Hình ảnh một số bảo vật quốc gia Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) trong số đó bao gồm các cổ vật : Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn), trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn), thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn), tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn), cây đèn ...
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) trong số đó bao gồm các cổ vật :
Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn), trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn), thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn), tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn), cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn), trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn), ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” (thời Trần), bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê Sơ)-Bảo tàng lịch sử quốc gia
Tượng Phật Đồng Dương (Văn hóa Chăm Pa); Tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế) (Văn hóa Chăm Pa) ; Tượng Thần Vishnu (Văn hóa Óc Eo); Tượng Phật Lợi Mỹ (Văn hóa Óc Eo); Tượng Thần Surya (Văn hóa Óc Eo)- Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh;
Tượng Bồ tát Tara (Văn hóa Chăm Pa); Đài thờ Mỹ Sơn E1 (Văn hóa Chăm Pa, ); Đài thờ Trà Kiệu (Văn hóa Chăm Pa)- Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng.
Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh); Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh); Bộ Cửu vị thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế); Bộ Cửu đỉnh (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế)
Dưới đây là một số hình ảnh bảo vật quốc gia Việt Nam
Trống đồng Cảnh Thịnh không chỉ lạ về hoa văn mà đặc biệt hơn là được tạo ra ở thời kỳ mà tưởng như kỹ thuật đúc đã thất truyền. Một giá trị đặc biệt của trống là phần tư liệu – một bài minh dài 272 chữ được khắc trên thân trống. Nội dung của bài minh nói về bà Nguyễn Thị Lộc, là vợ của Tổng Thái giám Giao quận công thuộc năm Vĩnh Hựu thứ 2 đời Vua Lê Ý Tông (1736) góp công lập chùa Linh Ứng (nay là Chùa Nành), cùng những lời dẫn đến việc đúc trống để thờ cúng, tu bổ chùa. Ngoài ra minh văn còn cho biết trống được đúc vào ngày lành tháng 4 năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Thịnh đời Vua Nguyễn Quang Toản (1800), xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).
Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là bảo vật được tìm thấy trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm, nằm trong số những hiện vật độc bản. Mặc dù nghề gốm Việt Nam có rất nhiều các tuyệt tác, nhưng, so với nhưng hiện vật được ta lưu giữ và biết tới thuộc các bộ sưu tập trong nước, đây thực sự là Bảo vật quốc gia. Giá trị của hiện vật không chỉ xứng đáng với danh hiệu trên về mặt thời gian, và kỹ nghệ làm gốm. Những nét vẽ thiên nga mang đậm hồn Việt chính là điểm khẳng định giá trị của chiếc bình.
Môn hạ sảnh ấn được coi là quả ấn đồng cổ nhất có niên đại rõ ràng nhất ở Việt Nam. Cổ vật này có kích thước: Cao: 8,5cm; Dài: 7 cm; Rộng: 7 cm; trọng lượng: 1,4kg. Ấn được đúc vào ngày 23/5 năm Long Khánh thứ 5 đời vua Trần Duệ Tông (1377). Chiếc ấn đồng Môn Hạ Sảnh ấn đúc vào năm 1377 được dùng để đóng trên những văn bản hành chính quan trọng của triều đình bắt đầu từ đời Trần Phế Đế về sau. Môn Hạ Sảnh ấn là chiếc ấn đồng có nội dung rõ ràng nhất, niên đại cụ thể nhất liên quan đến lịch sử hành chính trung ương triều Trần.
Cách đây hơn 2000 năm, một vị già làng và đồ vật của ông ta đã được an táng tại khu mộ ở Lạch Trường, bên bờ biển Đông. Sau hàng nghìn năm, khi các nhà khảo cổ tìm thấy ngôi mộ này cùng với “Cây đèn hình người quỳ” đã mang tới câu hỏi lớn về nguồn gốc, ý nghĩa của nó. Đã có nhiều nghiên cứu, nhiều lời lý giải, nhưng, “Cây đèn hình người quỳ” vẫn mang ánh hào quang của bí ẩn, khó hiểu như nụ cười của người đàn ông trên thân đèn.
Khối tượng hai người cõng nhau thổi khèn thuộc dòng tượng tròn, được đánh giá là sinh động nhất trong những khối tượng đã được phát hiện từ trước đến nay. Tượng có chiều cao 8,5cm và rộng: 9,5cm do nhà khảo cổ học người Thụy Điển Olov. Janse phát hiện trong một ngôi mộ gạch lớn. Toàn khối tượng tả thực với nhiều chi tiết khá phức tạp. Tượng là hình ảnh về sinh hoạt âm nhạc dân tộc, được đánh giá là sinh động nhất của nghệ thuật biểu diễn, phản ánh hiện thực nhất trong số những khối tượng được các nhà nghiên cứu phát hiện từ trước đến nay.
Thạp đồng Đào Thịnh là chiếc thạp có kích thước lớn nhất từ trước tới nay. Trong thạp có chứa một thạp đồng nhỏ có mảnh gỗ mục đậy lên trên, bên cạnh có một số cục xỉ đồng và một ít xương người. Cho đến nay ngoài thạp Đào Thịnh, chưa có một chiếc thạp nào có được kích thước, kiểu dáng và đề tài trang trí độc đáo tiêu biểu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Thạp đồng Đào Thịnh được coi như một hiện vật nghệ thuật cổ độc nhất vô nhị bởi nó chính là bản thông điệp của quá khứ gửi cho thế hệ mai sau về cuộc sống vật chất và quan niệm phồn thực của cư dân Đông Sơn khi xã hội chưa có chữ viết.
Vào khoảng tháng 3 năm 1937, trong khi đào mương, nhân dân xóm Nội Thôn, làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình (nay là Hà Nội) đã tìm thấy trống Hoàng Hạ ở độ sâu 1,5m trong lòng đất. Trống đồng Hoàng Hạ là loại trống H1 điển hình, kiểu dáng, đề tài hoa văn trang trí độc đáo còn khá nguyên vẹn. Trống đồng Hoàng Hạ có kích thước lớn là một tiêu bản đặc biệt được xếp vào cùng nhóm trống đồng Ngọc Lũ, nhóm trống đặc trưng tiêu biểu nhất
Trống Ngọc Lũ được phát hiện vào khoảng năm 1893 – 1894, tạihữu ngạn sông Hồng. Đây là chiếc trống có kích thước lớn, hình dáng cân đối và đặc biệt có hoa văn trang trí đẹp nhất trong số những trống Đông Sơn được biết.
Xem thêm một số bảo vật của vương triều Nguyễn
Từ trái qua phải: Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” bằng vàng ròng nặng 8,5 kg, đúc năm Minh Mạng 8 (1827); ấn ngọc “Đai Nam Thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” của triều Nguyễn; ấn “Quốc gia tín bảo” đúc bằng vàng, nặng gần 5 kg vào niên hiệu Gia Long.
Kiếm vàng triều Nguyễn thế kỷ 19 (bên trên) và kiếm vàng “An dân bảo kiếm” năm Khải Định (1916-1925) ở bên dưới.
Đài thờ toàn bộ làm bằng vàng triều Nguyễn, niên hiệu Minh Mạng thứ 20 (1840).
Bộ trâm cài đầu bằng vàng ròng và bạc thời chúa Nguyễn thế kỷ XVIII.
Cuốn sách vàng chế tác năm Gia Long thứ 5 (1806) có trọng lượng 2,1 kg.
……
biết đâu trong danh sách sẽ có thêm bảo vật quốc gia đặc biệt này
Tổng hợp