13/01/2018, 11:15

Giải Sinh lớp 9 Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Giải Sinh lớp 9 Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Bài 1 (trang 98 sgk Sinh học 9): Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến? Lời giải: Mỗi tác nhân có tác dụng gây đột biến khác nhau, như tia phóng xạ có sức xuyên sâu vào các mô dễ gây ...

Giải Sinh lớp 9 Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống


Bài 1 (trang 98 sgk Sinh học 9): Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến?

Lời giải:

Mỗi tác nhân có tác dụng gây đột biến khác nhau, như tia phóng xạ có sức xuyên sâu vào các mô dễ gây đột biến gen và đột biến NST, tia tử ngoại sức xuyên kém nên dùng xử lí các vật liệu có kích thước nhỏ….Chính vì vậy người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.

Bài 2 (trang 98 sgk Sinh học 9): Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?

Lời giải:

Xử lí đột biến bằng tác nhân vật lí: người ta chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân và cành hoặc phấn, bầu nhuỵ, chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cấy.

Người ta dùng tia tử ngoại xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn gây đột biến gen.

Xử lí đột biến bằng tác nhân hoá học gây đột biến gen. Mỗi loại hoá chất thường phản ứng với một loại nuclêôtit xác định giúp con người chủ động gây đột biến mong muốn. Đối với cây trồng nười ta ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp, tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ hoặc quấn bông tẩm dung dịch hoá chất lên đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Ở động vật người ta cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.

Bài 3 (trang 98 sgk Sinh học 9): Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.

Lời giải:

Thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.

– Chọn giống vi sinh vật phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu: chọn thể đột biến tạo chất có hoạt tính cao, sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn. Chọn đột biến có vai trò kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định.

– Chọn giống cây trồng chú ý tới đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng, cho năng suất chất lượng cao, chống chịu tốt, sử dụng thể đột biến để lai tạo giống mới.

– Đối với vật nuôi sử dụng phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng ở nhóm động vật bậc thấp, có thể cho hoá chất tác động vào tinh hoàn hoặc buồng trứng.

Từ khóa tìm kiếm:

  • giai bai tap sinh9 bai33
  • giải bài tập sinh bài 28 lớp 9
  • giải bài tập sinh học 9 bài 31
  • giai bài tập sinh học lớp 9 bài 26
  • sinh lớp 9 bài 12

Bài viết liên quan

  • Giải sinh lớp 6 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
  • Giải Sinh lớp 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 42: Hệ sinh thái
0