18/06/2018, 13:11

CHU TIÊU (? – 1425)

Chu Tiêu là con trai thứ năm của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương, không rõ sinh năm nào. Niên hiệu Hồng Vũ năm thứ 3 (1370), Chu được phong Ngô Vương; năm thứ 11, cải phong Châu Vương. Niên hiệu Hồng Hy năm đầu (1425) qua đời, thụy hiệu Châu Định Vương. Chu Tiêu hiếu học, hay chép thi phú, đã ...

Chu Tiêu là con trai thứ năm của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương, không rõ sinh năm nào. Niên hiệu Hồng Vũ năm thứ 3 (1370), Chu được phong Ngô Vương; năm

thứ 11, cải phong Châu Vương. Niên hiệu Hồng Hy năm đầu (1425) qua đời, thụy hiệu Châu Định Vương.

Chu Tiêu hiếu học, hay chép thi phú, đã sáng tác ‘Nguyên Cung Từ’ 100 chương. Ngày thường, Chu để ý y dược. Niên hiệu Hồng Vũ, năm Canh Ngọ (1390), Chu ngụ cư ở Điên Đương (nay là Vân Nam, Điên Trì). Vì thấy ở đấy sơn lam chướng khí làm

cư dân nhiễm bệnh rất nhiều, lại không có thầy thuốc giỏi, ông bèn tuyển chọn sao lục những phương thuốc xưa và những phương gia truyền có hiệu nghiệm, ra lệnh cho lương y của phủ Lý Hằng tập trung các tư liệu ấy chép thành một sách ‘Châu Phủ Tụ Trân Phương’ (tụ: tay áo -> sách ở tầm tay), lại gọi là ‘Tụ Trân Phương Đại Toàn’, chia làm 81 môn, gồm 377 phương thuốc. Ông ở phủ Khai Phong 8 năm, ở đấy, đất đai rộng phẳng, cây cỏ tạp tươi tốt nhưng hạn lụt mất mùa nhiều. Để giúp cứu đói trong những năm mất mùa, ông xem qua các sách của tiền nhân, phỏng vấn các vị cao tuổi trong dân, tìm kiếm rễ, cọng, hoa, trái, mầm non của cây cỏ cả 414 giống loại, đều vẽ hình thuyết minh, viết thành một quyển ‘Cứu Hoang Bản Thảo’ cho ra đời vào niên hiệu Vĩnh Lạc năm thứ 3 (1405). Sách này ghi chép bản thảo 138 loại do

tiền nhân để lại, còn lại 276 loại do Chu Tiêu mới phát hiện. Sách chẳng những có tác dụng tích cực cứu hoang cứu đói thời xưa, mà còn ở một trình độ nhất định, phong phú hóa nội dung ngành bản thảo học, cung cấp tư liệu phong phú cho đời sau trong việc nghiên cứu thực vật có thể dùng để ăn.

Chu Tiêu lại cùng với Giáo thụ Đằng Thạc, Trưởng sử Lưu Thuần cộng đồng thu thập các phương thuốc xưa nay, khảo chứng luận thuật, biên soạn thành một bộ sách các phương thuốc lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, bộ ‘Phổ Tế Phương’.

Các phương thuốc tốt, kinh nghiệm từ xưa có thể nói đều có đủ trong sách này. Về sau, Lý Thời Trân khi soạn ‘Bản Thảo Cương Mục’, các phương thuốc phụ lục phần nhiều lấy ở sách này. ‘Phổ Tế Phương’ ra đời lần đầu vào niên hiệu Vĩnh Lạc năm thứ 4 (1406), bản khắc chữ đầu tiên đã sớm thất lạc. ‘Tứ Khố Toàn Thư’ căn cứ vào các bản còn sót lại trong dân, thu gom chép lại đực trọn bộ. Số lượng phương thuốc của sách này rất lớn, ghi chép tư liệu phong phú, có thể nói đây là tổng kết các phương tễ từ đời Minh trở về trước, thật là một bộ sách tham khảo trọng yếu để nghiên cứu phương tễ học và chỉ đạo các loại trị liệu lâm sàng của Trung y.

0