04/06/2017, 23:36
Hãy nói không với các tệ nạn. (Dàn bài)
1. Tìm hiểu đềĐây là một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Cụ thể, trong trường hợp này, đề bài yêu cầu nghị luận về một tệ nạn xã hội. Hiện nay, đây cũng là một trong những vấn đề gây ra không ít những đau khổ cho nhiều cá nhân, gia đình và ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức, an ninh trong xã ...
1. Tìm hiểu đềĐây là một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Cụ thể, trong trường hợp này, đề bài yêu cầu nghị luận về một tệ nạn xã hội. Hiện nay, đây cũng là một trong những vấn đề gây ra không ít những đau khổ cho nhiều cá nhân, gia đình và ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức, an ninh trong xã hội.
Để làm được bài văn này, trước hết, các em cần suy nghĩ và lựa chọn một tệ nạn xã hội mà em nghĩ rằng nó tác động nhiều nhất tới cuộc scng của mọi người, mọi nhà. Sau khi đã xác định được vấn đề cần nghị luận, các em hãy suy nghĩ để trả lời được những câu hỏi như: Vì sao nó bị coi là một tệ nạn xã hội? Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn ấy? Nó ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội như thế nào? Thái độ của mỗi chúng ta?
Đặc biệt, các em cần lưu ý, đề bài đã yêu cầu rõ ràng: Hãy nói “không” với các tệ nạn, vì trong bài viết của mình, các em cần đi sâu vào làm nổi bật được những tác hại mà tệ nạn ấy gây cho cá nhân, gia đình, xã hội. Bởi, có hiểu được những tác hại khủng khiếp ấy thì người đọc và người nghe mới thấy được rằng: cần phải nói “không”, phải tránh xa nó.
Để bài văn thuyết phục hơn, ngoài khả năng lập luận (tìm ý, sắp xếp ý), các em có thể đưa vào bài viết của mình những sô liệu cụ thể mang tính cập nhật và có độ tin cậy cao. Điều này sẽ có những tác động không nhỏ tới người đọc.
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài:
Giới thiệu tệ nạn xã hội cần nghị luận.
Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là tệ nạn xã hội?
- Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn.
- Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:
+ Đối với cá nhân.
+ Đối với gia đình.
+ Đối với xã hội.
(Hoặc có thể lập luận phần này theo cách: nêu những tác hại về vật chất, sau đó nói đến những tác hại, ảnh hưởng về đạo đức, về tinh thần...).
- Làm thế nào để tránh xa các tệ nạn xã hội?
+ Vai trò của cá nhân.
+ Vai trò của gia đình.
+ Vai trò của toàn xã hội.
Kết bài:
Lời kêu gọi (thông điệp) vì một xã hội không có tệ nạn xã hội.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
- Một thực tế đáng buồn đang diễn ra hiện nay: Nhiều loại tệ nạn xã hội xuất hiện, tác động không nhỏ tới đời sống của mọi người dân.
- Trong tệ nạn ấy, tệ nạn (ma túy, cờ bạc...) là một trong những tệ nạn nguy hiểm.
2. Thân bài:
- Có rất nhiều hình thức được gọi là tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc, nghiện hút, nghiện rượu, mại dâm,... Chơi game quá mức cũng được coi là tệ nạn xã hội.
- Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội:
+ Diễn ra ở nhiều nơi (dẫn chứng): từ thành phố đến những làng quê vốn được coi là yên bình, từ miền ngược đến miền xuôi...
+ Có nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi (dẫn chứng).
+ Xảy ra liên tục ở nhiều thời gian, nhiều thời điểm khác nhau.
- Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:
+ Về vật chất.
+ Về thời gian.
+ Về sức khỏe.
+ Về đạo đức, lối sống, nhân cách con người.
(Không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người mắc tệ nạn mà còn ảnh hưởng xấu tới gia đình, xã hội... Dẫn chứng, phân tích).
- Làm thế nào để tránh xa tệ nạn xã hội?
+ Cá nhân: trang bị những hiểu biết về tệ nạn xã hội để tránh xa nó, sống có bản lĩnh, suy nghĩ và làm việc lành mạnh...
+ Gia đình: vai trò giáo dục, quản lí thời gian, tiền bạc, vai trò nêu gương của người lớn...
- Xã hội: ngăn chặn tệ nạn, tạo công ăn việc làm, sân chơi lành mạnh, thực thi pháp luật nghiêm minh...
3. Kết bài:
- Tránh xa các tệ nạn xã hội vừa là cách để bảo vệ bản thân, vừa là cách để tự khẳng định nhân cách, đạo đức của mỗi con người.
- Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh, phát triển.
Đặc biệt, các em cần lưu ý, đề bài đã yêu cầu rõ ràng: Hãy nói “không” với các tệ nạn, vì trong bài viết của mình, các em cần đi sâu vào làm nổi bật được những tác hại mà tệ nạn ấy gây cho cá nhân, gia đình, xã hội. Bởi, có hiểu được những tác hại khủng khiếp ấy thì người đọc và người nghe mới thấy được rằng: cần phải nói “không”, phải tránh xa nó.
Để bài văn thuyết phục hơn, ngoài khả năng lập luận (tìm ý, sắp xếp ý), các em có thể đưa vào bài viết của mình những sô liệu cụ thể mang tính cập nhật và có độ tin cậy cao. Điều này sẽ có những tác động không nhỏ tới người đọc.
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài:
Giới thiệu tệ nạn xã hội cần nghị luận.
Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là tệ nạn xã hội?
- Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn.
- Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:
+ Đối với cá nhân.
+ Đối với gia đình.
+ Đối với xã hội.
(Hoặc có thể lập luận phần này theo cách: nêu những tác hại về vật chất, sau đó nói đến những tác hại, ảnh hưởng về đạo đức, về tinh thần...).
- Làm thế nào để tránh xa các tệ nạn xã hội?
+ Vai trò của cá nhân.
+ Vai trò của gia đình.
+ Vai trò của toàn xã hội.
Kết bài:
Lời kêu gọi (thông điệp) vì một xã hội không có tệ nạn xã hội.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
- Một thực tế đáng buồn đang diễn ra hiện nay: Nhiều loại tệ nạn xã hội xuất hiện, tác động không nhỏ tới đời sống của mọi người dân.
- Trong tệ nạn ấy, tệ nạn (ma túy, cờ bạc...) là một trong những tệ nạn nguy hiểm.
2. Thân bài:
- Có rất nhiều hình thức được gọi là tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc, nghiện hút, nghiện rượu, mại dâm,... Chơi game quá mức cũng được coi là tệ nạn xã hội.
- Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội:
+ Diễn ra ở nhiều nơi (dẫn chứng): từ thành phố đến những làng quê vốn được coi là yên bình, từ miền ngược đến miền xuôi...
+ Có nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi (dẫn chứng).
+ Xảy ra liên tục ở nhiều thời gian, nhiều thời điểm khác nhau.
- Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:
+ Về vật chất.
+ Về thời gian.
+ Về sức khỏe.
+ Về đạo đức, lối sống, nhân cách con người.
(Không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người mắc tệ nạn mà còn ảnh hưởng xấu tới gia đình, xã hội... Dẫn chứng, phân tích).
- Làm thế nào để tránh xa tệ nạn xã hội?
+ Cá nhân: trang bị những hiểu biết về tệ nạn xã hội để tránh xa nó, sống có bản lĩnh, suy nghĩ và làm việc lành mạnh...
+ Gia đình: vai trò giáo dục, quản lí thời gian, tiền bạc, vai trò nêu gương của người lớn...
- Xã hội: ngăn chặn tệ nạn, tạo công ăn việc làm, sân chơi lành mạnh, thực thi pháp luật nghiêm minh...
3. Kết bài:
- Tránh xa các tệ nạn xã hội vừa là cách để bảo vệ bản thân, vừa là cách để tự khẳng định nhân cách, đạo đức của mỗi con người.
- Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh, phát triển.