25/05/2018, 16:17

Hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. Kế toán muốn hạch toán được khoản trích khấu hao tài sản cố định trước tiên phải tính được số khấu ...

 - anh chinh

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Kế toán muốn hạch toán được khoản trích khấu hao tài sản cố định trước tiên phải tính được số khấu hao TSCĐ trong kỳ theo các phương pháp trích khấu hao được hướng dẫn tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Bạn tham khảo tại đây: Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Sau đây, Kế toán Centax xin chia sẻ cách hạch toán khấu hao TSCĐ theo Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC bằng các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

1. Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác

  • Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
    Nợ TK 623, 627, 641, 642, 811

          Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

2. Hạch toán khấu hao TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc

  • TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, ghi:
    Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

          Có các TK 336, 411 (giá trị còn lại)
          Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn).

3. Đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ phải ghi giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ, BĐSĐT

Để hiểu rõ hơn về việc hạch toán giảm giá trị hao mòn do giảm TSCĐ mời bạn tham khảo bài viết sau: Các trường hợp giảm tài sản cố định

4. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án

  • Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, kế toán ghi:
    Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

           Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

5. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi

  • Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, kế toán ghi:
    Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

          Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

6. Trường hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ

  • Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm. Số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:
    Nợ TK 623, 627, 641, 642 (số chênh lệch khấu hao tăng)
          Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
  • Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ giảm so với số đã trích trong năm. Số chênh lệch khấu hao giảm, ghi:
    Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
          Có các TK 623, 627, 641, 642 (số chênh lệch khấu hao giảm).

Mời bạn tham khảo cách trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng qua bài viết sauCách trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

0