CHU QUĂNG
Chu Quăng có tên tự là Dực Trung, hiệu Vô Cầu Tử, người đời Tống, Ô Trình (nay là Ngô Hưng, Chiết Giang), một danh y đời Tống, tác giả quyển ‘Nam Dương Hoạt Nhân Thư’. Ông là con nhà quan. ông nội là Chu Thừa Dật, từng giữ chức Hồ Châu Khổng mục; cha là Chu Giám, năm đầu niên hiệu Hoàng ...
Chu Quăng có tên tự là Dực Trung, hiệu Vô Cầu Tử, người đời Tống, Ô Trình (nay là Ngô Hưng, Chiết Giang), một danh y đời Tống, tác giả quyển ‘Nam Dương Hoạt Nhân Thư’. Ông là con nhà quan. ông nội là Chu Thừa Dật, từng giữ chức Hồ Châu Khổng mục; cha là Chu Giám, năm đầu niên hiệu Hoàng Hựu - (l049), đỗ tiến sĩ, chúc Thụ điện Trung thừa; bản thân ông cũng bác học đa văn, có tiếng thông Nho, niên hiệu Nguyên Hựu thứ 3 (l088), đỗ tiến sĩ cập độ, từng giữ các chức: Hùng Châu Phòng ngự thôi, Tri Đặng Châu Lục sự, Phụng nghị lang (nhân chức quan này mà người ta gọi ông là Chu Phụng nghị). Nhung ông không thích làm quan, mạnh dạn xin từ quan về ở Tây Hồ, Hàng Châu, phóng Đại ấn để viết sách uống rượu mua vui, đồng thời làm thầy thuốc cứu người, tự hiệu là Đại Ẩn ông.
Y thuật của ông cao minh, đối với bệnh thương hàn càng thêm tinh thâm. Thái thú Nam Dương, Thịnh Thứ Trọng bệnh thương hàn, rước Chu Quăng xem mạch. Ông chẩn mạch xong, nói: ‘Đây là bệnh dùng thang Tiểu Sài Hồ’. Lại dặn uống làm ba lần. Ngoi bệnh uống xong, đến chiều thấy đầy bụng, không khỏe, mời ông đến xem mạch lại ông lấy thuốc đã uống xem xét thì ra là Tiểu Sài Hồ Tán. Ông nói: ‘Người xưa chế thuốc thứ nào nút nước thì mài ra, nấu lấy nước trong mà uống, gọi là thang (canh), cho nên vào được kinh mạch tấn công bệnh cho mau; nay lại là tán (thuốc bột), ứ đọng tại hoành cách mô cho nên đầy bụng’. Rồi ông đích thân nấu thuốc, dặn bệnh nhân uống hai lần. Trong đêm bệnh nhân bình an.
Ông chuyên tâm lặng lẽ nghiên cứu quyển ‘Thương Hàn Luận’ trên 20 năm, viết
nên bộ 'Vô Cầu Tử Thương Hàn Bách Vấn’ gồm 3 quyển, ra đời trong niên hiệu Đạo
Quan. Sau lại tăng bổ thành 20 quyển, nhân vì Trọng Cảnh là người Nam Dương nên cải tên là ‘Nam Dương Hoạt Nhân Thư’. Năm đầu niên hiệu Chính Hòa (1111), ông dâng sách lên triều đình, được ban khen và sách được in ngay để ban hành; đồng thời triều đinh phong ông chức Y học Bác sĩ. Năm cuối niên hiệu Chính Hòa (1115), mùa thu, vì phê bình thẳng thừng thời sự, bị giáng chức, đi xa kinh thành. Qua năm sau, ông lại được triệu về Kinh giữ chức Phụng lang đề điểm, Động Tiêu cung. Không lâu sau, ông từ quan về ở ẩn.
Sách ‘Nam Dương Hoạt Nhân Thư', còn có tên là ‘Loại Chứng Hoạt Nhân Thư' là
sách nghiên cứu về ‘Thương hàn luận’ tương đối sớm nhất. Bản lưu hành hiện nay
gồm 22 quyển. Sách này dùng lời văn thông thường đặt những câu hỏi và câu 'trả lời
giúp người ta dễ học, dễ thực hành, thật có công rất lớn trong việc phổ biến học thuyết Trọng Cảnh. Đối với công việc nghiên cứu ‘Thương hàn luận’, ông còn có nhiều phát minh, là ngươi đầu tiên đề xuất dùng kinh mạch luận bệnh chứng của sáu kinh. Ở mặt trị liệu, ông ghi chép các phương thuốc từ đời Hán trở về sau để bổ sung khuyết điểm của sách Trọng Cảnh ‘chứng bệnh nhiều mà phương thuốc ít’. Vì vậy mà ruộng Trương Siển đã nói trong bài tựa sách ‘Loại Chứng Hoạt Nhân Thư’: ‘Có được sách này, tuy ở xứ đường sá khó đi, tuy ở dọc đường lúc vội vàng, gặp bệnh có thể biết chứng, rồi biết phương thuốc, dễ như trở bàn tay, và người thiên hạ sẽ không còn chết vì bệnh thương hàn, ích lợi của sách không thể còn ngờ gì nữa!’ Hứa Thúc Vi cũng nói: ‘Bệnh thương hàn, chỉ có ‘Hoạt nhân thư' là tốt nhất, đủ nhất, dễ hiểu nhất’. Ngươi đời Thanh, Từ Đại Quán nói: ‘Sách người Tống (chỉ Chu Quăng) phát minh được ‘Thương hàn luận’, giúp người nắm được vấn đề vì rất dễ hiểu, có công lớn với Trọng Cảnh, phải kể ‘Hoạt nhân thư’ là hạng nhất’. Trên đây là lời người đời sau đánh giá cao Chu Quăng đã nghiên cứu ‘Thương hàn luận’.