Giải Toán lớp 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ
Giải Toán lớp 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ Bài 16 (trang 11 SGK Toán 8 Tập 1): Viết các biểu thức sau đây dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu: a) x 2 + 2x + 1. b) 9x 2 + y 2 + 6xy c) 25a 2 + 4b2 – 20ab d) x 2 – x + 1/4 ...
Giải Toán lớp 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ
Bài 16 (trang 11 SGK Toán 8 Tập 1):
Viết các biểu thức sau đây dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
a) x2 + 2x + 1.
b) 9x2 + y2 + 6xy
c) 25a2 + 4b2 – 20ab
d) x2 – x + 1/4
Lời giải:
a) x2 + 2x + 1 = x2 + 2.x.1+ 12 = ( x + 1)2
b) 9x2 + y2 + 6xy = (3x)2 + 2.3.x.y + y2 = (3x + y)2
c) 25a2 + 4b2 – 20ab = (5a)2 – 2.5.a.2b. + (2b)2 = (5a – 2b)2
Hoặc 25a2 + 4b2 – 20ab = (2b)2 – 2.2b.5a. + (5a)2 = (2b – 5a)2
d) x2 – x + 1/4 = x2 – 2.x. 1/2 + ( 1/2)22 = ( x – 1/2 )2
Hoặc x2 – x + 1/4 = 1/4 – x + x2 = (1/2)2 – 2. 1/2.x + x2 = (1/2 – x)2
Bài 17 (trang 11 SGK Toán 8 Tập 1):
Chứng minh rằng: (10a + 5)2 = 100a. a(a + 1) + 25
Từ đó em hãy nêu cách tính nhẩm bình phương của một số tự nhiên có tận cùng bằng chữ số 5.
Áp dụng để tính: 252; 352; 652; 752
Lời giải:
Ta có: (10a + 5)2 = (10a)2 + 2.10a.5 + 52 = 100a2 + 100a + 25 = 100a(a + 1) + 25
Cách tính nhẩm bình phương của một số có tận cùng bằng chữ số 5:
Ta gọi a là số chục của số tự nhiên có tận cùng bằng 5 => số đã cho có dạng 10a + 5 và ta được:
(10a + 5)2 = 100a(a + 1) + 25
Vậy để tính bình phương của một số tự nhiên có tận cùng bởi chữ số 5 ta tính tích a(a + 1) rồi viết 25 vào bên phải.
Áp dụng:
Để tính 252 ta tính 2(2 + 1) = 6 rồi viết tiếp 25 vào bên phải ta được 625.
Để tính 352 ta tính 3(3 + 1) = 12 rồi viết tiếp 25 vào bên phải ta được 1225.
652 = 4225.
752 = 5625.
Bài 18 (trang 11 SGK Toán 8 Tập 1):
Hãy tìm cách giúp bạn An khôi phục lại những hằng đẵng thức bị mực làm nhòe đi một số chỗ:
a) x2 + 6xy +… = (… + 3y)2
b)… – 10xy + 25y2 = (… -…)2
Hãy nêu một đề bài tương tự.
Lời giải:
a) x2 + 2.x.3y +… = (… + 3y)2
x2 + 2.x.3y + (3y)2 = ( x + 3y)2
Vậy: x2 + 6xy + 9y2 = ( x + 3y)2
b)… – 2.x.5y + (5y)2 = (… -…)2
x2 – 2.x.5y + (5y)2 = ( x – 5y)2
Vậy: x2 – 10xy + 25y2 = (x – 5y)2
c) Đề bài tương tự: Chẳng hạn:
4x + 4xy +… = (… + y2)
… – 8xy + y2 = (…-…)2.
Bài 19 (trang 12 SGK Toán 8 Tập 1):
Đố. Tính diện tích phần hình còn lại mà không cần đo.
Từ một miếng tôn hình vuông có canh bằng a + b, bác thợ cắt đi một miếng cũng hình vuông có cạnh bằng a – b ( cho a > b). Diện tích phần hình còn lại là bao nhiêu? Diện tích phần hình còn lại có phụ thuộc vào vị trí cắt không?
Lời giải:
Diện tích của miếng tôn là (a + b)2.
Diện tích của miếng tôn phải cắt là: (a – b)2.
Phần diện tích còn lại (a + b)2 – (a – b)2.
Ta có: (a + b)2 – (a – b)2= a2 + 2ab + b2 – ( a2 – 2ab + b2 ) = a2 + 2ab + b2 – a2 + 2ab – b2 = 4ab
Vậy phần diện tích hình còn lại là 4ab và không phụ thuộc vào vị trí cắt.
Bài 20 (trang 12 SGK Toán 8 Tập 1):
Nhận xét sự đúng, sai của kết quả sau:
x2 + 2xy + 4y2 = (x + 2y)2
Lời giải:
Nhân xét sự đúng, sai:
Ta có: (x + 2y)2 = x2 + 2.x.2y + 4y2 = x2 + 4xy + 4y2
Nền kết quả x2 + 2xy + 4y2 = (x + 2y)2 sai
Bài 21 (trang 12 SGK Toán 8 Tập 1):
Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
a) 9x2 – 6x + 1.
b) (2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y) + 1.
Hãy tìm một đề bài tương tự.
Lời giải:
a) 9x2 – 6x + 1 = (3x)2 – 2.3x.1 + 12 = (3x – 1)2
Hoặc 9x2 – 6x + 1 = 1 – 6x + 9x2 = (1 – 3x)2
b) (2x + 3y)2 +2.(2x + 3y) + 1=(2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y).1 +12= [(2x + 3y) +1]2 =(2x + 3y +1)2
c) Đề bài tương tự. Chẳng hạn:
1 + 2(x + 2y) + (x + 2y)2
4x2 – 12x + 9.
Bài 22 (trang 12 SGK Toán 8 Tập 1):
Tính nhanh:
a) 1012
b) 1992
c) 47.53.
Lời giải:
a) 1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2.100 + 1 = 10201.
b) 1992 = (200 – 1)2 = 2002 – 2.200 + 1 = 39601.
c) 47.53 = (50 – 3)(50 + 3) = 502 – 32 = 2500 – 9 = 2491.
Bài 23 (trang 12 SGK Toán 8 Tập 1):
Chứng minh rằng: (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab
(a – b)2 = (a + b)2 – 4ab.
Áp dụng:
a) Tính (a – b)2, biết a + b = 7 và a.b = 12.
b) Tính (a + b)2, biết a – b = 20 và a.b=3.
Lời giải:
a) (a + b)2 = (a – b)2 – 4ab.
Biến đổi vế trái:
(a + b)2 = a2 + 2ab + b2 = a2 – 2ab + b2 + 4ab = (a – b)2 + 4ab
Vậy (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab
Hoặc biến đổi vế phải:
(a – b)2 + 4ab = a2 – 2ab + b2 + 4ab = a2 + 2ab + b2 = (a + b)2
Vậy (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab.
b) (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab
Biến đổi vế phải: (a + b)2 – 4ab = a2 + 2ab + b2 – 4ab = a2 – 2ab + b2 = (a – b)2
Vậy (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab.
Áp dụng, tính: a) (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab = 72 – 4.1 2= 49 – 48 = 1.
b) (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab = 202 + 4.3 = 400 + 12 = 412
Bài 24 (trang 12 SGK Toán 8 Tập 1):
Tính giá trị của biểu thức 49x2 – 70x + 25 trong mỗi trường hợp sau:
a) x = 5.
b) x = 1/7.
Lời giải:
49x2 – 70x + 25 = (7x)2 – 2.7x.5 + 52 = (7x – 5)2
a) Với x = 5: (7.5 – 5)2 = (35 – 5)2 = 302 = 900.
b) Với x = 1/7: (7. 1/7 – 5)2 = ( 1 – 5)2 = (- 4)2 = 16.
Bài 25 (trang 12 SGK Toán 8 Tập 1):
Tính:
a) (a + b + c)2
b) (a + b – c)2
c) (a – b – c)2
Lời giải:
a) (a + b + c)2 = [(a + b) + c]2 = (a + b)2 + 2(a + b)c + c2 = a2 + 2ab + b2 + 2ac + 2bc + c2
= a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ac.
b) (a + b – c)2 = [(a + b) –c]2 = (a + b)2 – 2(a + b)c + c2
= a2 + 2ab + b2 – 2ac – 2bc + c2
= a2 + b2 + c2 + 2ab – 2bc – 2ac
c) (a – b – c)2 =[(a – b)2 – c]2 = (a – b)2 – 2(a – b)c + c2
= a2 – 2ab + b2 – 2ac + 2bc + c2
= a2 + b2 + c2 – 2ab + 2bc – 2ac
Từ khóa tìm kiếm:
- toan lop 8 bai 3 nhung hang dang thuc dang nho
- cách giải hang dang thuc dang nho
- cach nhơ hang dang thuc lop 8
- Cách tính bài toán x trong những hằng đáng thức đáng nhớ lớp 8
- muon hoc gioi toan lop 8 bai hang dang thuc
Bài viết liên quan
- Giải Toán lớp 6 Bài 2: Phân số bằng nhau
- Giải Toán lớp 8 Bài 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
- Giải Toán lớp 8 Bài 2: Nhân đa thức với đa thức
- Giải Toán lớp 8 Bài 3: Bất phương trình một ẩn
- Giải Toán lớp 8 Bài 1: Mở đầu về phương trình
- Giải Toán lớp 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
- Giải Toán lớp 8 Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
- Giải Toán lớp 8 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn