Giới thiệu lý thuyết Số-Mã
Hệ mật mã khoá công khai (public-key cryptography) là một bước tiến lớn nhất và là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực mật mã. Sau hàng thiên niên kỷ làm việc với các giải thuật mã hoá và giải mã thủ công, sự ra đời của các thiết bị mã ...
Hệ mật mã khoá công khai (public-key cryptography) là một bước tiến lớn nhất và là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực mật mã. Sau hàng thiên niên kỷ làm việc với các giải thuật mã hoá và giải mã thủ công, sự ra đời của các thiết bị mã hoá và giải mã tự động (rotor) đánh dấu một bước ngoặt lớn. Tuy nhiên, các giải thuật mã hoá mặc dù rất phức tạp chẳng hạn như DES của IBM, cũng vẫn dựa trên hai kỹ thuật cơ bản là dịch chuyển và thay thế.
Hệ mã khoá công khai triệt để thay đổi những gì đã tồn tại trước đây. Ví dụ như các giải thuật mã công khai dựa trên các hàm toán học chứ không dựa trên kỹ thuật thay thế và dịch chuyển. Quan trọng hơn nữa, hệ mã công khai là hệ mã không đối xứng, nghĩa là sử dụng hai khoá liên đới cho việc mã hoá và giải mã thay vì một khoá duy nhất như trong các hệ mã cổ điển (hay còn gọi là hệ mã đối xứng). Việc này đáp ứng được các yêu cầu trong các ứng dụng về bảo mật, phân phối khoá, và xác thực điện tử.
Trước khi đi vào chi tiết, để tránh các quan điểm sai lạc, chúng ta cùng xem xét một số khái niệm về hệ mã khoá công khai [2]:
- Quan điểm cho rằng hệ mật mã khoá công khai bảo mật hơn hệ mã cổ điển là sai lầm vì mức độ bảo mật của bất kỳ giải thuật mã hoá nào cũng đều phụ thuộc vào độ dài khoá và khối lượng công việc phải đầu tư để phá vỡ mã.
- Quan điểm cho rằng hệ mật mã khoá công khai là một kỹ thuật tổng quát và đã làm cho hệ mã cổ điển trở nên lỗi thời là sai vì khối lượng công việc yêu cầu phải tính toán trước của các mô hình mã công khai tỏ ra là một hạn chế, do đó không có khả năng nào chỉ ra rằng hệ mã cổ điển sẽ bị loại bỏ. Theo các nhà phát minh ra hệ mã công khai thì việc giới hạn áp dụng hệ mã công khai cho công tác quản lý khoá mã và các ứng dụng sử dụng chữ ký điện tử là thích hợp nhất.
- Có quan điểm cho rằng việc phân phối khoá mã là công việc nặng nề đối với hệ mã cổ điển (sử dụng các trung tâm phân phối) trong khi lại là đơn giản với hệ mật mã khoá công khai. Trên thực tế thì không phải như vậy. Một số giao thức phân phối khoá sử dụng hệ mật mã khoá công khai vẫn cần có trung tâm phân phối và thủ tục không hề đơn giản chút nào.
Bài này cung cấp các kiến thức tổng quan về hệ mật mã khoá công khai. Phần lớn lý thuyết của hệ mật mã khoá công khai dựa trên lý thuyết số nên chúng ta sẽ cùng nhắc lại một số vấn đề có liên quan đến lý thuyết số. Tiếp theo, ta sẽ tập trung nghiên cứu một số hệ mật mã khoá công khai điển hình là hệ mật mã El Gamal và hệ mật mã RSA.
Phép chia (divisors)
b<>0, chúng ta nói a chia hết cho b nếu a=mb với m bất kỳ. a,b,m là các số nguyên. Nếu a chia hết cho b, chúng ta ký hiệu b|a. Nếu b|a ta nói b là ước số của a.
Chúng ta xem xét một số tính chất sau đây:
- Nếu a|1 thì a= ±1 size 12{ +- 1} {}
- nếu a|b và b|a thì a= ±b size 12{ +- b} {}
- b<>0=> b|0
- b|g và b|h thì b|(mg+nh) với m, n là các số nguyên tùy ý.
Số nguyên tố (prime)
Một số nguyên p>1 là số nguyên tố khi các ước số của nó là ±1 size 12{ +- 1} {} và ±p size 12{ +- p} {}.
Tính chất quan trọng:
Bất kỳ số nguyên a >1 có thể phân tích thành dạng duy nhất tích luỹ thừa của các số nguyên tố.
a= p1α1 size 12{p rSub { size 8{1} } rSup { size 8{α rSub { size 6{1} } } } } {}p2α2 size 12{p rSub { size 8{2} } rSup { size 8{α rSub { size 6{2} } } } } {}… ptαt size 12{p rSub { size 8{t} } rSup { size 8{α rSub { size 6{t} } } } } {}
Trong đó, pi là các số nguyên tố và α size 12{α} {}i>0.
Ví dụ: 91=7X13;11011=7X112X13; 3600=243252
Ước số chung lớn nhất (greatest common divisor):
gcd(a, b)=max[k, sao cho k|a và k|a]
(xem thêm [12])
Giải thuật Euclid:
gcd(a, b)=gcd(b, a mod b)
Số nguyên tố cùng nhau (relatively prime)
a, b gọi là nguyên tố cùng nhau nếu gcd(a, b)=1
Phép toán Modulo
a=qn+r (0<=r<n, q=[n|a])
a, b là đồng dư modulo n nếu (a mod n)=(b mod n)
(xem thêm [12])
Định lý Fermat và định lý Euler
Định lý Fermat:
Nếu p là số nguyên tố và a là số nguyên dương không chia hết cho p, thì:
ap-1 size 12{ equiv } {} 1 mod p
Định lý Euler:
Với mọi a và n nguyên tố cùng nhau, ta có:
aφ(n) size 12{φ ( n ) } {} size 12{ equiv } {} 1 mod n
Trong đó, trường hợp đặc biệt nếu n là số nguyên tố: φ(n)=n−1 size 12{φ ( n ) =n - 1} {}
Bài toán logarit rời rạc
Bài toán logarit rời rạc trong Zn:
Cho I = n,α,β size 12{ left (n,α,β right )} {}, trong đó n là số nguyên tố, α∈Zn size 12{α in Z rSub { size 8{n} } } {} là phần tử nguyên thủy và β∈Zn size 12{β in Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {}. Tìm một số nguyên a, 0≤a≤n−2 size 12{0 <= a <= n - 2} {}, sao cho:
Chúng ta có: a=logαβ size 12{a="log" rSub { size 8{α} } β} {}
Hệ mật mã El Gamal
Chọn n là số nguyên tố sao cho bài toán logarit rời rạc trong Zn không có lời giải và chọn một phần tử nguyên thủy α∈Zn size 12{α in Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {}. Đặt P= Zn size 12{Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {}, C= Zn size 12{Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {} x Zn size 12{Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {} và định nghĩa:
K={ n,α,a,β:β≡αa(modn) size 12{ left (n,α,a,β right ):β equiv α rSup { size 8{a} } ( "mod"n ) } {}}
Công khai giá trị n,α,β size 12{ left (n,α,β right )} {}, giữ bí mật a.
Với K = n,α,a,β size 12{ left (n,α,a,β right )} {} và một giá trị ngẫu nhiên (bí mật) k∈Zn−1 size 12{k in Z rSub { size 8{n - 1} } } {}, định nghĩa:
Trong đó: y1=αkmodn,y2=xβkmodn size 12{y rSub { size 8{1} } =α rSup { size 8{k} } "mod"n,y rSub { size 8{2} } =xβ rSup { size 8{k} } "mod"n} {}
Với y1,y2∈Zn size 12{y rSub { size 8{1} } ,y rSub { size 8{2} } in Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {}, định nghĩa:
Định nghĩa sơ đồ chữ ký điện tử
Như chúng ta thấy, trong mô hình truyền thống [1], xác thực mã cung cấp một phương tiện để phát hiện ra các đoạn tin lừa dối đưa vào bởi tin tặc trung gian. Tuy nhiên, xác thực mã không đủ cung cấp bằng chứng cho đối tượng thứ 3 (trọng tài) đưa ra quyết định về việc A hay B đã gửi một bản tin nào đó khi có xảy ra tranh chấp. Vì vậy, xác thực mã được sử dụng rất hạn chế trong lĩnh vực thương mại điện tử [1] khi khách hàng cần được bảo đảm rằng các nhà buôn không thể làm giả các đơn hàng và các nhà buôn cần sự ràng buộc về mặt trách nhiệm khi khách hàng thực hiện các đơn hàng. Trong các trường hợp như vậy, một chữ ký điện tử là cần thiết.
Một sơ đồ chữ ký điện tử bao gồm một giải thuật chữ ký và một giải thuật kiểm chứng. Một chữ ký của một tài liệu là một giá trị phụ thuộc vào nội dung của tài liệu và bí mật lưu giữ bởi người ký (nghĩa là một khoá bí mật) kết hợp tài liệu với một thực thể (nghĩa là một khoá công khai để kiểm chứng). Giải thuật kiểm chứng thường sử dụng tài liệu và khoá kiểm chứng như đầu vào, tuy nhiên trong các trường hợp ngoại lệ, tài liệu hoặc các phần của tài liệu có thể được khôi phục từ chữ ký. Các tính chất của chữ ký điện tử được trình bày trong [12].
Chúng ta thấy rõ ràng mô hình mật mã khoá công khai là tự nhiên với sơ đồ chữ ký điện tử [11]. Định nghĩa hình thức sơ đồ chữ ký điện tử được giới thiệu trong [11] như sau:
Định nghĩa : Một sơ đồ chữ ký là một bộ 5 (P, A, K, S, V), thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- P là tập hữu hạn các bản tin
- A là một tập hữu hạn các chữ ký
- K là không gian khóa, là tập hữu hạn các khóa
- Với mỗi K size 12{ in } {}K, tồn tại một giải thuật ký sigK∈S size 12{ ital "sig" rSub { size 8{K} } in S} {}và một giải thuật kiểm chứng liên đới verK∈V size 12{ ital "ver" rSub { size 8{K} } in V} {}. Mỗi sigK: size 12{ ital "sig" rSub { size 8{K} } :} {}P→ size 12{ rightarrow } {}A và verK: size 12{ ital "ver" rSub { size 8{K} } :} {}PxA→ size 12{ rightarrow } {}{true, false} là các hàm sao cho công thức sau thỏa mãn với mọi mọi x size 12{ in } {}P vàvới mọiy size 12{ in } {}A:
true nếu y=sigK(x)false nếu y size 12{ <> } {}sigK(x) verK(x,y) size 12{ ital "ver" rSub { size 8{K} } ( x,y ) } {} =
Sơ đồ chữ ký El Gamal
Chọn n là số nguyên tố sao cho bài toán logarit rời rạc trong Zn không có lời giải và chọn một phần tử nguyên thủy α∈Zn size 12{α in Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {}. Đặt P= Zn size 12{Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {}, A= Zn size 12{Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {} x Zn−1 size 12{Z rSub { size 8{n - 1} } } {} và định nghĩa:
K={ n,α,a,β:β≡αa(modn) size 12{ left (n,α,a,β right ):β equiv α rSup { size 8{a} } ( "mod"n ) } {}}
Công khai giá trị n,α,β size 12{ left (n,α,β right )} {}, giữ bí mật a.
Với K = n,α,a,β size 12{ left (n,α,a,β right )} {} và một giá trị ngẫu nhiên (bí mật) k∈Zn−1 size 12{k in Z rSub { size 8{n - 1} } rSup { size 8{*} } } {}, định nghĩa:
Trong đó: γ=αkmodn,δ=(x−aγ)k−1mod(n−1) size 12{γ=α rSup { size 8{k} } "mod"n,δ= ( x - aγ ) k rSup { size 8{ - 1} } "mod" ( n - 1 ) } {}
Với x,γ∈Zn size 12{x,γ in Z rSub { size 8{n} } rSup { size 8{*} } } {} và δ∈Zn−1 size 12{δ in Z rSub { size 8{n - 1} } } {}, định nghĩa: