25/05/2018, 17:35

GiỐNG BÍ ĐỎ HẠT ĐẬU LAI F1-TLP 868

Cây khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, trồng được quanh năm. Năng suất rất cao, 4-5 trái/cây, trái nặng 1.2 -1.5 kg. Trái dẻo, ngọt, đặc ruột. Trái có độ đồng đều cao. Thu hoạch: 65-75 ngày sau gieo. I. Đặc tính: • ...

 

Cây khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, trồng được quanh năm.
Năng suất rất cao, 4-5 trái/cây, trái nặng 1.2 -1.5 kg.
Trái dẻo, ngọt, đặc ruột.
Trái có độ đồng đều cao.
Thu hoạch: 65-75 ngày sau gieo.

I. Đặc tính:

• Cây khỏe , kháng bệnh virus rất tốt , trồng được quanh năm.
• Năng suất rất cao , 4-5 trái/cây , trái nặng 1.2 -1.5 kg.
• Trái dẻo , ngọt , đặc ruột.
• Trái có độ đồng đều cao.
• Thu hoạch: 65-75 ngày sau gieo.

II. Mật độ khoảng cách:

* Cho bò đất: * Cho leo giàn:
Hàng x hàng: 6- 6.2 m Hàng x hàng: 2 – 2.5 m
Cây x cây : 0 , 5 – 0 , 6m Cây x cây : 0 , 5 – 0 , 6m
Khoảng : 560 –650 cây/1.000m2 Khoảng : 700– 1000 cây/1.000m2
7-8 gói/ 1000 m2 10-12 gói/ 1000 m2

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Qui trình và cách bón phân ( cho 1.000m2 )

* Loại phân và lượng phân tùy theo loại đất và hoàn cảnh từng vùng , tuy nhiên chúng ta cũng đưa ra qui trình phân bón đã được khuyến cáo và ứng dụng rất hiệu quả cho nhiều vùng trồng bí rợ hạt đậuTLP-868 để bà con tham khảo và áp dụng.
* Lượng phân:
Phân chuồng: 2 m3
Super lân: 50 kg
Ure :15 kg
Vôi : 50 kg
NPK( 16-16-8 ): 18 kg
DAP: 3 kg
Nitrophoska: 20 kg
KCl: 25 kg
* Cách bón :
a/ Bón lót tất cả lượng phân chuồng ( 2m3 ) , Super lân ( 50kg ) , NPK ( 8 kg ) , Nitrophoska( 10kg ) , KCl ( 11kg )
b/ Bón thúc 10 ngày sau gieo ( NSG ) : 1.0 kg Urê + 2 kg Nitrophoska + 1 kg DAP
c/ Bón thúc sinh trưởng :20 và 30 ( NSG ) : 1.0 kg Urê + 4 kg Nitrophoska + 1 kg DAP
d/ Bón nuôi quả : => 37 , 47 và 57 ( NSG ) : 4 kg Urê + 2 kg NPK + 4kg KCl
=> 65 và 75 ( NSG ) : 2 kg NPK + 1 kg KCl
-Vôi nên rãi cùng lúc cày bừa để tăng hiệu quả của phân hóa học .
- Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây , bón sâu 6-7 cm để tăng hiệu quả phân bón.
- Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ trước để tăng hiệu quả phân bón.

2. Bấm ngọn:

Bấm vào buổi sáng khi cây có 5-6 lá thật , sau thời gian ấy ta nên chọn lọc 3 nhánh sinh trưởng khỏe và đều nhau nhất dể lại.

3. Mùa mưa phải thoát nước tốt , dọn sạch cỏ cho ruộng bí để tránh hiện tượng thối quả.

IV. Các loại sâu bệnh và phương pháp phòng trừ

* Bệnh phấn trắng:
Bệnh thường xảy ra lúc có ẩm độ cao và nhiệt độ khoảng 22-27 oC , bệnh gây hại mạnh ở các vùng cao có sương nhiều , bà con sử dụng luân phiên các loại thuốc sau để phòng trị: Manage , Daconil , Dithane M-45 , Suloc , Anvil , Titl super , Danjiry , Dithane M45+Topsin , … phun ướt đẫm 2 mặt lá ( lá già và lá bánh tẻ ) vào chiều tối.
* Bệnh virus do sâu bọ chích hút truyền bệnh:
Bệnh thường bị nặng trong mùa nắng , nên kiểm tra những cây bị nhiểm ( xoắnvà vàng lá ngọn ) để nhổ bỏ định kỳ tránh lây lan cho những cây khác , xịt phòng trị nhóm sâu bọ chích hút là đối tượng truyền lan ( rầy , rệp , bọ trĩ… mặt dưới lá ) bằng các loại thuốc sau: Supracide , Admire ( Confidor ) , Actara , Regent , Amic , Lannate , Sakura , ….

 

0