25/05/2018, 17:39

GS Nguyễn Tài Cẩn - Người soi rọi ngọn nguồn tiếng Việt

Kỳ cuối: Chúng ta sẽ rất thiếu những nhà Việt Nam học GS Nguyễn Tài Cẩn ở Nhật Bản (Dân trí) - Là người nhận diện họ hàng xa gần của tiếng Việt từ mấy nghìn năm trước cho đến tận hôm nay, ông cũng cảnh báo ...

Kỳ cuối: Chúng ta sẽ rất thiếu những nhà Việt Nam học

GS Nguyễn Tài Cẩn ở Nhật Bản

Nghìn năm trước, tiếng Việt phát âm ra sao?

Lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo) của Nguyễn Tài Cẩn, xuất bản năm 1995, là một cuốn sách trong "cụm công trình" được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Qua 350 trang sách, tác giả đã bước đầu trả lời câu hỏi nói trên.

GS Cẩn và các học trò của ông đã vận dụng có phê phán phương pháp Swadesh, tức phương pháp ngữ thời học (grottochronology). Đó là phương pháp xuất phát từ quan niệm cho rằng, qua thời gian, việc thay thế từ vựng cơ bản cổ bằng từ vựng mới là một việc xẩy ra theo quy luật chung cho mọi ngôn ngữ. Nếu hai ngôn ngữ hay hai phương ngữ A, B cùng gốc tách nhau khoảng 1.000 năm, thì trong bảng từ vựng chúng chỉ còn giữ lại 74% là chung; nếu tách nhau 2.000 năm, thì số từ vựng chung còn lại chiếm khoảng 54%; tách nhau 4.000 năm, thì số từ vựng chung còn lại chỉ chiếm khoảng 30%.

Ông khiêm tốn gọi cuốn giáo trình nói trên là "sơ thảo". Nhưng thật ra, đó là một công trình lớn, có tính chất mở đường. Để viết giáo trình ấy, ông đã phải tham khảo hàng trăm công trình nghiên cứu tiếng Việt, tiếng Mường và các ngôn ngữ bà con gần xa như các thứ tiếng: Nguồn, Pọng, Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A-rem, Thà Vựng, Pakatan, Phon Soung, Khạ Phong...

Nhận diện họ hàng gần xa của tiếng Việt

Nếu hai ngôn ngữ hay hai phương ngữ A, B cùng gốc tách nhau khoảng 1.000 năm, thì trong bảng từ vựng chúng chỉ còn giữ lại 74% là chung; nếu tách nhau 2.000 năm, thì số từ vựng chung còn lại chiếm khoảng 54%; tách nhau 4.000 năm, thì số từ vựng chung còn lại chỉ chiếm khoảng 30%.

Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học quốc tế gần như nhất trí: Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ Nam á, ngành Môn-Khmer, trong tiểu chi Việt-Chứt; quan hệ với tiếng Thái-Kadai dù khá xa xưa, quan hệ với tiếng Hán dù khá sâu đậm, nhưng đó vẫn chỉ là quan hệ tiếp xúc, chứ không phải họ hàng gần. Để có thể hình dung một "ngành" như ngành Môn-Khmer trong ngôn ngữ học phức tạp đến mức nào, ta có thể xem Từ điển Bách khoa Britannica III. Thì ra, trong "ngành" ấy, có hơn... 100 ngôn ngữ! GS G. Diffloth đã lập "bản đồ" về 100 ngôn ngữ đó.

Tiểu chi Việt-Chứt là tiểu chi có đông người nói nhất trong ngành Môn-Khmer, chỉ tính riêng ở Việt Nam, vào thời điểm cuốn sách của Nguyễn Tài Cẩn được in, đã có hơn 60 triệu người. Trong khi ở tiểu chi Khmer chỉ có 7 triệu người; còn ở các tiểu chi khác, mỗi tiểu chi chưa đến 1 triệu người.

Về ngữ âm tiếng Việt thế kỷ 17, cứ liệu Nguyễn Tài Cẩn sử dụng trước hết là cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum- Latinum) của Alexandre de Rhodes in năm 1651 ở Rome, Italy.

Đi ngược lên thế kỷ 15-16, Nguyễn Tài Cẩn tham khảo tài liệu An Nam dịch ngữ, một danh sách hơn 700 mục từ tiếng Việt được người Trung Quốc dịch nghĩa và phiên âm qua chữ Hán để dùng trong ngoại giao.

Ngược dòng thời gian xa hơn nữa, thì cứ liệu quan trọng nhất là hệ thống ngữ âm ở các vùng thổ ngữ Mường. Cách đây khoảng 1.200 năm, Việt và Mường cùng dùng chung một tiếng.

Về tiếng Mường, TS Nguyễn Văn Tài, một cộng sự gần gũi của GS Nguyễn Tài Cẩn, đã dày công điều tra 29 thổ ngữ Mường và công bố trong luận án tiến sĩ năm 1983. 29 thổ ngữ đó được xếp vào 9 nhóm nằm rải rác tại các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, từ Mường Phong, Mường Thái, Mường Bi đến Giai Xuân, Tân Hợp, Sông Con, v.v. Cũng là tiếng Mường, nhưng người Mường vùng này gọi là con trâu con, thì vùng kia gọi là con nghé; vùng này gọi là chiêng, thì vùng kia gọi là cồng; vùng này gọi là chân, vùng kia gọi là giò... Cũng để chỉ một con vật như nhau, nhưng người Mường nhóm 6 gọi là con dải, trong khi người Mường nhóm 7 lại gọi là con ba ba. Cũng là một hành động như nhau, nhưng người Mường nhóm 8 gọi là chửi, trong khi người Mường nhóm 9 lại gọi là bới, v.v.

Những nghiên cứu của GS Nguyễn Tài Cẩn và các học trò của ông như TS Nguyễn Văn Tài giúp cho những ai yêu tiếng Việt - trước hết là các nhà văn, nhà báo - hiểu tiếng Việt sâu xa hơn và, nhờ vậy, dùng tiếng Việt cẩn trọng hơn, chính xác hơn. Đọc cuốn sách ấy rồi, ít ai còn dám tự mãn nghĩ rằng mình đã hiểu đến tận ngọn nguồn tiếng mẹ đẻ!

Kiếm tìm trong lịch sử xa xăm

Ngược lên quá khứ xa xăm hơn nữa, khoảng 3.000 năm trước, chỗ dựa chủ yếu để nghiên cứu là các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở vùng núi khu Bốn như tiếng Sách, tiếng Rục, tiếng Mày, tiếng Mã Liềng, tiếng A-rem, và ở vùng bên kia biên giới Việt-Lào như tiếng Thà Vựng, tiếng Ahơ...

So sánh tiếng Việt với tiếng A-rem hay tiếng Maleng, tức là những ngôn ngữ đã tách khỏi tiếng Việt cách đây 2.300-2.500 năm, ta sẽ biết trạng thái khi hai bên còn chung một ngôn ngữ: trạng thái từ 2.500 năm trở về trước.

Căn cứ số liệu tính toán đã được công bố theo phương pháp ngữ thời học, thì tiểu chi Việt-Chứt tách khỏi Việt-Katu cách đây khoảng 4.000 năm. ở sơ kỳ của nó, tiểu chi Việt-Chứt chưa cách xa khỏi khối Katu bao nhiêu. Để nghiên cứu giai đoạn này, ta sẽ tìm cứ liệu ở các tiểu chi khác trong ngành Môn-Khmer.

Rất nhiều tộc người thiểu số, sống ở đông và tây Trường Sơn, nói các thứ thổ ngữ "líu lo như chim hót", nghe rất lạ tai, hoá ra trong quá khứ xa xăm, họ đã từng nói cùng một thứ tiếng với người Việt!

Còn về ảnh hưởng sâu xa của tiếng Hán đối với tiếng Việt thì, như ta đã biết, GS Cẩn đã có một cuốn sách chuyên khảo riêng.

GS Cẩn cũng cẩn thận tìm lai nguyên của hệ thống phụ âm đầu (âm mũi, âm tắc, âm xát...), lai nguyên của các nguyên âm dòng trước (e, ê, i, iê), các nguyên âm dòng giữa (a, ă, ư, ơ, â, ươ), của hệ thống âm cuối (m/p, n/t, ng/c, u/o (w), i/y (j), và lai nguyên của âm đệm w. Rồi tìm lai nguyên của hệ thống thanh điệu (ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).

Ông phân tích, tổng hợp các kết quả thu thập được của các đồng nghiệp trong nước và nước ngoài để rút ra kết luận.

Chẳng hạn, M. Ferlus không những nghiên cứu sâu về ngôn ngữ Tiền Việt-Mường (Vietnamien et Proto-Vietmuong, 1975), mà còn khảo sát cả phương ngữ Vinh (La dialecte vietnamien de Vinh, 1991)... M. E. Barker nghiên cứu các âm vị Mường (The Phonemes of Muong, 1968), các phụ âm cuối và nguyên âm Tiền Việt-Mường (Proto-Vietnamuong Final Consonants and Vowels, 1970)...

Bao nhiêu bạn trẻ biết chữ Nôm?

GS Mỹ Keith W. Taylor, nhà Việt Nam học nổi tiếng của Đại học Cornell (Mỹ), sang Hà Nội, nhờ GS Nguyễn Tài Cẩn dạy chữ Nôm cho. Chị Y. S. Wang viết luận án tiến sĩ về chữ Nôm. Còn chị Olga Dror thì lại viết luận án tiến sĩ về bà chúa Liễu Hạnh...

Kỳ trước, tôi đã nhắc đến chị Barbara Niedeer viết luận án tiến sĩ về tiếng Hmông-Dao, rồi dịch cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt của Nguyễn Tài Cẩn ra tiếng Pháp.

Mới đây nhất, trong hai ngày 11 và 12/4/2008, tại Đại học Temple (Mỹ), đã diễn ra Hội nghị Nôm học quốc tế để thông báo về những kết quả mới nhất trong việc nghiên cứu chữ Nôm. Đã 82 tuổi, GS Cẩn không sang dự được, mà chỉ gửi đi bản báo cáo: Một số vấn đề về ngành Nôm học. Ông cho biết, hiện nay, chúng ta có hai loại văn bản Nôm: loại đã được khắc in mộc bản và loại ở dạng chép tay. Ông muốn nói về loại thứ nhất, vì những cuộc tranh luận gần đây (như về Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Hoa tiên, v.v) đều liên quan đến loại này. Trong báo cáo đó, GS Cẩn thông báo về việc ông phát hiện một số chữ Nôm cổ còn giữ dấu vết kỵ huý đời Trần.

Tuy nhiên, chúng tôi không định đi sâu hơn vào học thuật mà chỉ muốn lưu ý bạn đọc rằng: Chữ Nôm, văn tự cổ của Việt Nam, hiện đang được nhiều nước biết tới, trong khi ở nước ta thì sao? Đốt đuốc đi tìm cũng khó thấy những bạn trẻ nào còn đọc nổi!

Rồi đây, sẽ có những bạn trẻ nào ở nước ta nuôi chí lớn kế tục sự nghiệp của các học giả lớp trước, dũng cảm bước vào ngành Nôm học hay rộng hơn Việt Nam học, Đông phương học như Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giáp, Hà Văn Tấn, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đức Từ Chi, Phan Huy Lê, Trần Đình Hượu...?

Nếu Nhà nước ta không lo lắng, kịp thời thu hút và đào tạo những tài năng trẻ, thì e rằng không lâu nữa, chúng ta sẽ rất thiếu những nhà Việt Nam học có tầm cỡ!

Tôi nhớ mãi điều nghịch lý mà GS Cẩn nói khi chia tay tôi, trở về với vợ con ông hiện đang sống ở Matxcơva.

Hàm Châu

khoá học thiết kế web tphcm giá rẻ thiet bi bếp nhà hàng tai tphcm cong ty thiet ke web tphcm cong ty may đồng phục tai tphcm mua mua container cũ gia re mua bán đàn guitar gia re ban mat ong rung nguyen chat gia re dai ly ống nước tien phong cuoc vũ đạo vu dao ban bình nóng lạnh tai tphcm Chóng mặt chong mat quan Cafe Phố Sữa Đá MacCoffee ống nhôm tien dat
0