13/01/2018, 11:54

Giải Toán lớp 6 bài 3: Ghi số tự nhiên

Giải Toán lớp 6 bài 3: Ghi số tự nhiên Bài 11 : a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7. b) Điền vào bảng: Lời giải: a) Số tự nhiên có: Số chục là 135 | --> Đó là số 1357 Chữ số hàng đơn vị là 7 | ...

Giải Toán lớp 6 bài 3: Ghi số tự nhiên


Bài 11:

a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7.

b) Điền vào bảng:

Lời giải:

a) Số tự nhiên có:

Số chục là 135           |  --> Đó là số 1357
Chữ số hàng đơn vị là 7  | 

b) Điền vào bảng:

Bài 12: Viết tập hợp các chữ số của số 2000.

Lời giải:

Các chữ số trong số 2000 gồm một số 2 và ba số 0.

Trong các chữ số trên, số 0 xuất hiện ba lần, nhưng trong khi biểu diễn tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần (theo chú ý thứ 2 SGK trang 5: Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.).

Gọi X là tập hợp các chữ số, ta có:

X = {2, 0}

Bài 13:

a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.

b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.

Lời giải:

Chú ý: Chữ số đầu tiên của các số tự nhiên nằm ở hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,… phải là số khác 0. Ví dụ: chúng ta sẽ không có số 0123.

a) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số là 1000

b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023

Bài 14: Dùng ba chữ số 0, 1, 2 hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau.

Lời giải:

Vì chữ số đầu tiên của các số tự nhiên nằm ở hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,… phải là số khác 0, do đó với 3 chữ số trên thì chữ số hàng trăm phải là 1 hoặc 2.

  • Với chữ số hàng trăm là 1 ta có các số có ba chữ số khác nhau là: 102, 120

  • Với chữ số hàng trăm là 2 ta có các số có ba chữ số khác nhau là: 201, 210

Vậy từ ba số 0, 1, 2 ta sẽ viết được bốn số có ba chữ số khác nhau là: 102, 120, 201, 210.

Bài 15:

a) Đọc các số La Mã sau: XIV ; XXVI

b) Viết các số sau bằng số La Mã: 17 ; 25

c) Cho chín que diêm được sắp xếp như trên hình 8. Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng:

 

Hình 8

Lời giải

a)

Số La Mã:   
X    IV đọc là mười bốn
10 + 4

XX   VI đọc là hai mươi sáu
20 + 6

b)

  • 17 = 10 + 7 = 10 + 5 + 2 viết là XVII (X =10; V = 5; II = 2)

  • 25 = 20 + 5 = 10 + 10 + 2 viết là XXV (X= 10; V=5)

c) Từ hình vẽ trên, ta thấy: VI = 6; V = 5 và I = 1

Để được kết quả đúng thì ta chỉ cần chuyển một que diêm ở dấu bằng (=) sang dấu trừ bên kia để dấu trừ (-) thành dấu bằng (=). Kết quả là:

VI – V = I

Từ khóa tìm kiếm:

  • Giải vở bài tập toán 6 tập 1: bài 10 11 12 13 trang7
  • Giải bài tập toán lớp 6 bài dấu hiệu chia hết cho 2 cho 5
  • giải sách bài tập bài 3 ghi số tự nhiên
  • vbt toan lop 6 tap 1

Bài viết liên quan

  • Giải Toán lớp 2 bài So sánh các số có ba chữ số
  • Giải Toán lớp 3 bài Đơn vị đo diện tích – Xăng-ti-mét vuông
  • Giải Toán lớp 5 Thể tích của một hình
  • Giải Toán lớp 4 Ki-lô-mét vuông
  • Giải Toán lớp 1 bài Số 8
  • Giải Toán lớp 4 Đề -xi-mét vuông
  • Giải Toán lớp 3 bài Luyện tập trang 149
  • Giải Toán lớp 6 Bài 9: Tam giác
0