Hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình do chuyển thành công cụ dụng cụ
Tài sản cố định hữu hình giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ thường là những tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 1. ...
Tài sản cố định hữu hình giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ thường là những tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1. Hồ sơ, tài liệu sử dụng để chuyển tài sản cố định thành công cụ, dụng cụ
- Hồ sơ gốc tài sản cố định
- Quyết định chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ
- Sổ chi tiết tài sản cố định
2. Hạch toán giảm tài sản cố định do chuyển thành công cụ, dụng cụ
Theo Khoản 11 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định như sau:
“ 11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.”
- Do đó, đối với TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất, kinh doanh, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (nếu giá trị còn lại nhỏ)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ). - Nếu tài sản cố định còn mới chưa sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 153 – Nếu nhập kho
Nợ TK 242 – Nếu đem sử dụng
Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ
Ví dụ minh họa 1: Đầu tháng 01/2013, công ty X mua một máy tính xách tay với nguyên giá 25 triệu đồng, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Kế toán đơn vị đã ghi nhận là tài sản cố định và tiến hành trích khấu hao từ tháng 01/2013, đến đầu tháng 06/2013 giá trị hao mòn lũy kế là 2,083 triệu đồng, thời gian khấu hao của tài sản là 05 năm.
Như vậy, theo Khoản 11 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC phải tiến hành chuyển tài sản trên thành công cụ dụng cụ do không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định.
Bạn hạch toán như sau: (ĐVT: triệu đồng)
- Chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ:
Nợ TK 214: 2,083 (giá trị hao mòn lũy kế)
Nợ TK 242: 22,917 (giá trị còn lại của tài sản)
Có TK 211: 25 (nguyên giá tài sản) - Hàng kỳ tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian không quá 03 năm:
Nợ TK 641, 642…
Có TK 242
Ví dụ minh họa 2: Đầu năm 2015, công ty X mua một bộ máy cắt cỏ 20 triệu đồng (thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) đã thanh toán bằng chuyển khoản, khi mua tài sản về không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay. Kế toán đơn vị sẽ hạch toán như sau: (ĐVT: triệu đồng)
- Bút toán đưa tài sản và sử dụng ngay:
Nợ TK 242: 20
Nợ TK 133: 2
Có TK 112: 22 - Hàng kỳ cũng tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian không quá 03 năm:
Nợ TK 641,642
Có TK 242
Mời bạn tiếp tục theo dõi các trường hợp ghi giảm tài sản cố định tại các bài viết sau đây:
Hồ sơ, thủ tục thanh lý tài sản cố định
Hạch toán giảm TSCĐ do phát hiện thiếu khi kiểm kê
Hạch toán giảm tài sản cố định do góp vốn