13/01/2018, 11:23

Giải Sinh lớp 12 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học

Giải Sinh lớp 12 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học Bài 1 (trang 102 SGK Sinh học 12): Hãy điền các chú thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh hoạ quá trình di truyền ở mức độ phân tử: ADN → mARN → pôlipeptit → prôtêin → ...

Giải Sinh lớp 12 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học


Bài 1 (trang 102 SGK Sinh học 12): Hãy điền các chú thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh hoạ quá trình di truyền ở mức độ phân tử:

ADN → mARN → pôlipeptit → prôtêin → tính trạng (hình thái, sinh lí…).

Lời giải:

Bài 2 (trang 102 SGK Sinh học 12): Tại sao trong quá trình nhân đôi, mỗi mạch của phân tử ADN lại được tổng hợp theo một cách khác nhau?

Lời giải:

Bài 3 (trang 102 SGK Sinh học 12): Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị được nêu trong bài và cho biết đặc điểm của từng loại.

Lời giải:

* Có hai loại biến dị đó là biến dị di truyền và biến dị không di truyền

– Biến dị di truyền là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN) nên di truyền được. Biến dị di truyền gồm:

+ Biến dị tổ hợp

 

– Biến dị không di truyền là những biến đổi hình dưới tác dộng của điều kiện sống, không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN) nên không di truyền được. Đó là thường biến.

* Đặc điểm của từng loại:

– Biến dị tổ hợp

+ Là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuấ hiện các kiểu hình khác bố mẹ.

+ Nguyên nhân là do sự phân li đọc lập của các cặp tính trạng.

+ Xuất hiện ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).

+ Có sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện kiểu hình thức khác với bố mẹ.

+ Phân li độc lập đã làm xuất hiện các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.

– Đột biến gen:

+ Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.

+ Phát sinh do nhứng rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể.

Tác động của các tác nhân vật lí, hoá học và sinh học.

+ Có hai loại:

Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

Đột biến thêm hay mất một cặp nuclêôtit.

+ Làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin, thay đổi chức năng prôtêin.

+ Ý nghĩa

• Đối với tiến hoá:

– Làm xuất hiện các alen khác nhau, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá; đột biến gen tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho tiến hoá.

• Đối với thực tiễn: cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống.

– Đột biến cấu trúc NST

+ Là những biến đổi trog cấu trúc NST.

+ Xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể tới NST.

+ Có 4 dạng: mất đoạn NST, lặp đoạn NST, đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.

+ Đặc điểm:

• Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST

• Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST

• Làm thay đổi nhóm gen liên kết

+ Trong thực tiễn người ta còn gặp các dạng đột biến cấu trúc NST có lợi.

– Đột biến lệch bội

+ Là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.

+ Do sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân hình thành giao tử.

+ Gồm có các loại:

• Thể không (2n-2)

• Thể một (2n-1)

• Thể một kép (2n-1-1)

• Thể ba (2n+1)

• Thể bốn (2n+2)

• Thể bốn kép (2n+2+2)

+ Làm thay đổi số lượng của một hay vài cặp NST làm mất cân bằng hệ gen giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.

+ Ý nghĩa:

• Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá

• Trong chọn giống có thể sử dụng các cây không nhiễm để đưa các NST theo ý muốn vào cây lai

• Trong nghiên cứu di truyền học: sử dụng các lệch bội đề các định vị trí của gen trên NST

– Đột biến đa bội

+ Là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài lướn hơn 2n

+ Dưới tác động của các tác nhân vật lí, tác nhân hoá học vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp cảu môi trường trong cơ thể không phân li của tất cả các cặp NST trong phân bào.

+ Phân loại gồm có:

• Đột biến đa bội chẵn (4n, 6n,…)

• Đột biến đa bội lẻ (3n, 5n,…)

+ Tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp đôi nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ → tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.

+ Ứng dụng hiện tượng đa bội thể trong chọn giống cây trồng

– Thường biến

+ Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

+ Phát sinh trong đời cá thẻ dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

+ Phân loại:

• Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

• Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.

+ Một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống ở các môi trường khác nhau

Mức phản ứng của 1 kiểu gen trước môi trường khác nhau.

+ Vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng.

Bài 4 (trang 102 SGK Sinh học 12): Cho một cây đậu Hà Lan có kiểu gen dị hợp tử với kiểu hình hoa đỏ tự thụ phấn. Ở đời sau, người ta lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo. Xác xuât để cả 5 hạt cho ra cả 5 cây đều có hoa trắng là bao nhiêu? Xác xuất để trong số 5 cây con có ít nhất một cây hoa màu đỏ là bao nhiêu?

Lời giải:

Xác xuất để 5 hạt đều cho cây hoa trắng là (0,25)5. Để tìm xác suất trong số 5 cây ít nhất có một cây hoa đỏ ta chỉ cần lấy 1- (xác suất để 5 cây cho hoa trắng) = 1- (0,25)5.

Bài 5 (trang 102 SGK Sinh học 12): Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra người con bị bệnh bạch tạng. Tỉ lệ người con bị bệnh bạch tạng chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này. Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng này.

Lời giải:

Hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng mà lại sinh ra con người bình thường thì ta có thể giải thích đó là trường hợp kết hợp alen gây bệnh bạch tạng ở mẹ thuộc một gen khác với gen gây bệnh bạch tạng ở bố. Do cso sự tương tác gen nên ở người con đã có màu da bình thường.

Bài 6 (trang 102 SGK Sinh học 12): Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên NST thường?

Lời giải:

Gen lặn trên NST thường thì khó phát hiện hơn so với gen lặn trên NST X ở người là vì gen lặn trên NST thường chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi có cả hai alen lặn, còn gen lặn trên NST X chỉ cần một alen lặn cũng đã biểu hiện ra kiểu hình ở nam giới.

Bài 7 (trang 102 SGK Sinh học 12): Một quần thể khi nào thì được gọi là cân bằng di truyền (cân bằng Hacđi- Vanbec)?

Lời giải:

Trong một quần thể lớn, nếu không có các yếu tố khác làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen thì sự giao phối ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể sẽ duy trì tần soosalen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi thoả mãn công thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1

Bài 8 (trang 102 SGK Sinh học 12): Để tạo giống vi sinh vật, người ta hay dùng biên pháp gì? Giải thích?

Lời giải:

Để tạo giống vi sinh vật người ta dừng phương pháp thích hợp nhất là gây đột biến. Đây là phương pháp rất có hiệu quả đối với vi sinh vật vì vi sinh vật sinh sản với tốc độ rất nhanh nên người ta dễ dàng phân lập được các dòng có kiểu hình mong muốn, rồi tạo dòng thuần chủng.

Bài 9 (trang 102 SGK Sinh học 12): Những người có bộ NST: 44 NST thường + XXY hoặc 44 NST thường + XXXY đều là nam giới. Những người có bộ NST với 44 NST thường + X hoặc 44 NST thường + XXX đều là nữ giới. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?

Lời giải:

Từ những người có bộ NST bất thường nêu trong đề bài, ta có thể rút kết luận là nhiễm sắc thể Y ở người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quy định nam tính. Nếu có NST Y thì hợp tử sẽ phát triển thành con trai còn không có Y thì hợp tử phát triển thành con gái.

Từ khóa tìm kiếm:

  • giai bai tap bai 23 on tap phan di truyen hoc

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 12: Biến dạng của rễ
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng
0