho gia cẩm con bị nhiễm lạnh, sức đề kháng giảm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Gia cầm con đã bị nhiễm bệnh ngay từ cơ sở ấp hoặc nhiễm các bệnh truyền dọc từ mẹ sang (bệnh thương hàn, Hen).

Gia cầm nở kéo dài, những con nở trước đã bị mất nước và kiệt sức.

Cho gia cầm con ăn và uống quá muộn, dẫn đến bị mất nước, khô chân.

Cho ăn trước khi cho uống.

Quá trình vận chuyển quá dài, hoặc trong khi vận chuyển gia cầm bị lạnh quá hoặc nóng quá (Nhiệt độ phù hợp cho vận chuyển gia cẩm con mới nở là 28-32°C).

Trứng như thế nào là đạt tiêu chuẩn trứng giống?

Được lấy từ đàn gia cầm bố mẹ đảm bảo tiêu chuẩn giống, được nuôi dưỡng theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ trống/mái theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại gia cầm hoặc từng giống.

Có khối lượng phù hợp với tiêu chuẩn giống, không to hoặc nhỏ quá. Lưu ý khối lượng trứng phụ thuộc vào loài và giống, xem ví dụ ở bảng dưới đây:

TT Giống gia cầm Khối lượng trứng (g)
1 Gà Ri 45-48
2 Gà Lương Phượng 53-58
3 Gà Hyline Brown 60-65
4 Vịt Triết Giang 55-60
5 Vịt Bầu 75-80

Có hình dạng, màu sắc đặc trưng của giống, không dị hình.

Vỏ không bẩn, không sần sùi, không mỏng hoặc dày quá.

Không có vết máu, không có bọt khí, không bị rạn nứt.

Có phải đàn gia cầm bố mẹ quá béo/mập sẽ làm cho tỷ lệ nở thấp không? Tại sao?

Đúng! Gia cầm trong giai đoạn nuôi hậu bị quá béo sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và sinh sản sau này do cơ quan sinh dục bị bao bọc bởi các lớp mỡ. Trứng đẻ ra thường có khối lượng nhỏ (không đủ dinh dưỡng để nuôi phôi) làm cho tỷ lệ ấp nở không cao.

Làm thế nào để có thể thu được nhiêu trứng sạch?

Luôn luôn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

Đảm bảo đủ ổ đẻ, đặt ở các vị trí thích hợp (nơi yên tĩnh, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, dễ cho gia cẩm mái nhìn thấy).

Luyện cho gia cầm mái cách lên ổ để hạn chế thấp nhất việc đẻ trứng trên nền chuồng.

Đệm lót ổ đẻ phải giữ luôn khô, sạch, tránh ẩm ướt, dính phân và đất bẩn.

Thu nhặt trứng thường xuyên (trung bình 4 lần/ngày) và xếp vào khay sạch.

Khi xếp trứng vào khay cần chú ý xếp đẩu to hướng lên trên.

Không nên cho trứng vào rổ vì dễ bị dập vỡ.

0