28/05/2017, 20:10

Hai địa danh Chương Dương và Hàm Tử trong bài ‘ Phò giá về kinh’ gợi ra những chiến công nào? Việc nhắc lại những địa danh đó có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung bài thơ?

Đề bài: Hai địa danh Chương Dương và Hàm Tử trong bài ‘ Phò giá về kinh’ gợi ra những chiến công nào? Việc nhắc lại những địa danh đó có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung bài thơ? Bài làm “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải như một trang kí sự bằng thơ nóng ...

Đề bài: Hai địa danh Chương Dương và Hàm Tử trong bài ‘ Phò giá về kinh’ gợi ra những chiến công nào? Việc nhắc lại những địa danh đó có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung bài thơ? Bài làm “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải như một trang kí sự bằng thơ nóng hổi tính thời sự và đầy ắp sự kiện lịch sử của thời đại nhà Trần. Bài thơ tứ tuyệt này ghi lại một cách hào hùng hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt ...

Đề bài:    Hai địa danh Chương Dương và Hàm Tử trong bài ‘ Phò giá về kinh’ gợi ra những chiến công nào? Việc nhắc lại những địa danh đó có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung bài thơ?

 Bài làm

    “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải như một trang kí sự bằng thơ nóng hổi tính thời sự và đầy ắp sự kiện lịch sử của thời đại nhà Trần. Bài thơ tứ tuyệt này ghi lại một cách hào hùng hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân – hè năm Ất Dậu (1285): trận Hàm Tử và trận Chương Dương. Trần Quang Khải đã kể lại hào khí chiến thắng đó qua các câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù”

          Chương Dương là bến sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây cũ. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy. Hàm Tử là địa danh ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Chiến thắng Hàm Tử vào tháng 4 cùng năm do tướng Trần Nhật Duật lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.

          Đây là những trận thủy chiến dữ dội diễn ra trên chiến tuyến sông Hồng. Trong trận Hàm Tử, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai tháng sau, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên – Mông tại bến Chương Dương. Hàng vạn lính xâm lược bị tiêu diệt, bị bắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của giặc.

soan bai pho gia ve kinh

           Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối, làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược đã diễn ra tại bến đò và quan ải trọng yếu trên phòng tuyến sông Hồng. Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng lại được nói trước là do nhà thơ đang sống trong không khí hào hùng của chiến thắng vừa diễn ra. Tiếp đến, nhà thơ mới làm sống lại không khí sôi động của chiến thắng Hàm Tử trước đó.

          Hai cụm từ “đoạt sáo” (cướp giáo) và “cầm Hồ” (bắt giặc Hồ) được đặt ở vị trí đầu câu thơ, như một trọng âm, một nốt nhấn trong ca khúc khải hoàn, đồng thời gợi tả hai cú đánh trời giáng xuống đầu quân xâm lược, chiến công nối tiếp chiến công, quân ta đại thắng. Niềm vui chiến thắng trận tràn ngập lòng người. Từ nhà vua đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân, ai ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào.

           Hai chiến công ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử đã làm thay đổi cục diện chiến trường, quân ta từ chỗ rút lui đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Mông cổ do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang ồ ạt như sóng dữ tràn ngập bờ cõi Đại Việt. Khói lửa ngút trời kinh thành Thăng Long. Quân ta bị giặc từ hai phía kẹp lại như hai gọng kìm sắt, từ ải Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra. Vận nước như ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng với tài thao lược của vị tướng họ Trần, quân ta đã “lấy đoản binh chế trường trận”, lấy yếu đánh mạnh. Trận Chương Dương, Hàm Tử đại thắng. Thế cờ đảo ngược. Quân ta chiến thắng giòn giã, giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc. Kinh thành Thăng Long được hoàn toàn giải phóng. Bè lũ xâm lược bị quét sạch ra khỏi đất nước ta. Đó là những ngày tháng vinh quang cuả dân tộc. Mùa hè năm Ất Dậu (1285) là mùa hè mà niềm vui chiến thắng trào dâng sông núi. Câu thơ của Trần Quang Khải như một trang kí sự chân thực, hào hùng, mang phẩm vị anh hùng ca tạo nên một nét đẹp của bài thơ.

          Máu sương của ba quân, lòng quả cảm của người chiến binh, tài thao lược của của tướng soái đã góp phần làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử oanh liệt. Phải là người trong cuộc, phải là nhà thơ tài hoa, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hùng tráng như vậy. Tác giả “Tụng giá hoàn kinh sư” là một trong những thi sĩ đầu tiên của Đại Việt đã đem địa danh sông núi thân yêu in đậm vào lịch sử và nền thơ ca dân tộc như một mốc son chói lọi: Chương Dương và Hàm Tử. Chỉ bằng hai câu thơ ngũ ngôn với nhịp thơ nhanh và các động từ mạnh, thi sĩ không chỉ tái hiện không khí chiến thắng oanh liệt của quân dân ta mà còn gợi ra bao ý nghĩ, bao liên tưởng, bao cảm xúc, ý vị sâu xa về sức mạnh Đại Việt.

TU KHOA TIM KIEM:

HAI DIA DANH CHUONG DUONG VÀ HAM TU QUAN

DIA DANH TRONG BAI 'PHO GIA VE KINH'

HAI DIA DANH GOI RA NHUNG CHIEN CONG NAO?

VIEC NHAC LAI NHUNG DIA DANH DO CO TAC DUNG NHU THE NAO VOI VIEC THE HIEN NOI DUNG

 

0