Giải thích về câu tục ngữ: “ Ta về ta tắm ao ta dù trong hay đục ao nhà vẫn hơn
Đề bài: Em hãy giải thích và bình luận về câu tục ngữ: “ Ta về ta tắm ao ta dù trong hay đục ao nhà vẫn hơn”. “Quê hương là chùm khế ngọt cho ta trèo hái mỗi ngày, quê hương là con đò nhỏ mẹ về nón lá nghiêng che”. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra, dù cho đó là những vùng quê nghèo hay những vùng ...
Đề bài: Em hãy giải thích và bình luận về câu tục ngữ: “ Ta về ta tắm ao ta dù trong hay đục ao nhà vẫn hơn”. “Quê hương là chùm khế ngọt cho ta trèo hái mỗi ngày, quê hương là con đò nhỏ mẹ về nón lá nghiêng che”. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra, dù cho đó là những vùng quê nghèo hay những vùng đất tấp nập thì chúng ta cũng cần phải biết giữ gìn và coi trọng nó, chính như câu tục ngữ của dân gian ta đã từng nói: “Ta về ta tắm ao ta dù trong hay đục ao nhà vẫn hơn”. ...
Đề bài: Em hãy giải thích và bình luận về câu tục ngữ: “ Ta về ta tắm ao ta dù trong hay đục ao nhà vẫn hơn”.
“Quê hương là chùm khế ngọt cho ta trèo hái mỗi ngày, quê hương là con đò nhỏ mẹ về nón lá nghiêng che”. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra, dù cho đó là những vùng quê nghèo hay những vùng đất tấp nập thì chúng ta cũng cần phải biết giữ gìn và coi trọng nó, chính như câu tục ngữ của dân gian ta đã từng nói: “Ta về ta tắm ao ta dù trong hay đục ao nhà vẫn hơn”.
Câu tục ngữ trên nghĩa đen của nó muốn nói về hình ảnh của một người muốn tắm nơi ao nhà, đó là nơi gần gũi quen thuộc, dù trong hay đục nó vẫn hơn những nơi khác. Câu ca dao này muốn nói về cội nguồn của dân tộc, của những vùng miền, có lẽ cội nguồn đó là khắc họa những sự quen thuộc, gần gũi, ao nhà, dù trong hay đục đi chăng nữa, nó cũng là những cái đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Cội nguồn nơi mà chúng ta sinh ra, nơi chôn rau cắt rốn, nó là những nơi quen thuộc và gần gũi nhất với mỗi chúng ta.
Có lẽ câu ca dao trên muốn đề cập đến tính dân tộc, đến những truyền thống xa xưa, đến văn hóa cổ xưa của đất nước, nơi đó con người được sinh ra, lớn lên và được nuôi nấng mỗi ngày.
Như chúng ta đều thấy tuổi trẻ chúng ta đều cố gắng vươn ra bên ngoài để học hỏi những điều mới lạ về cho quê hương của mình, học và cố gắng làm việc để phụng sự cho chính bản thân của mình và cho xã hội. Nhưng đi mãi chúng ta cũng không bao giờ có thể quên được nơi mà chúng ta đã từng gắn bó tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Những nỗi nhớ thương, tình cảm chân thành, ở đây không đâu có thể so sánh được nơi mà chúng ta đã sinh ra.
Chính vì thế câu tục ngữ trên đã đề cập đến tình cảm chân thành về cội nguồn mà nơi chúng ta đã từng gắn bó, nơi chúng ta đã sinh thành, nơi quê hương da diết và gắn bó với những tuổi thơ của chúng ta. Chính vì thế nơi quê hương sẽ tắm mát tâm hồn của chúng ta, đó là những khoảnh khắc mà chúng ta có thể cảm nhận những tình cảm chân thành và da diết nhất trong biết bao nhiêu khoảnh khắc trong cuộc sống.
Mặc dù nó nghèo khổ đi chăng nữa thì đây cũng là nơi chúng ta đã từng sinh ra, nó cũng mang lại cho chúng ta cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng và mang lại cho chúng ta cảm giác quen thuộc gần gũi nhất. Chính vì thế dân gian ta mới đúc kết nên câu tục ngữ: “Ta về ta tắm ao ta dù trong hay đục ao nhà vẫn hơn”. Đây là những tình cảm gắn bó, nhớ về cuộn nguồn của dân tộc.
Như chúng ta đều thấy trong cuộc sống có rất nhiều người hồi trẻ bươn trải đi rất nhiều nơi trong đất nước, nhưng khi về già, ngẫm nghĩ những năm tháng đã qua thì không nơi đâu có thể bằng được nơi mà chúng ta đã sinh ra, nó dù nghèo về vật chất nhưng cũng đủ để cho mỗi chúng ta làm những điều cảm thấy mình hạnh phúc. Truyền thống nhớ về cội nguồn đã được dân tộc ta đúc kết và gắn bó từ xưa đến nay, nó như một lời nhắc nhở chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, đó là những lời ngọt ngào, da diết và chân thành nhất.
Có lẽ câu ca dao trên trong thời đại ngày nay nó cũng có nhiều tranh cãi, ngoài ý về sự tôn trọng gìn giữ những giá trị cội nguồn của dân tộc, nó còn mang ý nghĩa về những năm tháng gắn bó, những truyền thống về vùng đất mà chúng ta đã sinh ra và lớn lên, quả thực đó là những tình cảm chân thành và da diết nhất.
Tuy nhiên nhiều người lại nghĩ rằng đây là một cách nghĩ cổ hủ, mang tính chất bảo thủ, không hẳn là như thế, mặc dù, chúng ta khi sống trong một xã hội phát triển như ngày nay thì việc giữ gìn và vươn ra ngoài xã hội để học hỏi và làm những điều tốt nhất cho xã hội là việc chúng ta nên làm, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải luôn biết giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc khi nhớ về cội nguồn.
Đây cũng là nơi khi ở để lại cho chúng ta những nỗi lòng, như dân gian đã có câu: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”, câu tục ngữ này quả không bao giờ sai, khi chúng ta ở đâu đó, khi đi nó cũng để lại cho chúng ta rất nhiều những cảm xúc, và chúng ta không bao giờ có thể quên được những khoảnh khắc đó.
Câu ca dao trên không chỉ nhắc nhở về cội nguồn mà nó còn thể hiện tình cảm đối với vùng quê mà chúng ta đã sinh ra và lớn lên, chính vì thế chúng ta cần biết coi trọng và phát huy những truyền thống và tôn trọng, giữ gìn mảnh đất nơi mà chúng ta đã sinh ra và lớn lên.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
GIAI THICH CAU TUC NGU TA VE TA TAM AO TA DU TRONG HAY DUC AO NHA VAN HON
GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ TA VỀ TA TẮM AO TA DÙ TRONG HAY ĐỤC AO NHÀ VẪN HƠN
EM HAY GIAI THICH CAU TUC NGU TA VE TA TAM AO TA DU TRONG HAY DUC AO NHA VAN HON
EM HÃY GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ TA VỀ TA TẮM AO TA DÙ TRONG HAY ĐỤC AO NHÀ VẪN HƠN