28/05/2017, 20:10

Nhân vật trữ tình trong ba bài ca dao than thân trách về điều gì

Đề bài: Nhân vật trữ tình trong ba bài ca dao than thân trách về điều gì Bài làm Ca dao là một phần quan trọng trong văn học dân gian Việt Nam. Qua những câu ca dao, chúng ta thấy cuộc đời của những con người trong xã hội, thấy bao tâm trạng, bao khát vọng, lý tưởng, thấy được cái đẹp của biết bao ...

Đề bài: Nhân vật trữ tình trong ba bài ca dao than thân trách về điều gì Bài làm Ca dao là một phần quan trọng trong văn học dân gian Việt Nam. Qua những câu ca dao, chúng ta thấy cuộc đời của những con người trong xã hội, thấy bao tâm trạng, bao khát vọng, lý tưởng, thấy được cái đẹp của biết bao hình ảnh, từ ngữ mà những người dân bình dị đã sáng tạo và gửi gắm nơi từng câu chữ. Ca dao Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó không thể không nhắc đến chùm ...

Đề bài: 

Bài làm

Ca dao là một phần quan trọng trong văn học dân gian Việt Nam. Qua những câu ca dao, chúng ta thấy cuộc đời của những con người trong xã hội, thấy bao tâm trạng, bao khát vọng, lý tưởng, thấy được cái đẹp của biết bao hình ảnh, từ ngữ mà những người dân bình dị đã sáng tạo và gửi gắm nơi từng câu chữ. Ca dao Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó không thể không nhắc đến chùm ca dao than thân đã tồn tại và hiện diện từ lâu đời.        

           Đất nước ta đa phần làm nông, vì vậy hình ảnh người nông dân luôn gần gũi với con người và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều sáng tác nghệ thuật. Những người nông dân có đời sống cơ cực đã đi vào ca dao đằng sau hình ảnh con cò:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

          Câu ca dao chính là lời kêu than đáng thương của những kiếp khổ. Lời trách cứ vang lên thật não nề. Họ trách thân phận cơ cực, làm việc vất vả nhưng chẳng thể nuôi đủ bản thân và gia đình. Họ trách những áp bức bất công trong xã hội phong kiến, họ trách những khó khăn cứ thế dồn dập chồng chất lên đôi vai gầy. Đâu đó như vang lên tiếng thở dài bất lực trong màn đen tĩnh lặng mà không hề có tiếng đáp trả, cô độc và hiu quạnh biết bao.         

          Không chỉ riêng người nông dân, trong xã hội còn rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh nghèo khó khốn khổ. Họ là những người có thân phận nhỏ bé, bần hàn trong xã hội. Họ được ví von với những con vật đáng thương trong câu ca dao:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi nhả mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dẫu kêu ra máu có người nào nghe.

kiep-tam4

          Hình ảnh con tằm nhả tơ gợi hình nhắc về những con người phải lao động để phục vụ cho kẻ khác. Hình ảnh con kiến cũng mang ý nghĩa tương tự, chỉ những thân phận nhỏ bé, suốt đời làm lụng mà vẫn quanh quẩn với cái khổ. Ta có thể hình dung ra hình ảnh lao động vất vả của người xưa đằng sau hình ảnh chim hạc- những cuộc đời phiêu bạt, lận đận, luôn cố gắng mà không có kết quả. Đỉnh điểm của sự đáng thương đến tột cùng đó chính là hình ảnh con cuốc kêu ra máu. Đó là những con  người chịu sự oan trái, những lời bất bình từ những sự bất công sai trái trong xã hội, nhưng, “ có người nào nghe”. Đâu có ai thực sự lắng nghe và cảm thông cho họ. Đâu có ai chấp nhận giúp đỡ và dìu dắt họ qua kiếp khổ. Họ sống cô dộc, lầm lũi và đau thương. Họ chịu sự uất ức, giày vò, khinh thường từ những người có thân phận lớn hơn. Họ nghèo, nghèo về vật chất lẫn về tinh thần. Cuộc đời họ luôn trong bóng tối mà không hề có đường ra. Vì thế mà mỗi câu ca dao như thể một lời trách, trách số phận hẩm hiu, trách sự bất bình và cả sự bất công.

          Người phụ nữ được nhắc đến rất nhiều trong ca dao xưa. Ví như câu:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

là một lời than thân đáng thương biết mấy. Câu ca dao trên như thể đang khắc họa cuộc đời của người phụ nữ- trôi nổi, bấp bênh, xô đẩy giữa dòng đời. Những người phụ nữ thậm chí còn không được nắm giữ cuộc đời mình, không được tự mình quyết định tương lai mà bị sự quản giáo, chèn ép từ người khác. Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ không hề được nâng niu trân trọng. Họ phải gánh chịu những khó khăn mà dòng đời xô đẩy “ gió dập sóng dồi” mà không biết tương lai mình sẽ ra sao “ biết tấp vào đâu”. Câu ca dao là một lời than thân mạnh mẽ về sự bất lực bất công, là lời trách cứ đầy tức giận của một lớp người không có tiếng nói trong xã hội. Có thể nói rằng, tư tưởng của bài ca dao là tiếng kêu, tiếng than thân đầy bi ai bất lực, là nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

          Những bài ca dao trên phần nào đã thể hiện tâm tư, nỗi lòng của nhân vật trữ tình- những con người nghèo khổ, cùng cực, thân phận thấp bé trong xã hội cũ. Ta nghe từng lời trách cứ vừa nhẹ nhàng mà cũng thật sâu sắc. Từ đó ta có thể hiểu hơn về họ, cảm thông cho họ và trong lòng dâng lên một nỗi thương xót mỗi khi lời ca dao vang lên chầm chậm mà đi vào lòng người.

 

TU KHOA TIM KIEM:

NHAN VAT TRU TINH

NHAN VAT TRU TINH TRONG BAI CA DAO

NHAN VAT TRU TINH TRONG BA BAI CA DAO THAN THAN TRACH VE DIEU GI

 

0