06/02/2018, 15:36

Giải thích câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Bài làm Tục ngữ Việt Nam là tổng hợp vô số những kinh nghiệm về lao động sản xuất cũng như về cách ứng xử đối nhân xử thể, về đạo đức làm người của mỗi chúng ta. Vì vậy, qua kinh ...

Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Bài làm

Tục ngữ Việt Nam là tổng hợp vô số những kinh nghiệm về lao động sản xuất cũng như về cách ứng xử đối nhân xử thể, về đạo đức làm người của mỗi chúng ta. Vì vậy, qua kinh nghiệm của cuộc sống của mình, ông cha đã để lại cho con cháu những bài học vô cùng lớn lao về cách sống, cách làm người. Một trong những câu tục ngữ đó chính là câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

“Mực” là một dụng cụ mà thời học sinh, sinh viên ai cũng đã từng một lần dây bẩn. Nhưng mực đã dây vào người thì rất khó để mà tẩy ra. Còn đèn là một dụng cụ do con người phát minh ra nó có thể phát sang khi có một dòng điện chạy qua, khi có dòng điện chạy qua thì nó sẽ phát ra ánh sáng soi sáng khắp nơi ai ở gần nó thì cũng được sáng theo. Người xưa đã dựa vào những hiện tượng đơn giản này để đúc kết thành câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì sáng" để răn day con người ta phải nên chọn bạn mà chơi để không bị dây bẩn bởi những bạn xấu. Câu tục ngữ này ông cha ta ngày xưa chủ yếu dùng để răn dạy những em bé thơ ngây- những tờ giấy trắng. Các bạn cũng biết đó, các em bé thơ ngây như một tờ giấy trắng mà rất dễ bị dây bẩn bởi mực vì vậy các em bé phải tránh xa các phần tử xấu của xã hội để các tờ giấy trắng đó mãi trắng ngời những hình ảnh đẹp.

Câu tục ngữ này của cha ông để lại nhằm dạy dỗ cách sống ở lành lánh dữ, và tránh xa môi trường hay người xấu, dễ khiến ta bị nhiễm phải những thói xấu đó. Chứ không hẳn giống như câu ngưu tầm ngưu mã tầm mã mà mọi người nói. Bạn chú ý và nên có bản lĩnh để sống sao cho "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "

Bên cạnh câu tục ngữ này thì ông cha ta cùng để lại những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như vậy như: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" hay chăng "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Hoặc là Cái câu "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã." có nghĩa là râu thì đi với trâu, ngựa đi với ngựa. Hàm ý chỉ rằng, loại người nào tiểu nhân thì chỉ có thể chơi được với tiểu nhân thôi, như một vế cân xứng, xứng đôi vừa lứa.

Chúng ta thử liên hệ, suy nghĩ về câu: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” thì trường hợp của Nguyên Tổng thống Obama của Mỹ ra sao? Tông của Ông là da đen bị khinh miệt, kỳ thị, đè nén…..giống của ông thì cha mất sớm, có 4 bà vợ, 4 dòng anh em….v.v….

Tóm lại, môi trường xã hội chỉ là một phần tạo nên những thay đổi của mỗi con người mà thôi, cái chính có lẽ đó là ý thức, trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với gia đình, xã hội này, sống làm sao cho đẹp với đời, không ai oán trách, không làm tổn thương bất cứ ai là được.

Nhưng câu tục ngữ vẫn luôn đúng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những người học tốt, có công danh sáng lạng thì họ thường xuyên chơi với những người sáng lạng, những người có đạo đức tốt sẽ chơi với những người có phẩm chất tốt, vậy tại sao mỗi chúng ta không chọn cho mình những người bạn thực sự tốt để chơi từ đó chúng cũng trở thành con người như họ, mỗi người đều cần phải có những chứng kiến riêng của mình

Vì vậy hãy coi trọng và phát triển họ cũng giống như phát triển chính bản thân mình, không ai có thể lựa chọn được nơi mình sinh ra nhưng chắc chắn họ có thể lựa chọn được nơi mình sẽ đứng và lựa chọn cho mình những người bạn cực kì tốt để chơi đó là một quy luật mà không thể nào có thể thay đổi được, nếu muốn trở thành con người như thế nào thì đều do chúng ta lựa chọn để trở thành những con người như thế, bởi lẽ không ai có thể chọn bạn cho mình ngoài mình ra.

0