Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng
Đề bài: Bình luận của anh/ chị về câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" Bài làm Những bài học giá trị, những kinh nghiệm, những món quà tặng tinh thần vô của ông cha ta để lại là vô cùng to lớn, nhưng bên cạnh đó là những giá trị vật chất cũng đồ sộ không kém, điều đó làm ta ...
Đề bài: Bình luận của anh/ chị về câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng"
Bài làm
Những bài học giá trị, những kinh nghiệm, những món quà tặng tinh thần vô của ông cha ta để lại là vô cùng to lớn, nhưng bên cạnh đó là những giá trị vật chất cũng đồ sộ không kém, điều đó làm ta thêm tự hào về lịch sử và có lẽ điều đó. Bên cạnh đó, câu tục ngữ “tấc đất, tấc vàng” đã ra đời để một lần nữa nhắc nhở con cháu về những công lao mà phải vất vả mới có được, khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ về trách nhiệm gìn giữ và phát huy nó.
Câu tục ngữ kia mặc dù vô cùng ngắn gọn, nó mang một nghĩa khái quát, ẩn chứa sau sự quý giá vật chất, là đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thời đại, có một cơ đồ gây dựng sự nghiệp, ở đó có những con người dòng máu đỏ da vàng đang ngày ngày cống hiến, lao động để phát triển đất nước trong thời bình, bỏ lại những tàn tích những cuộc chiến tranh xâm lược, họ đã chiến đấu oanh liệt, ngoan cường, đoàn kết để mang lại nền hòa bình cho dân tộc, công lao của tất cả đều đáng được trân trọng.
Trong câu đã nhắc tới hai từ đặt cạnh nhau để nâng sự so sánh ngang bằng, nêu bật được giá trị của “Đất” là những vùng đất đai rộng lớn,có thể có người ở hoặc không,có thể là chỉ một vùng lãnh thổ quốc gia, một quê hương, một gia đình…, còn khái niệm còn lại từ “Vàng” ai cũng đều hiểu đó là tiền bạc, có thể nói là những thứ quý giá hơn tiền giấy mà con người ta dùng nó để phục vụ cho sự sinh sống, để trao đổi. Sự đo lường thông minh, sát thực của nhân dân ta đã thể hiện rõ qua từ “tấc”, những thứ mà ta có được khi có đất cũng vô cùng to lớn sánh ngang với tiền, vàng kia. Nhờ những mảnh đất, nước ta có một nền nông nghiệp phát triển, thuận lợi cho chăn nuôi, trồng trọt, có thể xây dựng được những ngôi nhà, làm ra được những sản phẩm để rồi mục đích cuối chính là lại làm ra được đồng tiền. Một lần nữa,những khẵng định trong câu tục ngữ đã để lại trong ta những suy nghĩ cần thiết rằng không chỉ có vàng mới có thể sinh sống được mà đất vẫn có thể sinh sống và làm ra được vàng, bỏ dần đi những suy nghĩ phiến diện chỉ có tiền mới quý, mới có tất cả trong tay.
Đất dù có ít, nhưng với sức sáng tạo, khả năng của con người, có thể được khai thác tối đa, gián tiếp đã làm ra được mọi thứ. Giờ đây, khi sống trên chính mảnh đất của ông cha ta, thế hệ đi trước đã vun đắp, ta càng cảm thấy Đất ấy đó chính là một “vật vô giá” đại diện cho lịch sử, đại diện cho những thứ còn quý hơn cả vàng. Đã có những cơ đồ, những “tấc đất” giá trị, nhưng con người nếu vẫn không biết khai thác mà coi thường, rồi chỉ quay sang ỷ lại, phục tùng vào vàng bạc rồi sẽ đến một ngày khi của cải ra đi, họ sẽ sớm phải hối hận không còn gì để sinh sống, con người mới biết rằng “đất mẹ” vẫn hiền từ nhưng đã cằn cỗi, già đi, dần chai đi, mất dần sự hiệu quả, việc tận dụng, việc sản xuất, việc làm kinh tế ở đó cũng khó khăn hơn trước chỉ vì thiếu đi sự chăm sóc.
Lãng quên cũng đáng trách nhưng hoang phí, sử dụng bừa bãi, phá hoại, buôn bán,trao đổi không chính đáng lại càng đáng trách hơn, bởi mỗi một mảnh đất là xương, là máu, là mồ hôi của bao nhiêu con người hàng thập kỉ đã để lại, đã “bồi dưỡng” nên những “tấc đất” giàu giá trị để coi rằng giá trị của ta vẫn còn, khi còn có đất có thể làm ra tất cả nhưng có khi vàng kia ta có thì không thể. Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu người ta thương vừa trêu vừa thật rằng: “Không có tiền thì cạp đất mà ăn”, cũng muốn thông qua đó với độc giả cùng cảm nhận, nói hết lên được tầm quan trọng của đất hơn nữa. Qua tất cả, ta phải biết trân trọng những gì mình đang có, dùng trí sáng tạo, sự chăm chỉ cần cù để làm ra những sản phẩm giàu giá trị hơn, để sinh sống để càng ngày càng đưa xã hội đi lên hơn.
Đất nước càng phát triển, cùng với những di tích của chiến tranh, con người và nhân loại đang phải cùng đối mặt với hết thảy những sự tha hóa của tự nhiên, trong đó có quà tặng cuộc sống tuyệt vời là “đất”. Giờ đây, trách nhiệm không của riêng ai, mỗi chúng ta công dân phải biết trách nhiệm không nặng nề nhưng quan trọng là nuôi tình yêu, giữ gìn và bảo vệ đất đai, bảo vệ Trái Đất. Vì Đất là Tổ quốc thiêng liêng, là nhà, là nguồn sống của chúng ta mà ta yêu quý gọi là: “Tấc đất, tấc vàng”.