18/06/2018, 15:32

Xem xét Lý Phật Mã (1028-54) và Lý Nhật Tôn (1054-72) trong Việt sử lược và Đại Việt sử kí toàn thư

Bài viết của tác giả K. W. Taylor dã nêu được một điểm nổi bật về vai trò của Vua Lý Nhật Tôn, nhưng đồng thời cùng mở ra một số nghi vấn cần phải được khảo sát sâu xa hơn- Ngô Bắc dịch và chú giải Tượng tạc một vị vua triều Lý: nguồn: Southeast Asia: A Concise History, nhà xuất bản ...

Bài viết của tác giả K. W. Taylor dã nêu được một điểm nổi bật về vai trò của Vua Lý Nhật Tôn, nhưng đồng thời cùng mở ra một số nghi vấn cần phải được khảo sát sâu xa hơn- Ngô Bắc dịch và chú giải

Vua Ly

Tượng tạc một vị vua triều Lý: nguồn: Southeast Asia: A Concise History, nhà xuất bản Thames and Hudson, London, 2000

Bài khảo luận này được viết cho một cuộc hội thảo để vinh danh Giáo Sư O. W. Wolters trong kỳ họp năm 1985 của Hôi Nghiên Cứu Á Châu (Association for Asian Studies) tại thành phố Philadelphia.  Mặc dù tôi chưa bao giờ là một học trò chính thức của Giáo Sư Wolters, ông, hơn bất kỳ ai khác, đã có ảnh hưởng trên sự suy nghĩ của tôi về tài nghề, cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành, của ngành lịch sử Đông Nam Á.  Trong bài khảo luận này, tôi thử một áp dụng nhỏ vào lãnh vực quan tâm của chính tôi các cái nhìn sắc sảo và các phương pháp học mót từ Giáo Sư Wolters, nhờ đó hy vọng được nhìn nhận, dù [tài nghệ] non nướt tới đâu, cho sự tán thưởng và kính phục của tôi. 

     Tôi tri ân nhiều nhất về loạt bài viết của Giáo Sư Wolters trong ít năm qua phát sinh từ công việc nghiên cứu của ông trên các tài liệu Việt Nam.  (1) Giáo Sư Wolters đã khảo sát khung cảnh ghi chép sử ký suốt đời nhà Trần, trong thế kỷ thứ mười ba và mười bốn, và khi khảo sát như thế đã chỉ ra các đường lối để đọc thơ văn và các biên niên sử của lớp người cầm quyền triều đại nhà Trần và cách thức theo đó các thông in từ triều đại nhà Trần được bào tồn. 

     Tôi quan tâm đến triều đại nhà Lý thuộc thế kỷ thứ mười một và mười hai, ngay trước triều đại nhà Trần, và tôi đã từng và tiếp tục bị bối rối bởi các sự bí ẩn của việc chép sử.  Nơi đây tôi muốn thảo luận về một điều huyền bí như thế để xem là liệu những gì mà Giáo Sư Wolters đã viết có thể gợi ý cho một sự giải đáp hay không. 

     Điều bí ẩn là làm thế nào để biện giải cho sự đối xử khác biệt rõ rệt đối với hai nhà vua nổi bật nhất của triều đại nhà Lý bởi hai bộ sử biên niên Việt Nam còn tồn tại.  Tôi đã nhận thấy sự khác biệt này vài năm trước đây, và khi đó tôi đã để nó sang một bên bởi tôi chưa chuẩn bị để theo đuổi nó.  Nhưng việc đọc được một số công trình nghiên cứu gần đây của Giáo Sư Wolters đã gợi hứng cho tôi trở lại chủ điểm này với một loạt các giả định mới và một phương pháp được xác định một cách rõ ràng. 

     Vấn đề ở đây lớn hơn thời trị vì của hai nhà vua, bởi nó liên hệ đến sự luận giải lần lượt của hai bộ sử biên niên đối với toàn thể triều đại nhà Lý và thời đại trước nhà Lý, song chính trong thời trị vì của hai vị vua này mà sự tương phản nổi bật nhất; đây đúng là nơi thích hợp để bắt đầu một sự phân tích. 

     Tôi xin phép được giới thiệu về hai nhà vua trước khi tiến tới hai bộ sử biên niên.  Lý Phật Mã (miếu hiệu sau khi thăng hà là Lý Thái Tông) là con trai của Lý Công Uẩn sinh năm 1000 tại Hoa Lư, một kinh đô nhỏ tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.  Đây là sinh quán của Đinh Bộ Lĩnh, người trong thập niên 960 đã thống nhất Việt Nam và thiết lập một loại thẩm quyền chính trị mới, “mang tính bản xứ nhiều hơn” tại Việt Nam, khác biệt với loại hướng đến trung tâm Trung Hoa vốn được thừa hưởng từ các thế kỷ trước dưới sự đô hộ của người Trung Hoa.  Đinh Bộ Lĩnh đã được kế ngôi, trong năm 980, bởi Lê Hoàn, kẻ đã đánh bại mưu toan của Tống Thái Tông (Sung T’ai Tsung) nhằm tái chinh phục đât Việt.  Lý Công Uẩn, một người được đỡ đầu bởi các thế lực tu viện rõ ràng đã chế ngự trung tâm văn hóa và hành chánh cổ xưa tại đồng bằng sông Hồng, phất lên từ Hoa Lư và trở thành vị chỉ huy thị vệ hoàng cung và, trong năm 1009, sau sự từ trần của người kế ngôi cũng là con trai thất nhân tâm của Lê Hòan, đã được lập làm vua với sự đồng tình của mọi người.  Lý Công Uẩn (được nhớ đến sau khi mất với miếu hiệu Lý Thái Tổ) đã từ bỏ Hoa Lư và đặt kinh đô của ông tại trung tâm hành chánh cũ từ thời lệ thuộc nhà Đường (Hà Nội ngày nay), đặt lại tên là Thăng Long. 

     Mặc dù Lý Công Uẩn là “nhà sáng lập” ra triều đại nhà Lý và trị vì trong gần hai mươi năm, các sử liệu có khuynh hướng đặt ông hơi khuất dưới bóng của người con và cháu nổi tiếng của ông, Lý Phật Mã và Lý Nhật Tôn (được nhớ sau khi băng hà với miếu hiệu Lý Thánh Tông).  Tương tự, tất cả các nhà vua sau này nhiều lắm có vẻ chỉ là các phản ảnh mờ nhạt của Lý Phật Mã và Lý Nhật Tôn.  Trong khi Lý Công Uẩn và các vị vua Lý về sau được hình dung trong các sử liệu như phần lớn lệ thuộc vào các đại thần cố vấn của họ, Phật Mã và Nhật Tôn được trình bày như các nhân vật sống động hơn, đã xác định cá tính của mình trong những cung cách làm kích động và đôi khi sững sờ các bầy tôi của họ. 

     Cả hai ông Phật Mã và Nhật Tôn đều được chỉ định làm người kế ngôi rất sớm trong thời trị vì của vua cha.  Cả hai đều được nuôi nấng tại một cung điện nằm ngoài hoàng thành nơi mà họ có thể quan sát sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam.  Cả hai đều là các quân nhân và nhà hành chánh có khả năng và đã được giao phó các công tác khó khăn bởi vua cha nhằm huấn luyện cho vị thế tương lai của họ như một vị quốc vương, từ việc dẹp yên các cuộc nổi loạn cho đến việc phán xét các cuộc tranh chấp pháp lý.  Không vị vua nào của triều đại lại được chuẩn bị kỹ lưỡng đến thế để đảm nhận quyền hành quân vương.  Phật Mã đã làm vua từ năm 28 đến năm 54 tuổi và Nhật Tôn làm vua từ năm 31 đến năm 49 tuổi; chính vì thế, cả hai đã làm vua trong độ tuổi sung sức nhất trong cuộc đời của họ, và đây hẳn phải là lý do giải thích được phần nào cho luồng khí lực hãy còn nghe rung chuyển suốt trong các sử liệu về thời trị vì của họ. 

     Hơn thế, các thời trị vì của Phật Mã và Nhật Tôn diễn ra theo một khuôn mẫu tương tự, vươn đến cực điểm bằng các cuộc viễn chinh đánh xứ Chàm (trong các năm 1044 và 1069).  Trong cả hai thời trị vì, các hoạt động của các nhà vua xem ra đã tụ hội được động lực và sau đó dâng trào trong các cuộc viễn chinh gian khổ dài khoảng 600 dậm xuống bờ biển để đến kinh đô nước Chàm (Qui Nhơn ngày nay).  Cả hai cuộc viễn chinh được hoàn tất với sự thành công vĩ đại và được theo sau bởi nhiều năm “yên tĩnh”, như mà các bộ sử biên niên đã ghi chép, kéo dài cho đến khi có sự băng hà của nhà vua.  Các nét tương đồng trong sự nghiệp và thành quả của hai nhà vua này khiến cho sự phác họa khác biệt về họ trong bộ sử biên niên càng khiêu gợi sự tò mò hơn. 

     Đại Việt sử ký toàn thư là sử ghi chép theo niên lịch căn bản tại triều đình Việt Nam đã được tu sửa và mở rộng cho đến khi nó đạt tới hình thức hiện giờ của nó vào cuối thế kỷ thứ mười bẩy.  Về thời đại triều đình nhà Lý, các nhà biên soạn thế kỷ thứ mười lăm đã soạn tác phẩm của họ dựa trên bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, vốn được trình lên vua vào năm 1272. (2)  Theo Lê Tắc, người gần thời đại với Lê Văn Hưu, ông Lê Văn Hưu đã “tu sửa “ từ một tác phẩm nhan đề là Việt chí, “Viet annals”, (3) và quyển Việt chí này được trước tác bởi ông Trần Phổ, người đã phục vụ trong những thập niên đầu tiên của triều đại nhà Trần với chức vụ Trưởng Văn Khố và Viện Trưởng Hàn Lâm Viện; (4) quyển Việt chí nay không còn tồn tại. 

     Theo ghi chú cho năm 1227 trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, bộ Đại Việt sử kỳ của Lê Văn Hưu trình bày lịch sử Việt Nam cho đến khi chấm dứt nhà Lý.  Bởi vì Đại Việt sử ký chỉ là bản tu sửa quyển Việt chí của Trần Phổ, chúng ta có thể giả thiết rằng Việt chí trong thực chất là một lịch sử của triều đại nhà Lý cộng với bất kỳ thứ gì mà các sử gia Việt Nam muốn ghi lại về các biến cố xảy ra trước nhà Lý, phần mà đa số là được cóp nhặt từ các tài liệu Trung Hoa.  Điều có lý để phỏng đoán rằng quyển Việt chí của Trần Phổ là phiên bản sớm nhất của các sử biên niên về triều đại nhà Lý xuất hiện tại triều đình nhà Trần.  Quyển Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu xem ra tượng trưng cho một quan điểm của nhà Trần được khai triển trọn vẹn, với sự chú tâm nhiều hơn và phê phán nhiều hơn về nhà Lý.  Tôi ngờ rằng nhãn quan của quyển Việt chí có thể đã được bảo tồn một cách chính thống trong quyển Việt sử lược hơn là trong quyển Đại Việt sử ký toàn thư

     Việt sử lược được viết trong thời trị vì của Trần Phế Đế (1377-88) nhưng không có chỉ dẫn nào về tác giả.  Nó được tàng trữ tại Trung Hoa chứ không phải ở Việt Nam theo nhịp với các thăng trầm của sự chiếm đóng của nhà Minh tại Việt Nam hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm.  Tình huống này rõ ràng đã bảo vệ nó khỏi bàn tay của các nhà biên soạn và tu sửa Việt Nam.  Có khuynh hướng để liên kết Việt sử lược với quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc.  Ngô Sĩ Liên, trong lời đề tựa năm 1479 của ông cho quyển Đại Việt sử ký toàn thư, than phiền về sự khan hiếm tin tức về thời ban sơ trong lịch sử Việt nam, sau đó đã bình luận: 

     Chỉ có quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc là đã chép về các biến cố một cách kỹ lưỡng có phương pháp và đã bình luận về sự việc một cách xác thực mà không có sự dư thừa; tuy nhiên, xem ra quyển sách này không còn tồn tại qua cơn binh lửa. (5) 

     Ngô Sĩ Liên đã hay biết về quyển sách này qua tiếng tăm nhưng lại tin rằng nó đã thất lạc trong cơn bạo loạn của sự chiếm đóng của nhà Minh. 

     Một trở ngại cho ý tưởng rằng Việt sử lược trong thực tế là quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc là vì quyển Việt sử lược không bao gồm lời bình luận nào như được cho thấy bởi ông Ngô Sĩ Liên và bởi nhan đề, cương mục,  có nghĩa “văn bản và bình luận”.  Nhưng tôi nghi ngờ mạnh mẽ rằng quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc đã biến thành Việt sử lược dưới bàn tay của các nhà quản thủ Trung Hoa.  Người Trung Hoa sẽ phản đối ý tưởng rằng một nơi như Việt Nam làm sao lại xứng đáng để có một lịch sử riêng của nó dưới khuôn khổ cương mục, “văn bản và bình luận”; hay có lẽ một cách trực tiếp hơn, họ chống đối lời bình luận của Hồ Tông Thốc, chắc chắn biểu lộ quan điểm của Việt Nam vốn bị xem là không thể chấp nhận được đối vơi độc giả Trung Hoa.  Tôi tin rằng chúng ta có thể ức đoán một cách hữu lý rằng khi quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc được mang về Trung Hoa, phần bình luận đã bị rút ra và nhan đề theo đó bị thay đổi.  Sự giải thích này cứu chúng ta khỏi sự bối rối về việc đã có một quyển sử ký Việt Nam quan trọng được hoàn tất vào cuối thế kỷ thứ mười bốn nhưng lại hoàn toàn không được hay biết đối vơi các sử gia Việt Nam một thế kỷ sau đó, một điều khó mà tin được. 

     Tin tức duy nhất về Hồ Tông Thốc là một đoạn ghi nhận sự việc năm 1386 trong quyển Đại Việt sử ký toàn thư (6) nhân dịp có sự thăng cấp của ông lên chức Viện Sĩ của Hàn Lâm Viện.  Ông đã nổi tiếng từ thời trẻ như một nhà thơ với các khả năng ứng khẩu tài giỏi.  Bị tố cáo chi tiêu công quỹ trái phép khi là tổng đốc một tỉnh, ông đã được xá tội bởi vua Trần Nghệ Tông (Hoàng Đế: 1370-72; Thái Thượng Hoàng: 1372-94) với một lời xin lỗi tinh khôn và sau đó đã được thăng cấp một cách mau chóng.  Chỉ có một trong hàng trăm bài thơ của ông được cho hay bởi các học giả Việt Nam là còn tồn tại (7); có lẽ các bài thơ khác, giống như quyển Việt sử cương mục/Việt sử lược, đã bị mang sang bên Trung Hoa bởi nhà Minh. 

     Điều nổi bật nhất về sự trần thuật về các vua Lý Phật Mã và Lý Nhật Tôn trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư và quyển Việt sử lược là trong khi sự trần thuật của Việt sử lược về vua Lý Phật Mã có vẻ là một bản thu gọn, tóm tắt của Đại Việt sử ký toàn thư, sự trần thuật của bộ Đại Việt sử ký toàn thư về Lý Nhật Tôn lại có vẻ là một bản thu gọn, tóm tắt của Việt sử lược.  Việt sử lược bị xem bởi một số người như là một bản văn cô đọng của bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, (8) bởi vì nó thường có vẻ vắn tắt hơn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.  Song, có hai ngoại lệ quan trọng trong khía cạnh này.  Một, là sự trình bày đầy đủ hơn trong Việt sử lược về sự sụp đổ của triều đình nhà Lý, ngoài sự kiện là bản văn của Đại Việt sử ký toàn thư về các biến cố có vẻ như một sự biện hộ cực kỳ vắn tắt cho triều đại nhà Trần.  Việc kia là thời trị vì của vua Lý Nhật Tôn, được Việt sử lược trần thuật trong cung cách với nhiều chi tiết hơn so với Đại Việt sử ký toàn thư.  Chúng ta giờ đây hãy vượt qua các sự việc sơ bộ và bàn đến chủ đề với chi tiết gần cận hơn. 

     Tuân theo sự mách bảo của Giáo Sư Wolters trong bài viết trình bày tại Canberra [Úc châu] hồi tháng Năm, 1984, (9) tôi truy tìm một “kết cú: sentence” hay “biểu thức: statement” được lồng trong các bộ sử biên niên tượng trưng cho một [? (ý nghỉa?) có lẽ thiếu một danh từ ở đây, chú của người dịch] hay tư tưởng chủ đạo đàng sau các chi tiết được ghi chép.  Biểu thức tôi tìm thấy có thể được tóm tắt như sau: Nhà vua xuất chinh để tiễu trừ quân nổi loạn hay để ban ơn cho các kẻ trung thành và nhà vua trở lại kinh đô.”  Biến thể đầu tiên diễn ra như sau: “Một tỉnh nổi dậy và nhà vua đích thân đánh dẹp nó; nhà vua để kinh đô cho Thái Tử trông coi và xuất chinh; nhà vua đến tỉnh nổi dậy và bắt buộc nó phải tùng phục; nhà vua triệt thoái binh sĩ của ngài ra khỏi tỉnh và trở lại kinh đô.”  Biến thể thứ nhì diễn ra như sau: “Nhà vua thực hiện một cuộc xuất cung đến một nơi nào đó; nhà vua cử hành lễ nghi lên Thần Nông; nhà vua đã cầy và đăng tịch ruộng đất đúng theo nghi lễ; nhà vua điều tra và thu thập [tin tức]; nhà vua cải danh các vùng đất; nhà vua trở về kinh đô.”  Biểu thức này được tìm thấy trong cả hai bộ sử biên niên, nhưng với sự khác biệt là trong khi cả hai bộ sử biên niên đều có ghi biểu thức này cho vua Phật Mã, chỉ có Việt Sử Lược làm như thế đối với vua Nhật Tôn, ngoài ngoại lệ về cuộc viễn chinh của vua Nhật Tôn sang xứ Chàm năm 1069, có được ghi chép trong cả hai bộ sử biên niên; các cuộc viễn chinh đến xứ Chàm của cả hai nhà vua đều xuất hiện như là bản tuyên dương của loại biểu thức này. 

     Tại sao Đai Việt sử ký toàn thư lại lãng quên trong việc ghi chép biểu thức này cho vua Nhật Tôn?  Câu hỏi này dẫn chúng ta đến trọng tâm của đề tài chúng ta, bởi, vì một số lý do, các sử gia Việt Nam thuở ban đầu đã có các ý kiến mâu thuẫn nhau về Nhật Tôn. 

     Theo một ý kiến, Nhật Tôn là một con người “cứng rắn”, thượng võ quá độ và ưa dương dương tự đắc.  Việt sử lược (10) ghi nhận rằng ông “đặc biệt tài giỏi về chiến lược quân sự; ông đã luôn luôn thành công khi vua cha phái ông đi đánh dẹp quân nổi loạn”.  Đại Việt sử ký toàn thư (11) ghi nhận rằng ông “đã duy trì quân đội trong tình trạng ứng trực và giữ yên vương quốc”, nhưng đổ lỗi ông về việc “làm kiệt sức dân” và “phí phạm của cải của người dân” để xây dựng các cung điện và đền chùa.  Cả hai nguồn tài liệu đều ghi nhận sự quan tâm của ông đến các vấn đề quân sự và sự dũng cảm mà với nó ông đã tấn công cả nước Chàm và Trung Hoa thời Tống. 

     Theo một ý kiến khác, Nhật Tôn là con người “mềm yếu”, quá khoan nhượng và quá nhân từ, thiếu sự cương quyết đòi hỏi nơi một ông vua.  Ý kiến này dựa trên sự ưa thích của ông dành cho âm nhạc và hai diễn từ, được bảo tồn trong cả hai bộ sử biên niên, đã được gán là của ông.  Cả hai diễn từ đều bộc lộ một cảm nghĩ hiền lành, gần như đầy nữ tính, về tình cảm của ông và các cảm giác về người khác.  Một mùa đông, trong một kỳ lạnh buốt khác thường, ông được  thuật có nói với các quan chức của ông: 

     Ta đang sống trong một cung điện; ta có than để đốt và quần áo lông chồn để mặc trong thời tiết mùa đông như thế này.  Ta nghĩ đến các phạm nhân trong nhà tù, chịu sự giam cầm, việc phải trái trong vụ án của họ chưa được xét xử, không dủ cơm cho bụng của họ và không đủ quần áo để che thân; họ cảm thấy gió đông buốt giá, và có thể một số kẻ vô tội sẽ bị chết, ta cảm thấy tôi nghiệp họ một cách sâu xa.  Vì thế, ta ra lệnh cho các quan chức hãy cấp phát cho họ chăn chiếu và cơm ngày hai bữa cho họ. (12) (c) 

     Trong năm 1064, khi nhóm họp phiên tòa để nghe vụ tranh tụng, Nhật Tôn được thuật đã chỉ đến một trong các con gái của ông, người đang tham dự phiên tòa, và nói với các quan chức cai ngục: 

     Tình thương ta có với các con cái của ta giống như cảm nghĩ của bậc cha mẹ mà ta có với người dân.  Người dân, không hiểu biết, bị vướng mắc vào vòng luật pháp.  Ta tội nghiệp cho họ rất nhiều.  Từ này trở đi, hãy đối xử với các kẻ phạm tội, dù nhẹ hay nặng, bằng lòng khoan thứ. (13) (d) 

     Trong sự lượng giá của ông về vua Nhật Tôn, sử gia thế kỷ thứ mười lăm Ngô Sĩ Liên đã viết rất dài về sự quan tâm của nhà vua đến các tù nhân, về sự an sinh của người dân, về các sự thay đổi thất thường trong thủ tục tư pháp (một trong những hành vi đầu tiên của ông được thuật lại là ra lệnh phá hủy mọi công cụ trừng phạt (14), về sự khuyến khích canh tác (một sắc dụ về việc khuyến nông được quy kết cho ông (15), về sự cứu tế các nạn nhân bị đói, về học thuật và sự kiểu chính nghi lễ (ông được thuật “đã thiết lập bằng tiến sĩ, dạy dỗ rộng rãi vô số các nghi thức, cải cách chữ nghĩa” (16) ), Ngô Sĩ Liên sau đó đã viết tiếp: 

     Tại miền nam ông đã bình định xứ Chàm và về phía bắc ông đã trừng phạt nhà Tống; chiến công quân sự của ông gợi lên sự nể sợ khắp nơi xa gần – mặc dù hơi quá độ một chút, ông vẫn là một nhà vua giỏi.  Một số người nói rằng ông quá nhân từ và không đủ quả quyết, nhưng tôi không thấy sự việc là như thế. (17) (e) 

     Từ điểm này chúng ta có thể suy luận rằng các sủ gia Việt nam trong thế kỷ thứ mười lăm đã không đồng ý với nhau về vua Nhật Tôn; một số nói một đàng, nhưng Ngô Sĩ Liên lại tin cách khác.  Sự hiểu biết của họ về Nhật Tôn được phản ảnh trong Đại Việt sử ký toàn thư, nơi mà ý kiến của Ngô Sĩ Liên được bảo tồn.  Xét thấy “biểu thức” mà chúng ta đề cập ở trên không áp dụng với Nhật Tôn trong bộ sử liệu này, chúng ta có thể ức đoán rằng các sử gia thế kỷ thứ mười lăm nhận thấy Nhật Tôn là một nhân vật có nhiều điểm mâu thuẫn đến thế là bởi các thông tin của họ về vua Nhật Tôn thì không đầy đủ.  Bởi vì tin tức về vua Nhật Tôn trong Đại Việt sử ký toàn thư cốt yếu phát sinh từ quyển Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, chúng ta bị dẫn đến việc tra hỏi tại sao ông Lê Văn Hưu lại có thể vắn tắt trong sự trần thuật của ông về vua Nhật Tôn đến mức độ cả “biểu thức” cũng bị gạt bỏ đi, đặc biệt hơn nữa khi “biểu thức’ có xuất hiện nói về vua Nhật Tôn trong quyển Việt sử lược

Như Giáo Sư Wolters đã nhận xét, ông Lê Văn Hưu đã được bổ nhiệm một thời gian ngắn ngủi đặc biệt trong đó phản ảnh cái nhìn của hoàng tộc nhà Trần, và bộ sử ký của ông tượng trưng cho quan điểm của nhà Trần về triều đại nhà Lý trước đó. (18) Năm lời bình luận được xem là của Lê Văn Hưu nói về vua Phật Mã, tất cả đều có tính cách chỉ trích; không có lời bình luận nào của Lê Văn Hưu về vua Nhật Tôn.  Trong trường hợp vua Phật Mã, sự lượng giá chỉ trích của Ngô Sĩ Liên lệ thuộc chính yếu vào các lời bình luận của Lê Văn Hưu. 

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Phật Mã nổi bật như nhà vua tách biệt quan trọng nhất của triều đại nhà Lý.  Ông được so sánh với Hán Quang Vũ (Han Kwang Wu) (25-27 sau Công Nguyên) trong khả năng của ông về việc tiên liệu các sự việc và với Đường Thái Tông (T’ang T’ai Tsung) (627-649) trong khả năng khắc phục mọi sự chống đối. (19) Ngô Sĩ Liên tổng kết khi viết: 

Các sử gia tán dương [Phật Mã] là nhân từ, thông thái, nhanh trí, một nhà chiến lược đại tài về dân sự vụ và quân vụ.  Không nghệ nào trong lục nghệ [lễ, nhạc, xạ (bắn cung), đánh xe, viết văn, làm tính] mà ông không thông làu.  Bởi ông có quá nhiều tài năng và đức hạnh như thế, ông đã có thể hoàn thành rất nhiều công nghiệp. (20) (cũng xem phụ chú (a). 

Sau đó, Ngô Sĩ Liên liệt kê “các khuyết điểm” của Phật Mã, chỉ là một bản tóm tắt các lời bình luận đâm chọc của Lê Văn Hưu, để phê bình sự thiếu sót của Phật Mã trong việc để tang vua cha đúng nghi lễ, sự thiếu sót trong việc giữ gìn lễ nghi thích đáng tại triều đình, và về sự đối xử rộng lượng với Nùng Trí Cao, lãnh tụ nổi lọan mà ông đã xá tội và thăng cấp nhưng sau đó lại nổi loạn một lần nữa, gây ra chiến cuộc nặng nề trong nhiều năm dọc biên giới phía bắc.  Ngô Sĩ Liên đơn giản liệt kê “các khuyết điểm” của Phật Mã, dùng các lời bình luận của Lê Văn Hưu như sự chú thích của ông.  Nhưng trong trường hợp của Nhật Tôn, Ngô Sĩ Liên ghi lại một sự khác biệt trong ý kiến; với ai mà ông không đồng ý khi ông viết “nhưng tôi không thấy sự việc như thế”?  Có phải ý tưởng rằng Nhật Tôn thì quá tử tế và thiếu quả quyết đến từ một lời bình luận của Lê Văn Hưu đã không được giữ lại? Nếu đúng như thế, có phải lý do nó đã không được bảo lưu chính là sự kiện mà ông Ngô Sĩ Liên đã không đồng ý với nó hay không? Có thể có nhiều cách trả lời cho các câu hỏi này; điều này nằm ở ranh giới của sự suy diễn quá đáng, nhưng dù thế, rất nhiều phần là ý tưởng về sự “nhu nhược” của vua Nhật Tôn đã được cổ xúy, nếu không phải phát sinh, từ bàn tay biên tập của Lê Văn Hưu, đặc biệt là sự gạt bỏ khỏi các bộ sử biên niên các “biểu thức” dành cho vua Nhật Tôn về chuyến “xuất cung và hồi kinh” của nhà vua. 

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhật Tôn là một phản ảnh mờ nhạt của Phật Mã, sinh sống trong cung điện nhiều hơn, ít tích cực hơn, “yếu đuối hơn trong điều mà ông nói gần như thống thiết về sự cầu đảo mong có kẻ nối ngôi của ông.  Trong khi Việt sử lược dành hầu như chính xác cùng số trang cho mỗi vị vua, Đại Việt sử ký toàn thư dành cho Nhật Tôn ít hơn một phần tư số trang nó dành cho vua Phật Mã.  Chúng ta hãy khảo sát tài liệu khác biệt trong Đại Việt sử ký toàn thư để xem liệu nó có chứa đựng các “biểu thức’ nào khác không tìm thấy trong Việt sử lược hay không. 

Có ba loại chính về sử liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư không có trong bộ Việt sử lược.  Một là một loạt chin chiếu chỉ ban hành trong thời kỳ mười lăm tháng trong hai năm 1042-43 vào lúc ban hành “Bộ Luật” mới. (21) Các sắc dụ này chính yếu nhắm vào việc bảo đảm cho kỷ luật quân đội và bảo toàn tài sản, nhân lực, và số lợi tức thu nhập của hoàng gia; chúng có vẻ là sự chuẩn bị pháp lý cho cuộc viễn chinh năm 1044 của vua Phật Mã xuống xứ Chàm.  Khi so sánh, Đại Việt sử ký toàn thư không ghi lại các chiếu chỉ về luật pháp nào cho Nhật Tôn; Việt sử lượccó ghi nhận hai sắc dụ. (22) 

Một loại sử liệu khác là tin tức về các cá nhân hay thần linh với họ các sự thờ cúng tôn giáo được phát triển.  Những thông tin này đến từ quyển Việt điện u linh tập, một sưu tập của thế kỷ thứ mười bốn về tiểu sử bái thần, và có lẽ đã được bổ túc vào biên niên sử trong thế kỷ thứ mười lăm.  Có năm câu chuyện như thế trong thời trị vì của vua Phật Mã, không có chuyện nào cho thời trị vì của vua Nhật Tôn.  Tôi đã thảo luận về loại tài liệu này ở một bài khác (23) và đã tìm thấy trong đó bằng chứng về điều mà tôi gọi là “tôn giáo triều đại nhà Lý.”  Biểu thức trong loại sử liệu này như sau” Các đức hạnh của nhà vua lôi cuốn sự chú ý của các vị thần nhiều uy thế; các vị thần tự giới thiệu mình với nhà vua và tự ý tuyên bố là các kẻ hậu thuẫn cho vương quyền của ông; nhà vua đáp ứng với các hành vi thờ phượng thích đáng; đất nước nhờ thế được ban ân sủng.”  Trong khi một biểu thức như thế được ghi dành cho Nhật Tôn, nó đã không được chép vào các bộ sử biên niên.  Mặt khác, năm trong sáu trường hợp trong đó biểu thức này được áp dụng cho vua Phật Mã trong quyển Việt điện u linh tập (25) đã được chép lại vào bộ  Đại Việt sử ký toàn thư. (26) Tôi tin rằng loại tài liệu này phản ảnh các thành quả của vua Phật Mã trong việc bồi dưỡng cho một ý niệm về vương quyền được chuẩn thuận bởi các thế lực siêu nhiên của đất nước.  Hai đoạn khác trong Đại Việt sử ký toàn thư gia tăng cường độ cho điều này thì nhuốm màu sắc thuần túy Phật Giáo hơn: câu chuyện về hai nhà sư tự thiêu để lại di cốt tại triều đình vua Phật Mã năm 1034 (f) và giấc mơ của vua Phật Mã về đức Boddhisattva Avalokitesvara (Phật Quan Âm) năm 1049. (27) (g)  Để so sánh, đối với Nhật Tôn, các câu chuyện như thế xuất hiện sau này như sự bổ túc vào các bộ sử biên niên không đưa ra một biểu thức tôn giáo nào, mà nếu có, lại có vẻ để nói rằng Nhật Tôn đã tự làm trò hề trong sự cầu đảo xin có con thừa kế; một câu chuyện về việc làm thế nào mà cô thôn nữ sau hết sinh ra một đưa con kế ngôi cho ông,  đã lọt vào sự chú ý của ông; một câu chuyện về việc làm thế nào một quan chức được phái đến một ngôi chùa nào đó để cầu nguyện xin có được một kẻ kế ngôi hoàng triều đã bị hành quyết vì những thủ thuật mà ông ta học được từ các vị sư trong chùa; và một câu chuyện về việc làm thế nào mà Nhật Tôn gần như bỏ cuộc trong cuộc viễn chinh của ông đến xứ Chàm cho đến lúc xấu hổ nghe tin tức về sự cai quản vương quốc của bà mẹ đứa con thừa kế của ông tốt đẹp như thế nào khi ông vắng mặt. (28) (h)  Tôi không biết gì về nguồn gốc của các câu chuyện này. 

Loại tài liệu thứ ba là sự đối thoại giữa vua Phật Mã và các viên chức của ông hay các lời tuyên bố phát sinh từ một tình trạng trong đó các cố vấn hoàng gia được tham khảo hay trong đó họ cố gắng thuyết phục nhà vua nghe theo quan điểm của họ hay trong đó nhà vua loan báo hay bình luận về điều gì đó.  Khi so sánh với hai trích dẫn ngắn được gán của vua Nhật Tôn, đã nêu trên, các trích dẫn được gán cho vua Phật Mã tương đối nhiều và bộc lộ một đầu óc mạnh mẽ, tích cực, đa dạng.  Chúng ta có thể giả định rằng loại tài liệu này thuộc bộ Đại Việt sử ký của ông Lê Văn Hưu bởi, trong một trường hợp, một lời bình luận của ông Lê Văn Hưu đã được bảo lưu trong đó ông thảo luận về một trong các cuộc trao đổi giữa vua Phật Mã và các cố vấn của vua. (29) 

Có mười ba đoạn trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư trong đó vua Phật Mã lên tiếng hay trong đó các cố vấn của ông có nói với ông (chỉ có ba trong số này được ghi trong Việt sử lược).  Các đoạn này và “các biểu thức” mà chúng minh họa có thể được sắp xếp theo niên lịch thành ba nhóm.  Nhóm thứ nhất bao gồm các đoạn liên quan đến cuộc khủng hoảng thừa kế ngắn ngủi hồi năm 1028 trong đó các quan chức trong triều tập họp quanh Phật Mã, người kế ngôi đã được chỉ định, chống lại một âm mưu của các hòang tử nổi loạn.  Một đoạn ghi là một cuộc đối thoại dài giữa Phật Mã với một trong các võ quan của ông về việc liệu có nên tấn công các hoàng tử nổi loạn tức thời (như được tranh luận bởi viên quan võ) hay nên đợi để họ phục tùng một cách hòa bình (như lập luận bởi Phật Mã); sau cùng, Phật Mã đã  nhượng bộ và cuộc khủng hoảng đã được giải quyết một cách mau lẹ bằng hành động trực tiếp. (30) Đoạn thứ nhì diễn ra ngay sau khi Phật Mã khen ngợi lòng trung thành và sự can đảm của một vị tướng quân đã hạ sát một trong các hoàng tử nổi loạn khi giao chiến. (31) (i) Chuyện thứ ba xảy ra không lâu sau khi có cố vấn, nhân dịp có điềm siêu nhiên tốt lành, đã nhấn mạnh với Phật Mã về tầm quan trọng của việc bảo đảm ngai vàng bằng cách chỉ định người thừa kế ông tức thời. (32) Trong từng trường hợp Phật Mã mang vẻ thụ động trong khi sáng kiến được quyết định bởi các cố vấn trung thành của ông.  Biểu thức sẽ là: “Nhà vua thì lệ thuộc vào các cố vấn của ông.” 

Nhóm thứ nhì của các mẩu chuyện đều thuộc thời trị vị có niên hiệu Thông Thụy (1034-39), và các mẩu chuyện này làm liên tưởng đến sự căng thẳng giữa vua Phật Mã và các cố vấn của ông.  Chính vào lúc bắt đầu thời trị vì này mà vua Phật Mã đã chỉ thị cận thần của mình phải gọi ông là “triều đình” (the court). (33) (j) Năm 1035, ông đã tiên đoán một cách sắc bén rằng một trong các tướng lãnh của ông sẽ sớm nổi loạn; khi mọi việc đã qua, các cố vấn của ông đã kinh ngạc bởi sự phán đóan như tiên tri về tính tình. (34) (k) Ý nghĩa sâu xa hơn của mẩu chuyện là vua Phật Mã khởi sự tự xác quyết và các cố vấn có quyền lực không thể điều chỉnh trước phong thái lãnh đạo mới của ông đã bị đẩy đến chỗ nổi loạn.  Trong năm 1038, khi các cố vấn can gián chống lại việc nhà vua tự thân cử hành lễ khai điền, Phật Mã đã buộc họ phải im lăng bằng một câu trả lời sắc bén. (35) (l) Trong sắc chỉ năm 1039 của mình, giải thích lý do tại sao ông đã cho công khai hành quyết viên thổ tù của một bộ tộc hùng mạnh tại biên giới phía bắc đã nổi loạn và bị bắt, Phật Mã đã biểu lộ một cảm thức mạnh, gần như quá độ, về sự tự hào và thẩm quyền cá nhân. (36) (m) Không lâu sau đó, khi các cố vấn tại triều đình khuyến cáo rằng niên hiệu trị vì nên được thay đổi và tám từ được thêm vào vương hiêu trị vì của ông, vua Phật Mã đã lập luận chống họ một cách dữ dội và ra lệnh cho họ đình chỉ cuộc thảo luận; song các cố vấn vẫn van nài “một cách ngoan cố”, và vì thế sau cùng nhà vua khứng chịu. (37) [xem Phụ Chú số 4 của người dịch]  Biểu thức ở đây là: “Nhà vua tranh cãi với các cố vấn của ông.” 

Nhóm chuyện thuật thứ ba đến từ thời trị vì dưới niên hiệu Minh Đạo (1042-44) và liên hệ đến cuộc viễn chinh của vua Phật Mã xuống xứ Chàm.  Chuyện đầu tiên của loại chuyện này đã ấn định giọng điệu cho tất cả các câu chuyện khác.  Năm 1043, vua Phật Mã đi thằm các phế tích của một ngôi đền bị bỏ hoang.  Ông nhìn thấy một cột đá nghiêng sang một bên, gần đổ hẳn xuống, và, [nhà vua] thở dài một cách  buồn bã, định ra lệnh cho quan quân dựng cột lại cho thẳng, nhưng trước khi lời lẽ được thốt ra từ miệng của ông, cột đá đột nhiên tự nó đứng thẳng lại.  Xem đây là điềm tốt, vua Phật Mã chỉ thị văn quan của ông “thảo một truyện kể bằng thơ để công bố hiện tượng siêu nhiên”. (38) (n) Không lâu sau, vua Phật Mã hỏi các cố vấn của ông là tại sao nước Chàm lại tỏ vẻ bất kính như thế, và họ đã trả lời rằng xứ này vô lễ là bởi nhà vua chưa biểu lộ sức mạnh của ông bằng cách tấn công họ. (39) (o) Một ít lâu sau, với sự chuẩn bị cho cuộc viễn chinh xuống xứ Chàm được tiến hành, chiếc khiên (thuẫn) của hoàng gia tự nó rung động khi được treo tại một sảnh đường công cộng.  Vua Phật Mã hỏi về điềm này, và các cố vấn của ông đã trích dẫn các điển tích Trung Hoa để xác định rằng “đây là dấu hiệu mà các thần linh đã âm thầm liên kết mọi sự để đáp ứng với ý muốn của nhà vua”, và rằng đây là một sự dấu hiệu cho thấy cuộc viễn chinh xuống xứ Chàm chắc chắn sẽ thành công. (40) (p) Ba lời trích dẫn sau cùng từ vua Phật Mã nói trước khi, trong lúc và sau khi hoàn tất cuộc viễn chinh sang xứ Chàm đều bộc lộ một phong thái tích cực về quyền lực và sự an lạc. (41) Nơi đây, biểu thức là “nhà vua được hậu thuẫn bởi các cố vấn của ông.” 

Gộp chung ba biểu thức này từ ba nhóm chuyện kể được sắp xếp theo niên lịch, chúng ta nhìn thấy một biểu thức tổng quát hơn áp dụng cho thời trị vì của vua Phật Mã nói chung: “Trước tiên, nhà vua lệ thuộc vào các cố vấn của ông; sau đó, nhà vua tranh luận với các cố vấn; sau cùng, nhà vua được hậu thuẫn bởi các cố vấn của ông.”  Trong một khung cảnh rộng lớn hơn, biểu thức này cung cấp một sợi dây nối kết giữa vua Lý Công Uẩn, người có thể liên hệ qua phần đầu tiên của biểu thức, với vua Lý Nhật Tôn, người có thể được liên hệ với phần cuốí của biểu thức.  Trong khi mối quan hệ của vua Phật Mã với các cố vấn của ông diễn tiến, bản chất thẩm quyền của các vua nhà Lý cũng tiến hóa như thế, theo chiều hướng một sự xác định thúc bách hơn, thành một vương quyền được cá nhân hóa.  Điều này rõ ràng liên hệ đến sự phát triển “tôn giáo triều Lý” như được biểu lộ trong “biểu thức” phát sinh từ loại tài liệu thứ nhì đã thảo luận ở trên.  Điều đó giải thích lý do tại sao vua Phật Mã lại là một khuôn mặt nòng cốt đến thế trong sự thịnh đạt của triều đại nhà Lý và tại sao con của ông lại có vẻ ít năng động hơn.  Vua Nhật Tôn được hưởng lợi từ các thànnh quả của vua cha.  Ông đã không phải đấu tranh để tự xác định tại một triều đình bị khống chế bởi các cố vấn nhiều thế lực.  Một cách nghịch lý, trong khi việc này giúp ông cai trị với một uy phong “lớn hơn” vua cha, các bộ sử biên niên về thời trị vì của ông lại thiếu sức kéo căng ngọan mục lôi cuốn sự chú ý và ngưỡng mộ như đối với thời trị vì của vua Phật Mã. 

Nhưng chúng ta vẫn chưa trả lời cho câu hỏi tại sao biểu thức nguyên thủy của chúng ta về việc nhà vua xuất cung và hồi kinh được ghi cho vua Nhật Tôn trong Việt sử lược nhưng lại không thấy ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư.  Có lẽ chúng ta có thể tìm thấy một sự mách bảo trong cách mà Việt sử lược ghi chép biểu thức này cho Nhật Tôn.  Trong khi Đại Việt sử ký toàn thư không ghi chép một cuộc kinh lý của hoàng gia nào cho vua Nhật Tôn và ba cuộc viễn chinh trừng phạt do nhà vua dẫn đầu, ngoài cuộc đánh xứ Chàm.  Các cuộc xuất cung tuần du dưới thời vua Phật Mã có vẻ đúng ra được hướng nhiều về mặt hành chánh và tôn giáo trong khi vua Nhật Tôn xem ra hướng nhiều đến sự vui chơi và thư giãn.  Cả hai bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử lược đề ghi chép bốn cuộc xuất cung tuần du cho vua Phật Mã đến các địa phương để cử hành “lễ cày ruộng và tịch điền” đúng theo nghi thức (42), hai cuộc thăm viếng các đền chùa (43), và một lần du ngọan để xem đua thuyền (44); Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi thêm một cuộc viếng chùa (45) và ba cuộc du ngọan đi săn voi. (46) Đối với Nhật Tôn, Việt sử lược ghi chép hai cuộc du ngoạn xem đua thuyền (47), hai cuộc xuất chinh săn bắn (48), và một cuộc du ngoạn đi câu cá (49); tám cuộc xuất cung còn lại để đến “các cung điện hay các nơi ở của hoàng gia được thiết lập tại các địa phương khác nhau (50) (một điều không được đề cập đến trong cả hai bộ sử liệu đối với Phật Mã) – ba trong số này là các địa điểm trên bờ biển (51), ba cuộc tuần du khác để “khảo sát và sưu tầm” (52), và chỉ có một cuộc là “để cày ruộng và tịch điền” (53).  Sự chuyển đổi bề ngoài trong sự nhấn mạnh từ cuộc xuất cung tuần du có tính cách trần tục hơn sang tính chất “cao cả” và “triều nghi” hơn quan trọng y như sự kiện rằng chỉ có Việt sử lược là có ghi chép các cuộc kinh lý cho vua Nhật Tôn. 

Về trường hợp các cuộc viễn chinh trừng phạt do nhà vua lãnh đạo, Đai Việt sử ký toàn thư ghi chép tám lần và Việt sử lược ghi bẩy lần cho vua Phật Mã, kể cả cuộc viễn chinh đánh Chàm năm 1044.(54)  Đối với vua Nhật Tôn, Việt sử lược ghi chép ba lần (55) ngoài cuộc xuất chinh đánh Chàm, trong khi Đại Việt sử ký toàn thư không ghi chép gì cả.  Chính cuộc viễn chinh đánh Chàm năm 1069 đã cung cấp một trong những sự tương phản nổi bật nhất giữa bộ Việt sử lược với bộ Đại Việt sử ký toàn thư.  Đoạn ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư về cuộc viễn chinh này (56) chỉ dài bằng một phần tư sự trần thuật của Việt sử lược. (57)  Trong khi Đại Việt sử ký toàn thư cung cấp một sự tóm tắt ngắn gọn về câu chuyện, quyển Việt sử lược mô tả cuộc viễn chinh như một cuộc xuất cung tuần du vĩ đại, đánh dấu bước tiến của đoàn thuyền theo ngày và địa điểm, ghi nhận các biến cố siêu nhiên xảy ra dọc đường đều xác định sự thành công tất yếu của cuộc mạo hiểm, chép các chi tiết về sự bỏ trốn và bắt giữ vua Chàm, mô tả việc vua Nhật Tôn đã đãi tiệc các võ quan của ông ra sao tại cung điện xứ Chàm, và đã nháy múa và làm trò trong cung đặt ngai vàng vua Chàm, và kể cho hay một cuộc kiểm kê dân số đã được thực hiện như thế nào tại kinh đô xứ Chàm trước khi thiêu đốt nó.  Đoạn này cũng dài như đoạn tường thuật của Đại Việt sử ký toàn thư dành cho cuộc viễn chinh đánh Chàm năm 1044 của vua Phật Mã (58); để so sánh, Việt sử lược ghi chép về cuộc viễn chinh năm 1044 lại chưa bằng phân  nửa khoảng trình bày này. 

Sự trần thuật của Việt sử lược về cuộc viễn chinh 1069 đánh Chàm thì phù hợp với sự đối xử tổng quát dành cho vua Nhật Tôn, ghi lại nhiều chi tiết và đầy đủ hơn sự trần thuật của Đại Việt sử ký tòan thư dành cho vua Nhật Tôn.  Điều quan trọng đối với tôi [tác giả] là trong khi Việt sử lược đưa ra một danh sách đầy đủ các sự bổ nhiệm trong triều của Nhật Tôn sau khi đăng quang (60), Đai Việt sử ký toàn thư chỉ ghi có một sự bổ nhiệm (61): Bùi Hưu làm Viện Sĩ; đây là sự bổ nhiệm đầu tiên một “viện sĩ” được ghi chép trong các bộ sử biên niên.  Một quy kết riêng biệt cho vua Nhật Tôn là sự quan tâm của ông đến các vấn đề học thuật, ông “đã thiết lập cấp bằng tiến sĩ, bồi dưỡng rộng rãi để giữ sự liêm chính, cải cách văn từ.”  Ông đã đổi quốc hiệu từ danh xưng Hán Việt lẫn lộn là Đại Cồ Việt thành danh xưng cổ điển hơn, Đại Việt. (62) (q) Ông đã “hiệu chính” các tước hiệu. (63) Ông đã đặt tên lại cho các đơn vị quân đội và ra lệnh cho các quân sĩ khắc chữ trên người xác định họ là “thiên tử quân”. (64) (r) Ông đã hạ lệnh các nhân viên trong triều phải mang mũ và hia đúng theo nghi lễ, dựa theo mẫu cảa Trung Hoa; Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận rằng việc mang mũ và hia tại triều đình “đã bắt đầu ở thời gian này”. (65) (s) Một nhiệt tình cho các hình thức mới để biểu hiện nội dung nghi vệ vương triều Việt Nam rõ ràng là nét tiêu biểu cho triều đình của vua Nhật Tôn. 

Thật khó hiểu tất cả các điều này nếu không có vài cái nhìn từ bên ngoài, không có gốc tích Việt Nam có thể làm sáng tỏ hơn về thời trị vì của vua Nhật Tôn.  Một cách thú vị, các nguồn sử liệu Trung Hoa đương đại rõ ràng cung cấp một chìa khóa để giải mã điều bí ẩn của chúng ta.  Sự tường thuật về các vị vua triều nhà Lý trong các bộ sử Sung huy-yao (66), Sung shih (Tống sử) (67), và quyển Wen hsien t’ung-k’ao của Ma Tuan-lin (68) đều nhấn mạnh đến Nhật Tôn như vị vua Việt đầu tiên đã thách thức đế quốc bởi tiếm xưng một cách bất hợp thức các tước hiệu đế triều và đã gửi quân sang tấn công các tỉnh biên giới của nhà Tống.  Các sử liệu Trung Hoa ghi nhận cuộc viễn chinh của  vua Nhật Tôn đánh xứ Chàm và rồi nói rằng từ khi đó, ông tự tiếm xưng mình là hoàng đế và nâng vương quốc của ông lên vai đế quốc.  Đặc biệt, Trung Hoa tố cáo Nhật Tôn tự xưng là hoàng đế, về việc phong cho Lý Công Uẩn miếu hiệu là Thái Tổ, về việc đã đổi quốc hiệu của xứ sở là Đại Việt, và việc thay đổi một cách không thích nghi các niên hiệu trị vì, một cách cụ thể, có đề cập đến hai niên hiệu trị vì sau cùng của Nhật Tôn: [Thiên Huống] Bảo Tượng (1068-69) và Thần Vũ (1069-72).  Người Trung Hoa đã bắt đầu theo dõi chặt chẽ triều đình Việt trong những năm này: chính trong thời gian này mà kế hoạch của nhà Tống để tấn công Việt Nam đã khởi sự thành hình. (69) Chiến tranh đã bùng nổ không lâu sau khi có sự từ trần của vua Nhật Tôn được hiểu bởi người Trung Hoa là một phần bị gây ra bởi các sự tuyên xưng nghi vệ đế quốc của Nhật Tôn. 

Chính trong thời trị vì của vua Nhật Tôn mà một vị hoàng đế nhà Tống, không được xác định bởi tên, đã yêu cầu các cố vấn của ông giải thích tại làm sao đã xảy ra sự việc là một lãnh thổ trước đây là một phần của đế quốc nay tự tách rời ra để trở thành một vương quốc riêng biệt.  Trong phần phúc đáp, một quan chức đã nhắc lại mưu toan không thành công của Tống Thái Tổ trong việc chinh phục dân Việt trong năm 980 và nói rằng sau đó các sứ giả đã được phái đi để kêu gọi sự trung thành của các nhà lãnh đạo Việt Nam; kế đó, ám chỉ rằng đây là điều tốt nhất có thể kỳ vọng được, ông ta kết luận: 

Các con đường xuyên qua núi [của Việt Nam] thì xa xôi và ác liệt, có nhiều mưa với chướng khí sinh dịch bệnh.  Thời tiết thì độc hại.  Khó để chiếm lãnh thổ này, và tôi sợ nó cũng không thể giữ được. (70) 

Sự kiện rằng loại thảo luận này được liên kết với thời trị vì của vua Nhật Tôn cho chúng ta thấy tầm mức của các sự tuyên nhận của vua Nhật Tôn và bằng chứng của quyền lực Việt dưới thời trị vì của ông đã thu hút sự chú ý của triều đình nhà Tống xa xăm.  Bất kể các ý kiến thê thảm này, quyết định được sớm lấy để chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng vào Việt Nam. 

Trong thực tế điều rõ nét là làm sao mà Nhật Tôn lại ở vào vị thế nổi bật lên trong các sử liệu Trung Hoa và, khi so sánh, làm sao mà người Trung Hoa lại ít quan tâm đến Phật Mã.  Việc này xảy ra là vì, ở một số tầm mức, dưới thời trị vì của vua Phật Mã có một vùng trái độn dân tộc miền núi nằm giữa Việt Nam và nhà Tống.  Nhưng cuộc nổi dậy không thành công của Nùng Trí Cao trong những năm cuối cùng của thời trị vì của vua Phật Mã làm biến mất vùng trái độn này, và trong thời trị vì của vua Nhật Tôn, lần đầu tiên, quân Việt và quân nhà Tống bắt đầu so gươm dọc theo biên giới trên căn bản ít nhiều thường xuyên.  Nhật Tôn, không hề dè dặt, đã phái quân sĩ của ông bắc tiến với hiệu ngữ đế quốc khắc trên trán và xem ra không có lo sợ người Trung Hoa tí nào.  Điều này khiến cho triều đình nhà Tống phải lắng tai nghe ngóng và lưu tâm. 

Quan điểm này còn được phản ảnh rõ hơn trong quyển An Nam Chí Nguyên: An-nan chi yuan, được viết bởi một tác giả Trung Hoa vô danh trong thời kỳ nhà Minh chiếm đóng ViệtNam hồi thế kỷ thứ mười lăm.  Có bằng chứng rõ ràng là An Nam chí nguyên đã tham dụng quyển Việt sử lược cũng như các bộ sử Trung Hoa tiêu chuẩn viết về Việt Nam. (71) Trong phần của nó về vua Nhật Tôn, (72) An Nam chí nguyên cho hay Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã tự xưng mình là chư hầu của nhà Tống, nhưng sau đó, qua hàm ý trong thời đại nhà Lý và đặc biệt là dưới thời trị vì của vua Nhật Tôn, lãnh thổ Việt “đột nhiên và không hợp thức tự xưng theo cùng cách thức như của Triệu Đà (Chao T’o) thời cổ xưa” có nghĩa nó đã tự tuyên xưng tư thế đế quốc, trực tiếp thách thức nhà Tống.  Danh sách các sự kiện cụ thể sau đó đã được đưa ra để kết án vua Nhật Tôn là kẻ đã làm việc này: các danh hiệu mà Nhật Tôn đã phong cho ông nội, xứ sở của ông, cho chính ông, cho mẹ, cho vợ, cho con, cho các quan chức, và các binh sĩ của ông. 

Các sử liệu của Trung Hoa được dựa trên một sự nhận thức của Trung Hoa hồi thế kỷ thứ mười một; liệu sự kiện rằng quyển Việt sử lược xem ra là một nguồn sử liệu Việt Nam bổ túc cho sự nhận thức này có nghĩa là nó có thể phản ảnh một nhận thức của thế kỷ thứ mười một hay không?  Đối với tôi, có vẻ câu trả lời cho câu hỏi này là đúng thế, hay, một cách chính xác hơn, là quyển Việt sử lược biểu lộ một cách trung thực một nhận thức về thế kỷ thứ mười một hơn là bộ Đại Việt sử ký toàn thư, là quyển, đối với triều Lý, là một sự giải thích của triều đại nhà Trần nhiều hơn. 

Giáo Sư Wolters đã chỉ cho thấy làm sao mà phần trong sự tóm lược của ông Lê Văn Hưu thảo luận về việc như thế nào mà một truyền thống đế quốc phương nam, bắt nguồn từ Triệu Đà thời cổ xưa, đã được tái xác định bởi Đinh Bộ Lĩnh trong thế kỷ thứ mười, và đã được duy trì bởi các nhà vua Việt một cách liên tục kể từ khi đó. (73) Chúng ta có thể ức đoán rằng ông Lê Văn Hưu đà cố tình đánh thấp vai trò của vua Nhật Tôn bởi vì vua Nhật Tôn cản trở công việc được giao phó cho ông.  Các nguồn sử liệu Trung Hoa đã xác định vua Nhật Tôn như là vị vua Việt đầu tiên tuyên xưng nghi vệ đế quốc; quyển An Nam chí nguyên đã đề cập một cách chi tiết về một “sự tuyên cáo đột nhiên và không hợp thức [tư thế đế quốc] theo cùng cách thức của Triệu Đà” khi nói về vua Nhật Tôn.  Như Giáo Sư Wolters đã chỉ dẫn, phần lớn công tác của ông Lê Văn Hưu là nhằm trình bày rằng sự tuyên nhận của Việt Nam tư thế đế quốc được khẳng định bởi các vua nhà Trần có thể truy nguyên một cách liên tục xuyên ngược qua triều đại nhà Lý, đến vua Lê Hoàn và vua Đinh Bộ Lĩnh.  Theo các nguồn sử liệu của Trung Hoa, không có nhà vua Việt nào tuyên xưng tư thế đế quốc trước vua Nhật Tôn cả.  Liệu điều này có nghĩa, trong thực tế rằng Nhật Tôn đã là vị vua đầu tiên tuyên xưng tư thế đế quốc nhưng ông Lê Văn Hưu đã chọn lựa những gì ông ghi chép về vua Nhật Tôn sao cho đừng xen lấn vào sự trình bày của ông rằng vua Đinh Bộ Lĩnh mới là “vì hoàng đế đầu tiên” hay chăng? Tôi mạnh mẽ ngờ rằng câu trả lời cho câu hỏi này là đúng như thế.  Chúng ta hãy khảo sát những gì mà ông Lê Văn Hưu đã lựa chọn để không ghi chép về vua Nhật Tôn, với giả định rằng tài liệu trong quyển Việt sử lược được cung cấp cho ông. [xem Phụ Chú số 6 của người dịch) 

Ngoài một tập hợp các mẩu chuyện nhỏ không liên hệ và một danh sách đầy đủ các sự bổ nhiệm tại triều đình, có ba loại sự kiện hiển nhiên trong Việt sử lược đã không thấy xuất hiện trongĐại Việt sử ký toàn thư nơi phần dành cho thời trị vì của vua Nhật Tôn.  Loại thứ nhất là văn thức về việc nhà vua “xuất cung và hồi kinh” và chúng ta đã sẵn thảo luận về việc này.  Điều cần ghi nhận nơi đây là các cuộc kinh lý của vua Nhật Tôn có nhiều “nghi vệ thiên tử” hơn các cuộc tuần du của vua Phật Mã.  Trong khi vua Phật Mã được đặc trưng bởi việc “cày ruộng và tịch điền”, vua Nhật Tôn “đi khảo sát và thu thập tin tức” và chỉ với vua Nhật Tôn mà các “đình tạ: pavillions” mới được đề cập tới.  “Biểu thức” về vua Nhật Tôn thì hơi khác với biểu thức về vua Phật Mã; trong khi của vua Phật Mã là một biểu thức về một “nhà vua”, của Nhật Tôn có thể được giải thích như  một biểu thức về một “hoàng đế”.  Có lẽ điều này đã dẫn Lê Văn Hưu đến việc cắt bỏ loại biểu thức này ra khỏi thời trị vì của vua Nhậ

0