25/05/2018, 17:35

Giống Bí Đỏ F1-125

là giống bí lai F1 cho năng suất cao, chất lượng tốt nên đòi hỏi phải đầu tư, thâm canh, chăm sóc tốt, đặc biệt là tuân thủ nghiêm ngặt qui trình kỹ thuật mới đưa lại hiệu quả cao. 1. Thời vụ trồng: Với các tỉnh phía ...

 

là giống bí lai F1 cho năng suất cao, chất lượng tốt nên đòi hỏi phải đầu tư, thâm canh, chăm sóc tốt, đặc biệt là tuân thủ nghiêm ngặt qui trình kỹ thuật mới đưa lại hiệu quả cao.

1. Thời vụ trồng:

Với các tỉnh phía Bắc có khả năng trồng được nhiều vụ trong năm , trừ các tháng lạnh nhất ( tháng 12 , tháng 2 ) và các tháng quá nóng ( tháng 6-7 ).
Đặc biệt với các tỉnh vùng ĐBSH có khả năng đưa vào làm ra vụ đông rất có hiệu quả: Trồng từ tháng 9 đến 5/10.

2.  Làm đất và gieo trồng:

Bí có khả năng trồng trên đất đồi , đất bãi , bờ mương dưới dạng xen canh hoặc trồng chuyên canh trên đất ruộng sau lúa mùa nhưng cần lên luống rộng 4-5m để tránh bị úng ngập. Mỗi luống trồng 2 hàng ( cây cách cây 0 , 5-0 , 7m ) ở 2 bên mép luống cho bí bò thẳng góc vào giữa luống.
Có khả năng gieo trực tiếp ( mỗi hốc gieo 2 hạt chọn để lại 1 cây khoẻ ) hoặc làm bầu cho chủ động sau khi đã ngâm và ủ hạt cho nứt nanh. Lượng hạt giống cần gieo từ 2-2 , 5 gói ( 20 g/gói ) cho 1.000m2.

3. Phân bón: ( tính cho 1 sào Bắc bộ-360m2 ):

400-500 kg phân chuồng hoai mục , 30-40 kg phân hữu cơ vi sinh , 30 kg phân NPK tổng hợp , 5 kg đạm urê , 5 kg kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng , phân hữu cơ vi sinh và 1/3 phân tổng hợp NPK. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 lần: Thúc đợt 1 sau khi trồng 15 ngày , lần 2 sau khi cây ra hoa và lần 3 trước khi thu quả 15 ngày. Trộn đều các loại phân , xáo xới kết hợp làm cỏ rồi rải phân chung quanh gốc và lấp đất lại. Nếu dùng màng phủ nông nghiệp thì bón vào gốc qua lỗ đục ở gốc hoặc hoà loãng phân trong nước để tưới.

4. Chăm sóc:

Thường xuyên giữ độ ẩm đất 70-75% cho bí sinh trưởng , phát triển tốt , nhất là giai đoạn ra hoa , đậu quả và nuôi quả lớn bằng cách dẫn nước theo rãnh cho ngấm vào mặt luống sau 2 giờ thì rút hết nước đi. Khi bí bò dài khoảng 1m , bắt cho bò thẳng góc với mặt luống , lấy đất lấp đè lên đoạn thân gần gốc giúp cây ra thêm rễ phụ , cây sẽ sinh trưởng , phát triển tốt hơn. Giống bí ngô lai này có khả năng phân nhánh mạnh , tuy nhiên để cây cho trái nhiều và chất lượng tốt chỉ nên để lại 2-3 nhánh khoẻ nhất. Sau trồng khoảng 30-35 ngày bắt đầu hoa nở thì nên thụ phấn bổ sung ( 6-9 giờ sáng , tuỳ theo mùa ) bằng cách ngắt hết cánh hoa , đài hoa đực rồi quét lên nhị hoa cái. Khi quả đã đậu bằng nắm tay nên tỉa trái giữ lại mỗi cây 2-3 trái là vừa. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho bí nhất là các loại rệp , sâu ăn lá , hại gốc và bệnh héo xanh , héo rũ.
Thu hái: Khi thấy vỏ quả đã chuyển từ màu xanh sáng sang màu xanh đen ( sau trồng 55-60 ngày ). Dùng dao sắc cắt cuống quả dài 3-4cm xếp vào sọt , rổ đem đi tiêu thụ hoặc bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần.

 

Sâu bệnh hại giống bí đỏ F1-125

1. Sâu hại

Rệp muội (Aphis sp.) và bọ trĩ (Thrips palmi): Là những sâu hại thường thấy trên cây bí đỏ và là môi giới lan truyền bệnh khảm virus. Phòng trừ bằng phun các thuốc Sherpa, Fastac, Polytrin, Confidor.

2. Bệnh hại: Các bệnh thường thấy là:

Bệnh đốm vàng (do nấm Pseudoperonospora cubensis): Phòng trừ bằng các thuốc Mexyl – MZ, Ridomil gold, Ridozeb, Carbenzim…
Bệnh phấn trắng (do nấm Erysiphe cichoracearum): Dùng các thuốc Rovral, Score, Folpan, Anvil…
Ngoài ra có bệnh chết cây con (do nấm Rhizotonia solani), bệnh héo vàng (do nấm Fusarium oxysporum), bệnh khảm lá virus…

0