Chứng minh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Đề bài: Anh/ chị hãy chứng minh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng Bài làm Từ lâu ông cha ta đã truyền lại biết bao nhiêu bài học xương máu về vấn đề chọn bạn mà chơi, mà học hỏi, nếu như sống trên đời ta tiếp thu hết được những kinh nghiệm đó, ta có thể sẽ ...
Đề bài: Anh/ chị hãy chứng minh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Bài làm
Từ lâu ông cha ta đã truyền lại biết bao nhiêu bài học xương máu về vấn đề chọn bạn mà chơi, mà học hỏi, nếu như sống trên đời ta tiếp thu hết được những kinh nghiệm đó, ta có thể sẽ trở thành người tốt, người thông minh, tránh được những sai lầm, vướng mắc trong của các mối quan hệ trong xã hội. Nhưng cần biết vận dụng sao cho đúng, phù hợp nhất với thời đại hiện nay.
Sự thông minh là việc mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Một bên là “mực” tối đen, bẩn mà ít ai muốn động vào để muốn chỉ đến những con người xấu, sống không đúng chuẩn mực, đạo đức xã hội, cái xấu xa,những cái không tốt đẹp.Đèn là vật phát ra ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho những cái tốt đẹp,sáng sủa. Nếu nói rằng hai vật này đối lập với nhau, để nêu bật lên vấn đề cũng quả không sai. ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.
Ví dụ như chính xoay quanh trong cuộc sống của chúng ta nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy,cha mẹ là những tấm gương sáng,anh chị em hòa thuận,thì gia đình sẽ có những người con ngoan.Ở lớp học cũng thế, nhiều bạn học giỏi, sẽ có một môi trường để ta thi đua, học hỏi lẫn nhau và cố gắng hơn. Nhưng vì ta không chọn được cho mình chính hoàn cảnh sinh ra cho nên, thật bất hạnh khi xung quanh ta là tệ nạn, trong một gia đình,nếu cha mẹ nghèo đói, đánh đập, không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con cái trong gia đình cũng lười biếng, dính vào tệ nạn xã hội. Hay nếu xung quanh ta toàn những người nghiện hút, luôn ăn chơi, trốn học, để thầy cô la rầy, ta gắn bó với họ thì tự sau ta cũng sẽ một phần bị ảnh hưởng lây….
Thực tế, trong một xã hội càng ngày càng phát triển như hiện nay, khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp, tránh xa hoàn toàn những thói xấu. nhưng ta vẫn còn có những sự lựa chọn đằng sau, nếu ta biết tự bứt phá khỏi hoàn cảnh ràng buộc ta, để thay đổi chính bản thân mình, để trở thành người sống có chuẩn mực rõ ràng, sống thành người tốt, tự có thể phát triển được bản thân, giúp được gia đình và xã hội thì kết quả quá tuyệt vời, đưa đến tương lai tươi đẹp mãi mãi.
Đương nhiên, do vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực,mặc dù chế độ đất nước ta về cơ bản là tốt đẹp. Do đó, cần hiểu được rằng sẽ không một ai là hoàn toàn xấu, cũng không hẳn ở gần mực thì ta hoàn toàn “đen”, và gần mực mà cũng vẫn không đen,gần đèn mà cũng vẫn không hề tối tăm. chúng ta đều nên học hỏi ở mỗi người ta gặp trong cuộc đời, khai thác điểm tốt ở họ, giúp đỡ họ loại trừ dần đi phần xấu trong tâm hồn, cách hành xử. Đã có rất nhiều trường hợp những kẻ ra tù vào tội, những kẻ trộm cắp bất lương, đã biến đổi trở nên tốt nhờ cộng đồng, nhà nước người thân giúp đỡ tích cực, tránh xa con đường tội lỗi khi xưa. Và ta cũng chưa thể biết hết được những người “tốt” họ đã phải trải qua những gì trong cuộc đời, biết đâu họ cũng đã phải tự trải qua những tháng ngày khó khăn để tự cải thiện bản thân, điều gì cũng có thể xảy ra trong cái xã hội này.
Tất cả chúng ta đều có quyền lựa chọn những điều tốt và xấu để tiếp thu, vận dụng để hướng đến sự toàn diện, giá trị chân-thiện-mỹ cao quý ai cũng muốn có trong cuộc đời. Có lẽ câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi,đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua. Mỗi chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mã vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng.
Chính từ câu tục ngữ, nhân dân ta đã rút ra được kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách, đạo đức của mỗi người. Một bài học, một kinh nghiệm đắt giá trong cuộc sống cho tất cả chúng ta “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, cần tích cực vận dụng để câu nói ngày càng đúng, phù hợp hơn, ảnh hưởng tích cực hơn đến cuộc sống của chúng ta.