25/05/2018, 07:29

Giới thiệu về ADO.NET

Trong thực tế, có rất nhiều ứng dụng cần tương tác với cơ sở dữ liệu. .NET Framework cung cấp một tập các đối tượng cho phép truy cập vào cơ sở dữ liệu, tập các đối tượng này được gọi chung là ADO.NET . ADO.NET tương tự với ADO , điểm khác biệt ...

Trong thực tế, có rất nhiều ứng dụng cần tương tác với cơ sở dữ liệu. .NET Framework cung cấp một tập các đối tượng cho phép truy cập vào cơ sở dữ liệu, tập các đối tượng này được gọi chung là ADO.NET.

ADO.NET tương tự với ADO, điểm khác biệt chính ở chỗ ADO.NET là một kiến trúc dữ liệu rời rạc, không kết nối (Disconnected Data Architecture). Với kiến trúc này, dữ liệu được nhận về từ cơ sở dữ liệu và được lưu trên vùng nhớ cache của máy người dùng. Người dùng có thể thao tác trên dữ liệu họ nhận về và chỉ kết nối đến cơ sở dữ liệu khi họ cần thay đổi các dòng dữ liệu hay yêu cầu dữ liệu mới.

Việc kết nối không liên tục đến cơ sở dữ liệu đã đem lại nhiều thuận lợi, trong đó điểm lợi nhất là việc giảm đi một lưu lượng lớn truy cập vào cơ sở dữ liệu cùng một lúc, tiết kiệm đáng kể tài nguyên bộ nhớ. Giảm thiểu đáng kể vấn đề hàng trăm ngàn kết nối cùng truy cập vào cơ sở dữ liệu cùng một lúc.

ADO.NET kết nối vào cơ sở dữ liệu để lấy dữ liệu và kết nối trở lại để cập nhật dữ liệu khi người dùng thay đổi chúng. Hầu hết mọi ứng dụng đều sử dụng nhiều thời gian cho việc đọc và hiển thị dữ liệu, vì thế ADO.NET đã cung cấp một tập hợp con các đối tượng dữ liệu không kết nối cho các ứng dụng để người dùng có thể đọc và hiển thị chúng mà không cần kết nối vào cơ sở dữ liệu.

Các đối tượng ngắt kết nối này làm việc tương tự đối với các ứng dụng Web.

Để có thể hiểu rõ được cách làm việc của ADO.NET, chúng ta cần phải nắm được một số khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ và ngôn ngữ truy vấn dữ liệu, như: khái niệm về dòng, cột, bảng, quan hệ giữa các bảng, khóa chính, khóa ngoại và cách truy vấn dữ liệu trên các bảng bằng ngôn ngữ truy vấn SQL : SELECT, UPDATE, DELETE … hay cách viết các thủ tục ( Store Procedure) …. Trong phạm vi của tài liệu này, chúng ta sẽ không đề cập đến các mục trên.

1982 ra đời ODBC driver (Open Database Connectivity) của Microsoft. Chỉ truy xuất được thông tin quan hệ, không truy xuất được dữ liệu không quan hệ như : tập tin văn bản, email …Ta phải truy cập ODBC thông qua DSN.

Để truy cập được tất cả Datastore, dùng OLEDB provider thông qua ODBC. Là vỏ bọc của ODBC hoặc không. OLEDB dễ sử dụng hơn ODBC, nhưng chỉ có 1 số ít ngôn ngữ có thể hiểu được (C++), vì thế ra đời ADO. OLEDB là giao diện ở mức lập trình hệ thống để quản lý dữ liệu. OLEDB đơn giản chỉ là một tập các giao diện COM đóng gói thành các system service để quản trị các CSDL khác nhau. Gồm 4 đối tượng chính : Datasource, Session, Command, Rowset.

ADO là một COM, do đó được dùng với bất kỳ ngôn ngữ nào tương thích với COM. ADO không độc lập OS, nhưng độc lập ngôn ngữ : C++,VB, JavaScript, VBScript …Là vỏ bọc của OLEDB và ADO gồm 3 đối tượng chính : Connection, Command, Recordset.

Remote Data Services ( RDS ) của Microsoft cho phép dùng ADO thông qua các giao thức HTTP, HTTPS và DCOM để truy cập dữ liệu qua Web.

Microsoft Data Access Components (MDAC) là tổ hợp của ODBC, OLEDB, ADO và cả RDS.

Ta có thể kết nối dữ liệu bằng một trong các cách: dùng ODBC driver (DSN), dùng OLEDB thông qua ODBC hoặc OLEDB không thông qua ODBC.

ADO.NET được chia ra làm hai phần chính rõ rệt, được thể hiện qua hình

Kiến trúc ADO.NET

DataSet là thành phần chính cho đặc trưng kết nối không liên tục của kiến trúc ADO.NET. DataSet được thiết kế để có thể thích ứng với bất kỳ nguồn dữ liệu nào. DataSet chứa một hay nhiều đối tượng DataTable mà nó được tạo từ tập các dòng và cột dữ liệu, cùng với khoá chính, khóa ngoại, ràng buộc và các thông tin liên quan đến đối tượng DataTable này. Bản thân DataSet được dạng như một tập tin XML.

Thành phần chính thứ hai của ADO.NET chính là NET Provider Data, nó chứa các đối tượng phục vụ cho việc thao tác trên cơ sở dữ liệu được hiệu quả và nhanh chóng, nó bao gồm một tập các đối tượng Connection, Command, DataReader DataAdapter. Đối tượng Connection cung cấp một kết nối đến cơ sở dữ liệu, Command cung cấp một thao tác đến cơ sở dữ liệu, DataReader cho phép chỉ đọc dữ liệu và DataAdapter là cấu nối trung gian giữa DataSet và nguồn dữ liệu.

Có thể nói mô hình đối tượng của ADO.NET khá uyển chuyển, các đối tượng của nó được tạo ra dựa trên quan điểm đơn giản và dễ dùng. Đối tượng quan trọng nhất trong mô hình ADO.NET chính là Dataset. Dataset có thể được xem như là thể hiện của cả một cơ sở dữ liệu con, lưu trữ trên vùng nhớ cache của máy người dùng mà không kết nối đến cơ sở dữ liệu.

Mô hình đối tượng của Dataset

Mô hình đối tượng Dataset

DataSet bao gồm một tập các đối tượng DataRelation cũng như tập các đối tượng DataTable. Các đối tượng này đóng vai trò như các thuộc tính của DataSet.

Đối tượng DataTable và DataColumn

Ta có thể viết mã C# để tạo ra đối tượng DataTable hay nhận về từ kết quả của câu truy vấn đến cơ sở dữ liệu. DataTable có một số thuộc tính dùng chung ( public ) như thuộc tính Columns, từ thuộc tính này ta có thể truy cập đến đối tượng DataColumnsCollection thông qua chỉ mục hay tên của cột để nhận về các đối tượng DataColumn thích hợp, mỗi DataColumn tương ứng với một cột trong một bảng dữ liệu.

DataTable dt = new DataTable("tenBang"); DataColumn dc = dt.Columns["tenCot"];

Đối tượng DataRelation

Ngoài tập các đối tượng DataTable được truy cập thông qua thuộc tính Tables, DataSet còn có một thuộc tính Relations. Thuộc tính này dùng để truy cập đến đối tượng DataRelationCollection thông qua chỉ mục hay tên của quan hệ và sẽ trả về đối tượng DataRelation tương ứng.

DataSet ds = new DataSet("tenDataSet"); DataRelation dre = ds.Relations["tenQuanHe"];

Các bản ghi ( Rows )

Tương tự như thuộc tính Columns của đối tượng DataTable, để truy cập đến các dòng ta cũng có thuộc tính Rows. ADO. NET không đưa ra khái niệm RecordSet, thay vào đó để duyệt qua các dòng ( Row ), ta có thể truy cập các dòng thông qua thuộc tính Rows bằng vòng lặp foreach.

Đối tượng SqlConnection và SqlCommand

Đối tượng SqlConnection đại diện cho một kết nối đến cơ sở dữ liệu, đối tượng này có thể được dùng chung cho các đối tượng SqlCommand khác nhau. Đối tượng SqlCommand cho phép thực hiện một câu lệnh truy vấn trực tiếp : như SELECT, UPDATE hay DELETE hay gọi một thủ tục (Store Procedure) từ cơ sở dữ liệu.

Đối tượng DataAdapter

ADO.NET dùng DataAdapter như là chiếc cầu nối trung gian giữa DataSet và DataSource ( nguồn dữ liệu ), nó lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu sau đó dùng phương Fill() để đẩy dữ liệu cho đối tượng DataSet. Nhờ đối tượng DataAdapter này mà DataSet tồn tại tách biệt, độc lập với cơ sở dữ liệu và một DataSet có thể là thể hiện của một hay nhiều cơ sở dữ liệu. Ví dụ :

//Tạo đối tượng SqlDataAdapter
SqlDataAdapter sda = new SqlDataAdapter();
// cung cấp cho sda một SqlCommand và SqlConnection ...
// lấy dữ  liệu ...
//tạo đối tượng DataSet mới
DataSet ds = new DataSet("tenDataSet");
//Đẩy dữ  liệu trog sda vào ds bằng hàm Fill();
sda.Fill(ds);

.NET Framework hỗ trợ hai trình cung cấp dữ liệu là SQL Server .NET Data Provider ( dành cho phiên bản SQL Server 7.0 của Microsoft trở lên ) và OLE DB .NET Data Provider ( dành cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác ) để truy cập vào cơ sở dữ liệu.

So sánh SQL Server .NET Data Provider và the OLE DB .NET Data Provider

SQL Server .NET Data Provider có các đặc điểm :

  • Dùng nghi thức riêng để truy cập cơ sở dữ liệu
  • Truy xuất dữ liệu sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn do không phải thông qua lớp OLE DB Provider hay ODBC
  • Chỉ được dùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 7.0 trở lên.
  • Được Mircrosoft hỗ trợ khá hoàn chỉnh.

OLE DB .NET Data Provider có các đặc điểm :

  • Phải thông qua 2 lớp vì thế sẽ chậm hơn
  • Thực hiện được các dịch vụ “Connection Pool”
  • Có thể truy cập vào mọi Datasource có hỗ trợ OLE DB Provider thích hợp
0