06/02/2018, 15:36

Giải thích câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Đề bài: Anh chị giải thích câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Bài làm Ngoài của cải, vật chất xa hoa thì có lẽ tình yêu thương, đùm bọc chính là thứ thiêng liêng nhất mà đáng để chúng ta cần tôn trọng. Đó là ...

Đề bài: Anh chị giải thích câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Bài làm

Ngoài của cải, vật chất xa hoa thì có lẽ tình yêu thương, đùm bọc chính là thứ thiêng liêng nhất mà đáng để chúng ta cần tôn trọng. Đó là tình cảm ruột thịt giữa anh em trong một gia đình, hay rộng ra đó chính là tình yêu thương giữa người với người trong một làng xóm, một quê hương, một dân tộc, một quốc gia. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” la một trong những câu tục ngữ nói về tình cảm quý giá đó.

Như chúng ta biết, bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.

Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?

Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.

Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

Chính cái tình cảm thiêng liêng này đã giúp chúng ta chiến thắng tất cả. Từ thời chiến tranh tình cảm giống nòi, tinh thần đoàn kết dân tộc đã đánh gục các thế lực ngoại xâm, chúng ta giành được độc lập, tự do và có được cuộc sống ấm no, yên bình cho tới tận ngày nay.

Và trong thời đại ngày nay, khi xã  hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương.

0