25/05/2018, 17:38

Giật mình ở ngôi làng cổ nổi tiếng thế giới - Đông Sơn

TP - Tôi đâu biết cái làng mình nằm đêm ấy là một trong 10 làng cổ đẹp nhất nước. Một cái làng mà hội đủ 5 di tích về Khảo cổ. Danh thắng. Lịch sử văn hóa. Cách mạng kháng chiến và kiến trúc. Thầm trách mình là đã bao lần qua Thanh về Thanh mà chưa về thăm lại làng cổ Đông Sơn? Mà xa ...

TP - Tôi đâu biết cái làng mình nằm đêm ấy là một trong 10 làng cổ đẹp nhất nước. Một cái làng mà hội đủ 5 di tích về Khảo cổ. Danh thắng. Lịch sử văn hóa. Cách mạng kháng chiến và kiến trúc.


Thầm trách mình là đã bao lần qua Thanh về Thanh mà chưa về thăm lại làng cổ Đông Sơn? Mà xa ngái chi, cách thành phố Thanh Hóa chỉ 3 cây số.




Giếng cổ Đông Sơn

Ảnh: Trịnh Tuấn


Dễ đã non 30 năm, lần đó theo anh bạn về làng cổ Đông Sơn giang tay chân hết cỡ trên tấm phản lim chắc khừ mát lạnh trong ngôi nhà ngót trăm tuổi vừa nhai ngô rang vừa nghe bà bác anh bạn bỏm bẻm trầu rề rà kể cho nghe cái địa thế lạ lùng kỳ dị của cái làng có tên cũ là Nam Sơn Thọ này.


Làng lọt thỏm trong thế ma trận của sơn thạch ba bề là những ngọn núi đá lẫn núi đất, núi thấp núi cao núi vừa vừa. Sáng ra đi lang thang, lạ lẫm ngó hình sông thế núi quanh làng chợt nhớ lại câu chuyện đêm qua trước khi ngủ tít mít, hình như bà bác anh bạn có điểm danh những thế núi ấy đâu như 99 ngọn và tất thảy có cái dáng hao hao hình con phượng chầu về làng.


Bập bõm nhớ thêm câu ca dao bà chêm vào hồi đêm Chín mươi chín ngọn bên đông/Còn ngọn núi Nít bên sông chưa về/Chín mươi chín ngọn đề huề/Còn ngọn núi Nít chưa về bên đông... Theo bà bác, núi Nít là ngọn núi nhỏ xinh như con nít, chính là hòn núi Ngọc bên kia bờ sông Mã nổi danh những năm chiến trận hồi đánh Mỹ.

Rồi đậm thêm trong trí nhớ là những cái cổng xây kiểu là lạ của mỗi thôn dẫn vào những dãy nhà mái lợp bằng thứ ngói liệt đã xỉn đen.  Hồi ấy hình như chưa đủ độ để cảm để nghĩ thêm cái gì xa... Tôi đâu biết cái làng mình nằm đêm ấy là một trong 10 làng cổ đẹp nhất nước. Một cái làng mà hội đủ 5 di tích về Khảo cổ. Danh thắng. Lịch sử văn hóa. Cách mạng kháng chiến và kiến trúc.


Ghé làng cổ Đông Sơn đận này, tôi lờ mờ một chủ đích. Ấy là thử tìm lại hậu duệ của một người. Người ấy, trong tài liệu hiếm hoi còn sót lại của Viện Viễn Đông Bác Cổ có chép là Nguyễn Văn Lắm hoặc Trần Văn Lâm chi đó, người làng cổ Đông Sơn này! Nói tìm là cũng để thỏa tí ti sự tò mò chứ chả làm cái chi to tát cả.

Nhưng tôi cứ lẩn thẩn nghĩ rằng, nếu không có người nông dân đi câu ở làng Đông Sơn có tên như thế vị tất đã có một nền văn minh lẫn văn hoá Đông Sơn? Đó là một buổi chiều thu đã tít xa, năm 1924, ông Lắm (hay Lâm) đi câu bên khúc sông Mã gần làng.


Buông câu hồi lâu vẫn chưa có con cá nào đớp nhưng lạ thay ánh mắt ông không biết quỷ thần chi xui khiến cứ chăm chắm vào cái đoạn lở bên bờ sông gần chỗ mình ngồi câu. Những khúc lở bên bờ phải của con sông Mã thì có thiếu gì nhưng ông Lắm thấy có chi đó là lạ? Ấy là có vật gì lấp lánh... Hay là mình đói rồi hoa mắt? Nhưng dòm thật kỹ, ông vẫn thấy cái vật lấp lánh chỗ lớp đất đang toài ra ấy không mất không biến đi như lúc đầu ông nhác thấy. Đặt cần câu xuống, ông Lắm thận trọng men ra...


Đất phù sa dễ moi nên một chốc ông Lắm đã lôi lên cái vật phát ra thứ lấp lánh ấy... Thoạt tiên ông cứ ngỡ chiếc ang hay cái vại đựng nước ai đã vứt đi? Nhưng gạt rồi rửa bớt đất, ông thấy hình thù nó không phải ang lẫn vại, ngó khác lắm và lại bằng đồng? Ông giật mình nhớ hơn tháng trước, một bận đốn củi trên chỗ núi gần làng, ông cũng nhặt được mấy mẩu có hình thù là lạ nhưng hao hao như cái rìu như con dao và tất cả đều bằng đồng đã gỉ xanh gỉ mục.


Tin ông Lắm bắt được cái vật không phải ang mà cũng chả phải vại, chẳng mấy chốc loang khắp làng. Cái tin ấy đã đến được tai viên thuế quan người Pháp Pajot đang tòng sự ở tỉnh lỵ Thanh Hóa khi ấy. Mà Pajot lại là một người khá am hiểu lẫn say mê việc nghiên cứu phong tục tập quán xứ Thanh lẫn các nơi mà ông đã từng tòng sự ở xứ Đông Dương này.


Chẳng khó khăn gì, Pajot mò đến làng Đông Sơn và tìm đến ông Lắm. Chính viên thuế quan ấy cũng chả biết đó là thứ gì và cũng chỉ mang máng biết đó là một dạng đồ cổ...


Khá khen thay tầm văn hóa lẫn ý thức trách nhiệm của nhân viên ngạch hành chánh Phú Lãng Sa thời ấy (nếu những thứ đồ na ná thế rơi vào tay cán bộ nào đó thời hiện đại này thì ai dám chắc họ lại không mang ra hiệu và thứ đồ cổ ấy bỗng chốc mà biến mất tăm tích?) Pajot còn hào phóng trả cho ông Lắm mấy hào bạc Đông Dương rồi rinh mấy thứ đồ đồng mà ông Lắm tình cờ tìm được ấy đến Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) để xác định giá trị.


Với con mắt sành sỏi, không lâu la gì, ông đốc Viễn Đông Bác Cổ đã phát hiện ra cái thứ vại cũng không và ang cũng không nốt mà ông Lắm tình cờ moi được ấy là cái trống đồng! Cái trống đồng lần đầu đào được tìm thấy được ở xứ Đông Dương! Quả là một sự kiện chấn động!


Rồi còn mấy công cụ rìu lẫn dao găm bằng đồng mà ông Lắm tìm thấy trên núi nữa chứ? Ông đốc EFFO đã đi đến một quyết định táo bạo, ông không nhờ chính phủ bảo hộ tiến hành công việc một cách rầm rộ tiền hô hậu ủng mà âm thầm lặng lẽ khởi đầu bằng chính viên thuế quan Pajot này.


Được sự ủy quyền của Giám đốc EFEO thời đó, từ năm 1924 đến 1932, viên quan Pajot tiến hành khai quật ở Đông Sơn và thu được nhiều hiện vật có giá trị. (Mà những hiện vật này, không kể thứ thì còn đang lưu lạc bên Pháp lẫn trời tây, thứ thì may mắn hiếm hoi còn sót lại cộng với 7 lần khảo cổ khai quật ở làng cổ Đông Sơn thời chính quyền ta, hiện đang được lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử).


Năm 1929, với những hiện vật thu được ở Đông Sơn kết hợp với những di vật do các nhà nghiên cứu của Pháp tìm thấy ở lưu vực sông Hồng, các học giả về Đông Nam Á ở trên thế giới đã biết về Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ.


Trên cơ sở đó, năm 1934, R.Heine Geldern, một nhà nghiên cứu người Áo lần đầu tiên đề nghị định danh nền văn hoá đó là Văn hoá Đông Sơn. Cùng với Gloubew (1929), Geldern coi Văn hóa Đông Sơn có vai trò của văn hóa mẹ đối với toàn vùng Đông Nam Á.


Những di vật Văn hóa Đông Sơn đã được người dân Việt Nam biết đến từ lâu, nhưng từ năm 1934, thuật ngữ Văn hóa Đông Sơn bắt đầu mới có chính thức!  Phát hiện về di tích ấy với niên đại hơn 2.500 năm đã mở ra chương mới cho việc nghiên cứu văn minh Việt cổ thời dựng nước đầu tiên.


Từ đầu thế kỷ XX Đông Sơn đã trở thành tên gọi cho một nền văn hoá khảo cổ học nổi tiếng thế giới: Văn hóa Đông Sơn. Văn minh Đông Sơn đã trở thành một nền văn minh tiêu biểu của tổ tiên ta thời kỳ dựng nước, trống Đông Sơn trở thành biểu tượng tài năng trí sáng tạo của người Việt cổ buổi đầu tạo dựng văn minh!


...Làng cổ Đông Sơn bây giờ đã thành một phường thuộc thành phố Thanh Hóa. Còn anh bạn cũ đã đi làm ăn xa và bà bác đã là người thiên cổ. Tiếc cho cái nhà cổ ngót trăm năm ngày ấy đã bán đâu như hơn hai chục năm rồi? Trước lúc về làng cổ Đông Sơn, tôi biết được thông tin loáng thoáng thế...


Với thói quen khi đến một vùng lạ, trước tiên là phải qua đền hoặc chùa của xứ ấy cái đã. Đền thờ Lê Uy và Trần Khát Chân ở ngay đầu làng cổ Đông Sơn. Hai vị đều được phối thờ ở vị trí rất đẹp này. Trước Đền có cái ao bán nguyệt rải bèo tấm ngó khá bắt mắt. Đền xây theo lối chữ công, cột bằng gỗ lim trên lợp ngói liệt đã lâu năm.


Cổng đền không đóng nhưng bên trong cửa khóa im ỉm bởi ông thủ từ đi đâu vắng! Tôi kính cẩn đứng ngoài bái vọng vào. Ông ni thành tâm rứa là tốt... Hóa ra có một ông lão đang dong mấy con bò chỗ cái gò khuất bên đền mà tôi không hay. Tôi hơi mừng mừng liền bắt chuyện bởi biết đâu cỡ tuổi như cụ đây có thể giúp được chi đó cho ý định của mình? Nhưng tôi hơi thất vọng bởi ông lão nhăn mày nhíu trán một hồi và khẳng định với tôi rằng không có cái ông tên Lắm hay Lâm và không biết con cháu ông ấy hiện còn ở thôn nào cả! 

Tôi nghĩ việc này có lẽ chưa thể vội được? Ông lão thong thả ngồi bệt xuống vệ cỏ tay tháo cái điếu cày mà ông lận bên lưng bằng một sợi dây thừng nhỏ. Vừa chia khói với ông lão chăn bò, tôi vừa nghe vội mấy chuyện lạ ở ngôi làng cổ gặp lại… Đất đây là đất linh, ngay phía mạn đông của làng là hệ thống núi đất kéo dài từ Ngã Ba Đầu - nơi sông Chu gặp sông Mã.


Sông Mã qua hành trình vạn dặm trước khi về với biển cả đã để lại ở đây một cảnh trí ngoạn mục vào bậc nhất của xứ Thanh: Hàm Rồng- núi Ngọc. Qua chuyện của ông lão, tôi được biết thêm một đại đội pháo cao xạ trên đồi C4 Hàm Rồng đóng hẳn trong cái đền rộng rinh kia hằng bao năm trời rồi cơ man nào là các loại hầm xẻ trong núi đá núi đất quanh làng này dùng để đựng đạn chứa súng nhưng bom đạn bời bời như thế hằng bảy tám năm mà chả bị hề hấn gì!


Vẻ mặt thành kính của ông lão chăn bò nguyên là một cán bộ xã năng nổ hăng hái thời bom đạn ấy thoắt nhường cho những nét rầu rĩ, dưng mà thằng Mỹ quấy một thì ta quấy mười ông ạ... Chuyện của ông lão đưa tôi về những năm khó khăn ấy mà dạo tôi ghé làng chưa thấy (hoặc không kịp thấy?).


Rầm rộ phong trào xẻ đá nung vôi lấy đá làm đường! Không những xẻ mà hàng tấn, hàng tấn thuốc nổ đã vạc trơ trụi hết năm này sang năm khác những sườn sơn thạch biếc xanh làm nên thế phượng thế rồng dựng nên những thế quần cư bình an chu tước thanh long bạch hổ của làng cổ Đông Sơn. Ông lão chỉ cho tôi ngọn núi ngay bên trái Đền thiêng.


Hình như nó bị vạt một nửa ngọn khiến cho cái thế núi sừng sững án ngữ mé hữu của làng đâm ngớ ngẩn lùn đụt hẳn đi. Ngay cái thế sơn thạch án ngữ đằng sau mé đền, đá xếp lớp tạo nên một cảnh quan ngoạn mục, cánh đánh đá cũng không từ, làng cấm nhưng mấy lần mon men đánh trộm. Một đêm, cũng có thể là do đá đã bắt phải thuốc mìn om lâu ngày và cũng có thể là nguyên do chi đó không biết, một khối đá khổng lồ từ hòn núi mé hậu Đền bất thần lăn xuống đè sập cái Đền Mẫu có từ hằng trăm năm nay.


May tầm ấy không có ai lễ nên không hại phạm đến người. Người làng đành phải dựng tạm cái túp ấy đợi có dịp hẵng hay! Cùng với việc ngơn ngớt rồi cấm hẳn phong trào đánh đá, muộn còn hơn không, trước là khu vực Hàm Rồng sau đó là núi Nhồi, Thanh Hóa đã vớt vát được phần nào sau bao nhiêu tang thương cảnh quan của thế phong thủy độc đáo mà Tạo hóa hào phóng ban cho xứ này!


Xuân Ba

 

khoá học thiết kế web tphcm giá rẻ thiet bi bếp nhà hàng tai tphcm cong ty thiet ke web tphcm cong ty may đồng phục tai tphcm mua mua container cũ gia re mua bán đàn guitar gia re ban mat ong rung nguyen chat gia re dai ly ống nước tien phong cuoc vũ đạo vu dao ban bình nóng lạnh tai tphcm Chóng mặt chong mat quan Cafe Phố Sữa Đá MacCoffee ống nhôm tien dat
0