Giải Toán lớp 9 Bài 1: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Giải Toán lớp 9 Bài 1: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn Bài 1 (trang 99 SGK Toán 9 Tập 1): Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12cm, BC = 5cm. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D thuộc cùng một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó. Lời ...
Giải Toán lớp 9 Bài 1: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 1 (trang 99 SGK Toán 9 Tập 1):
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 12cm, BC = 5cm. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D thuộc cùng một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó.
Lời giải:
Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Ta có OA = OB = OC = OD (tính chất) nên bốn điểm a, b, c, d thuộc cùng một đường tròn (tâm O, bán kính OA)
Theo định lí Pitago trong tam giác vuông ABC có:
Nên bán kính đường tròn là OA = 6.5cm
Bài 2 (trang 100 SGK Toán 9 Tập 1):
Hãy nối mỗi ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng:
Lời giải:
Nối (1) và (5): Nếu tam giác có ba góc nhọn thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên trong tam giác.
Nối (2) và (6): Nếu tam giác có góc vuông thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó là trung điểm của cạnh lớn nhất
Nối (3) và (4): Nếu tam giác có góc tù thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên ngoài tam giác.
Bài 3 (trang 100 SGK Toán 9 Tập 1):
Chứng minh các định lí sau:
a)Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền
b)Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông.
Lời giải:
a)Xét tam giác ABC vuông tại A (hình a). Gọi O là trung điểm của BC.
Ta có AO là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên OA = OB = OC. Suy ra O là tâm của đường tròn đi qua A, B, C.
Vậy tâm của đường tròn ngoại tiếp ABC là trung điểm của cạnh huyền BC.
b)Xét tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O)đường kính BC, ta có: OA = OB = OC. Tam giác ABC có đường trung tuyến AO bằng nửa cạnh BC suy ra.
Vậy tam giác ABC vuông tại A (hình b).
Bài 4 (trang 100 SGK Toán 9 Tập 1):
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, hãy xác định vị trí của mỗi điểm A(-1; -1), B(-1;-2), C(√2; √2) đối với đường tròn tâm O bán kính 2.
Lời giải:
Bài 5 (trang 100 SGK Toán 9 Tập 1):
Đố: Một tấm bài hình tròn không còn dấu vết của tâm. Hãy tìm lại tâm của hình tròn đó
Lời giải:
Vẽ hai dây bất kì của hình tròn chẳng hạn AB và CD.
Vẽ đường trung trực của AB và CD. Giao điểm O của đường trung trực này chính là tâm của hình tròn.
Bài 5 (trang 100 SGK Toán 9 Tập 1):
Đố: Một tấm bài hình tròn không còn dấu vết của tâm. Hãy tìm lại tâm của hình tròn đó
Lời giải:
Vẽ hai dây bất kì của hình tròn chẳng hạn AB và CD.
Vẽ đường trung trực của AB và CD. Giao điểm O của đường trung trực này chính là tâm của hình tròn.
Bài 7 (trang 101 SGK Toán 9 Tập 1):
Hãy nối mỗi ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng:
Lời giải:
Nối (1) và (4): tập hợp các điểm có khoảng cách đến điểm A cố định bằng 2cm là đường tròn tâm A bán kính 2cm.
Nối (2) và (6): Đường tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm có khoảng cách đến điểm A bằng 2cm
Nối (3) và (5): Hình tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm có khoảng cách đến điểm A nhỏ hơn hoặc bằng 2cm
Bài 8 (trang 101 SGK Toán 9 Tập 1):
Cho góc nhọn xAy và hai điểm B, C thuộc tia Ax. Dựng đường tròn (O) đi qua B và C sao cho tâm O nằm trên tia Ay.
Lời giải:
Tâm O nằm trên đường trung trực của BC và tâm O thuộc tia Ay. Nên tâm O là giao điểm của tia Ay và đường trung trực của BC.
Bài 9 (trang 101 SGK Toán 9 Tập 1):
Đố: a) Vẽ hình hoa bốn cánh. Hình hoa bốn cánh trên hình 60 được tạo bởi một hình vuông và tâm của cung là tâm của đường tròn chứa cung đó). Hãy vẽ lại hình 60 vào vở.
b)Vẽ lọ hoa. Chiếc lọ hoa trên hình 61 được vẽ trên giấy kẻ ô vuông bởi năm cung có tâm A, B, C, D, E. Hãy vẽ lại hình 61 vào giấy kẻ ô vuông.
Lời giải:
a)Cách vẽ:
– Vẽ hình vuông ABCD.
– Lấy A làm tâm vẽ cung tròn bán kính AB qua B và D, tương tự đối với các đính B, C, D.
– Ta được bốn cung tròn tạo thành hình hoa bốn cánh.
b)Cách vẽ:
– Trên giấy kẻ ô vuông ta chọn hình vuông có độ dài mỗi cạnh là 4.
– Trên mỗi cạnh lần lượt lấy A, B, C, D là trung điểm (thứ tự, vị trí như hình vẽ)
– Vẽ cung tròn tâm C bán kính là đường chéo ô vuông qua hai đỉnh của hai ô vuông liên tiếp. Tương tự với các đỉnh B, D, E.
– Vẽ cung tròn tâm A, bán kính là đường chéo ô vuông nối liền với các cung có tâm là B, D.
Ta được năm cung tròn liền nét với nhau tạo thành hình chiếc lọ hoa.
Từ khóa tìm kiếm:
- giai bai tap hinh 9 bai 1 duong tron
- giải bai toán hình lớp 9 bài Sự xác định đường tròn tính chất đối xứng của đường tròn
- sự xác định đường tròn tính chất giải
- toán 9 giải các dấu (?) của bài sự xác định đường tròn tính chất đối xứng của đường tròn
- xem soan bai 1 su xac dinh cua duong tron tinh chat doi xung cua duong tron toan lop 9
Bài viết liên quan
- Giải Toán lớp 9 Bài 5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.
- Giải Toán lớp 8 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác
- Giải Toán lớp 7 Bài 6: Tam giác cân
- Giải Toán lớp 7 Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
- Giải Toán lớp 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
- Giải Toán lớp 9 Bài 5: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có ngoài ở bên trong đường tròn
- Giải Toán lớp 8 Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất
- Giải Toán lớp 9 Bài 2: Tỉ số lượng giác của góc nhọn