Đại học xây dựng
Trường Đại học Xây dựng (National University of Civil Engineering) là một cơ sở giáo dục chuyên ngành xây dựng ở Hà Nội, được thành lập vào năm 1966. Tiền thân là Khoa Xây dựng (1956 - 1966) của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. ...
Trường Đại học Xây dựng (National University of Civil Engineering) là một cơ sở giáo dục chuyên ngành xây dựng ở Hà Nội, được thành lập vào năm 1966. Tiền thân là Khoa Xây dựng (1956 - 1966) của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trường Đại học Xây dựng là một cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học cho nhiều ngành khác nhau trong lĩnh vực xây dựng. Trường còn là trung tâm nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng vào đời sống.
Trường Đại học Xây dựng được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1966, theo theo Quyết định số 144/CP ngày 8/8/1966 của Hội đồng chính phủ, trên cơ sở là Khoa Xây dựng (1956-1966) của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trong thời gian chiến tranh, Trường Đại học Xây dựng sơ tán về các địa điểm: huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, rồi Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Đến đầu thập niên 1980, Trường Đại học Xây dựng mới chuyển về đóng tại Hà Nội.
Cơ sở vật chất
Khuôn viên của Trường Đại học Xây dựng hiện nay nằm ở số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà nội. Tổng mặt bằng có diện tích khoảng 2 ha(dang le la 9ha ), nằm kẹp giữa đường Giải Phóng và đường Trần Đại Nghĩa. Cổng phía Tây quay ra mặt đường Giải Phóng, cổng mặt phía Đông quay ra đường Trần Đại Nghĩa. Hiện nay, trường Đại học Xây dựng gồm: 2 giảng đường H1 (6 tầng) và H2 (4 tầng), 1 hội trường lớn G3, 1 nhà Thư viện (3 tầng), 1 nhà hành chính A1 (6 tầng), 1 nhà Thí nghiệm (11 tầng). Ngoài ra, trong khuôn viên trường còn có 1 cơ sở của viện Kỹ thuật Môi trường và 1 tòa nhà của dự án hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong kiến trúc. Ký túc xá sinh viên của trường nằm cách trường qua đường Lê Thanh Nghị, quay mặt ra đường Trần Đại Nghĩa và nằm cạch trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Do tách từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nên ngày nay trường Đại học Xây dựng còn được sở hữu một cơ sở Thí nghiệm và Kiểm định Công trình nằm trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Quy mô
Sau 50 năm kể từ ngày thành lập, Trường Đại học Xây dựng đã đào tạo được trên 35.000 kỹ sư và kiến trúc sư, 1.242 thạc sỹ, 138 tiến sỹ chuyên ngành. Bồi dưỡng sau đại học cho trên 2.500 kỹ sư, bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công cho trên 5.000 người. Những sinh viên do Trường Đại học Xây dựng đào tạo hiện đang làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình trên mọi lĩnh vực xây dựng thuộc các bộ, ngành, trong các viện nghiên cứu, sở, tổng công ty... trên khắp Việt Nam.
Quy mô đào tạo hiện nay của trường là trên 25.000 người (trong đó: hệ dài hạn tập trung trên 14.900 sinh viên, hệ VHVL (?) trên 7.800, học cấp bằng đại học thứ hai trên 1.700, hệ cử tuyển 210, hệ liên thông trên 270, học viên cao học trên 700, và gần 60 nghiên cứu sinh).
Hiện nay, Trường Đại học Xây dựng có tổng số giảng viên và nhân viên là 875 người, trong đó có 661 làm công việc giảng dạy, 214 nhân viên, 4 tiến sĩ khoa học, 144 tiến sĩ, 2 giáo sư, 317 thạc sĩ, 67 phó giáo sư, 6 nhà giáo nhân dân, 202 giảng viên chính, 55 nhà giáo ưu tú 55. Ngoài ra có 62 nhà giáo (trong đó có 42 giáo sư và phó giáo sư) đã nghỉ hưu nhưng ký hợp đồng tiếp tục giảng dạy và đào tạo giảng viên trẻ. Hiện nay giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 76,7 phần trăm, trong đó 25,56 phần trăm là tiến sĩ.(chưa kể những người về hưu đang công tác ở trường)
Đào tạo và nghiên cứu
1. Ban đào tạo Kỹ sư chất lượng cao;
2. Khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp (Kỹ sư xây dựng DD & CN,; Kỹ sư Kỹ thuật đô thị)
3. Khoa Công nghệ thông tin(Kỹ sư Phần mềm, Kỹ sư Hệ thống - Mạng; Kỹ sư Tin học XD:Nhà,Cầu,Đường,Hầm,CT Thủy,..);
4. Khoa Cầu Đường (Kỹ sư Cầu hầm; Kỹ sư Đường Ô tô và đô thị, Kỹ sư Cơ sở hạ tầng giao thông; Kỹ sư Trắc địa);
5. Khoa Kinh tế Xây dựng (Kỹ sư Kinh tế và quản lý đô thị; Kỹ sư kinh tế xây dựng);
6. Khoa Vật liệu xây dựng (Kỹ sư vật liệu xây dựng);
7. Khoa Giáo dục quốc phòng;
8. Khoa Công trình thủy (Kỹ sư Cảng - Đường thủy, Kỹ sư Công trình Thủy lợi - Thủy điện);
9. Viện Kỹ thuật môi trường (Kỹ sư Cấp thoát nước, Kỹ sư Hệ thống kỹ thuật công trình; Kỹ sư Môi trường Đô thị và khu công nghiệp);
10. Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Kiến trúc sư Kiến trúc, Kiến trúc sư Quy hoạch);
11. Khoa Mác Lê nin;
12. Viện Xây dựng công trình biển (Kỹ sư Công trình biển & Dầu khí);
13. Khoa Máy Xây Dựng (Kỹ sư Máy xây dựng, Kỹ sư Cơ giới hóa xây dựng).
Nghiên cứu, thí nghiệm, và tư vấn
* Công ty Tư vấn Đại học Xây dựng;
* Trung tâm Thí nghiệm và kiểm định kết cấu công trình;
* Viện Địa kỹ thuật và công trình;
* Viện Quy hoạch - Kiến trúc đô thị .
* GS TS Nguyễn Sanh Dạn (quyền Hiệu trưởng nhiệm kỳ 1966-1977);
* GS TSKH Đỗ Quốc Sam (Hiệu trưởng nhiệm kỳ 1977-1982);
* GS TSKH Phạm Ngọc Đăng (Hiệu trưởng nhiệm kỳ 1982-1989);
* GS TSKH Nguyễn Văn Chọn (Hiệu trưởng nhiệm kỳ 1989-1994);
* GS TSKH Nguyễn Như Khải (Hiệu trưởng nhiệm kỳ 1994-1999);
* PGS TS Nguyễn Lê Ninh (Hiệu trưởng nhiệm kỳ 1999-2004);
* PGS TS Nguyễn Văn Hùng (Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2004-2009);
* TS Lê Văn Thành (Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2009-2014).