06/02/2018, 15:37

Giải thích câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung”

Đề bài: Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ: "Há miệng chờ sung" Bài làm Vốn xuất phát từ một đất nước thuần nông, có lẽ đã tạo nên những đức tính nổi bật của riêng người Việt Nam, con người chăm chỉ, cần cù, giỏi giang, lành nghề,.được thể hiện đầy đủ qua các câu ca dao, ...

Đề bài: Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ: "Há miệng chờ sung"

Bài làm

Vốn xuất phát từ một đất nước thuần nông, có lẽ đã tạo nên những đức tính nổi bật của riêng người Việt Nam, con người chăm chỉ, cần cù, giỏi giang, lành nghề,.được thể hiện đầy đủ qua các câu ca dao, tục ngữ giàu giá trị của dân tộc. Ta cũng đánh giá rất cao, trân trọng những câu tục cha ông xưa răn dạy, mách bảo con người ta để tránh đi những thói xấu, tránh bớt những sai lầm để rồi sớm thức tỉnh, thay đổi, đưa cá nhân ấy, đưa cộng đồng này phát triển lên. Như nổi bật là câu tục ngữ “ Há miệng chờ sung”.

Từ câu truyện cười xa xưa nói về một anh chàng mồ côi cha mẹ, nhưng có tên biệt hiệu là “đại lãn” vì hắn quá lười. Không chịu làm việc trong khi sức dài vai rộng, còn luôn nghĩ ra hết cách này đến cách khác để sao cho tránh phải động tay động chân mà vẫn có cái ăn. Đến một ngày, sự việc dở khóc, dở cười là cái cảnh anh nghĩ ra mình có thể ngồi dưới gốc cây sung kia, rồi chỉ việc há miệng to, một chuyện quá đơn giản để có được thức ăn, sống qua ngày mà chẳng cần phải hoài công leo trèo, hái lượm gì cũng vì sung mùa này chín nhiều, rụng lả tả. Đây cũng vừa là cơ hội hay bài học đắt giá cho anh ta và những kẻ lười biếng từ xưa đến nay: “hắn thấy nhiều quả sung lần lượt rơi chung quanh mình, nhưng chẳng có một quả nào rơi vào miệng. có bà lão đi chợ qua đó thấy lười quá bà ta dùng chân gắp 1 quả chín dưới đất lên bỏ vào miệng anh chàng lười này”.

ha mieng cho sung

Câu chuyện khép lại, cũng là lúc câu tục ngữ ấy ra đời, đã khéo léo miêu tả, nhắc tới, đả kích, bức họa châm biếm sâu sắc đến những thành phần lười biếng trong xã hội chỉ chực ăn sẵn, cầu may bởi người khác, bởi những điều viển vông, niềm tin mù quáng vào số phận sắp xếp… Phần tử ấy khá dễ thấy, khá rõ để nhận biết ra được giữa cộng đồng đang hăng say làm việc, đang đi lên.

Tất cả chúng ta đều biết rằng đi làm, đi học để có kiến thức, rồi ra đời lao động hưởng thành quả theo đúng công sức của mình, không quan trọng đó có phải là nghề lao động chân tay hay trí óc hay không, nhưng tất cả sự lao động đó, những điều đó mới trân trọng nhất, quý giá nhất vì trực tiếp hay gián tiếp tạo được nên ý nghĩa cho cuộc sống, làm giàu cho xã hội, đưa con người lên, chinh phục tiếp những đỉnh cao mới.

Từ xưa đến nay, vẫn luôn có những thành phần đi ngược với xã hội như vậy. Gọi là "thói xấu", "thói đời", khi mà những con người đó luôn tự cho mình cái quyền lười biếng, sẵn sàng đón nhận những thứ từ người khác mà không biết tìm tòi, cần cù, áy náy khi không làm ra nó từ chính đôi tay, trí óc đang còn rất minh mẫn, có đủ sức khỏe của bản thân. Đương nhiên, họ sẽ chẳng bao giờ hiểu, chạm được hai chữ “thành công” trong cuộc đời vì dễ hiểu khi những người như thế sao có được niềm vui và lí tưởng sống mà phấn đấu.

Có những đứa con đã mang cái tên yêu kiều có phần khinh thường của người đời như “công tử bột”, “công chúa bé bỏng”,…những cái tên ấy đặt ra để ám chỉ những người con nhà giàu, chỉ ỷ lại vào bố mẹ, người thân, có khi ngày ngày vẫn ngoan ngoãn cắp sách tới trường nhưng chẳng hề muốn lao động, giúp đỡ người khác, mà chỉ quen được chăm sóc từ đầu đến chân, từ bé đã không phải động đến việc gì trong nhà vì đã có người làm giúp,…dần dần những suy nghĩ sai lệch như thế đã kìm hãm sự phát triển, sự trưởng thành, sự năng động, sự chín chắn của những con người kia. Rồi ai cũng sẽ phải lớn, khi ra đời chạm mặt với xã hội, đời dạy cho họ những bài học xương máu, họ mới cảm thấy hổ thẹn vì đã không tu dưỡng bản thân, không tự chủ động làm việc gì, cần phê phán nếu khi ta còn bắt gặp những bậc phụ huynh còn “quá thương” ấy vẫn không buông cách dạy con sai lầm để đứa trẻ không có khả năng tự lập như vậy.

Xã hội ngày nay sẽ không thể dung chứa những con người “há miệng chờ sung” như vậy được, không công bằng cho người chăm chỉ, giỏi giang khác. Những người như vậy họ sẽ chỉ mang lại tiếng xấu, gánh nặng cho mọi người xung quanh, sẽ chẳng có kinh nghiệm sống nào để kể cho con cháu của mình ngoài thói ăn chơi, lười nhác,…quên ngày tháng.

Câu tục ngữ một lần nữa ở đây là lời dạy quý báu để mỗi chúng ta có cơ hội  nhìn nhận đúng, phải thay đổi từ tư tưởng đến hành động, không được ngồi chờ cuộc sống ban phát mà phải biết tự đi tìm, trân trọng nó. Vì cái gì dễ đến thì cũng sẽ dễ đi và chỉ có những thứ do mình tạo ra mới là mãi mãi, mới tạo được giá trị tôn lên phẩm hạnh, tài năng của bản thân ta với đời, để được sống thật đúng nghĩa và hạnh phúc hơn.

 

 

Từ khóa tìm kiếm

0