Giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
Đề bài: Anh chị giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” Bài làm Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói ...
Đề bài: Anh chị giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
Bài làm
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ.
Đất nước Việt Nam có nhiều đền,chùa và lễ hội. Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng: " uống nước nhớ nguồn".
Để hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này, hãy cùng nhau phân tích nghĩa đen cũng như nghĩa bóng của nó. “Uống nước”: Hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần. “Nguồn”: Nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn”: Thành quả không tự nhiên mà có, nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy.
Câu tục ngữ này luôn luôn đúng và có giá trị cho tới tận ngày nay và mai sau.Ta lớn lên được như hôm nay là nhờ công ơn sinh thành của cha mẹ. Ta có thể sống tỏng hòa bình, tự do là nhờ công ơn của tổ tiên ta thời xưa, các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ và xây dựng tổ Quốc. Ta được đọc những cuốn sách hay, những kiến thức khoa học bổ ích là nhờ công lao cua rnhững người đã dày công nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm.
Vì vậy, chúng ta cần phải ơn những người đem đến cuộc sống ấm no hạnh phúc của ta ngày nay. Cụ thể là bố mẹ chúng ta. Hay nói đến thời kì trước là những anh hùng, những con người ở thời kháng chiến để ngày nay ta được sống trong đất nước yên bình.
Trong kho tàng tục ngữ có nhiều câu tục ngữ có nội dung như câu"Uống nước nhớ nguồn" như "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Ăn cây nào rào cây ấy"…
Chính vì vậy, thật đáng xấu hổ cho những kẻ vô ơn, họ chỉ lo cho lợi ích cá nhân của họ mà quên đi ơn nghĩa của người đã sinh thành ra họ: Quên đi những người có công với họ. Thái độ vô ơn đó là sự suy đồi về phẩm chất đạo đức, hành động ăn chơi đua đòi, không lo tu dưỡng.
Hiện nay có rất nhiều việc làm thể hiện lòng biết ơn và nhớ ơn: Chăm lo cho gia đình thương binh liệt sỹ, ủng hộ người nghèo, quan tâm đến bà mẹ Việt Nam anh hùng,…
Là học sinh chúng ta cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn: Học tập, hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng thầy cô, giúp đỡ mọi người…
Câu tục ngữ nêu lên đạo lí làm người, khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một nguyên tắc đối nhân xử thế. Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc. Câu tục ngữ đồng thời khuyên bảo mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc, đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó. Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.