13/01/2018, 11:15

Giải Sinh lớp 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

Giải Sinh lớp 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc Bài 1 (trang 107 sgk Sinh học 9): Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào? Lời giải: Phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần tiến ...

Giải Sinh lớp 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

Bài 1 (trang 107 sgk Sinh học 9): Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?

Lời giải:

Phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần tiến hành như sau:

– Năm thứ nhất: gieo trồng giống khởi đầu, chọn lọc cây ưu tú phù hợp với mục đích chọn lọc. Hạt các cây ưu tú trộn lẫn để làm giống cho năm sau.

– Năm thứ hai: gieo và so sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống khởi đầu và giống đối chứng ( giống tốt đang được sử dụng đại trà trong sản xuất) nếu giống chọn hàng loạt đã đạt yêu cầu đặt ra, hơn giống ban đầu, hơn hoặc bằng giống đối chứng thì dùng làm giống không cần chọn lọc lần 2. Nếu giống chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục chọn lọc lần 2 cho đến khi đạt yêu cầu. Trình tự giống chọn lọc một lần, chỉ khác là trên ruộng chọn giống năm thứ 2 người ta gieo trồng chọn hàng loạt để chọn cây ưu tú.

Ưu điêm: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi, kết quả nhanh, ở thời gian đầu.

Nhược điểm: dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình vì chọn lọc chỉ dựa và kiểu hình.

Bài 2 (trang 107 sgk Sinh học 9): Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào?

Lời giải:

Phương pháp chọn lọc cá thể một lần

Năm thứ nhât: gieo trồng giống khởi đầu, chọn ra những cá thể tốt nhất. Năm thứ hai: hạt mỗi cây được gieo riêng thành từng dòng để so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng sẽ chọn được giống tốt nhất, đáp ứng với mục tiêu đề ra.

Ưu điểm: Việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nhanh đạt kết quả.

Nhược điểm: theo dõi công phu, chặt chẽ tốn nhiều công sức. Phương pháp chọn lọc này thích hợp với cây tự thụ phấn, cây nhân giống vô tính bằng cành, củ, ghép mắt.

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 11 Bài 30: Truyền tin qua xináp
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 31: Tiến hóa lớn
  • Giải Sinh lớp 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 50: Vi khuẩn( tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
0