13/01/2018, 11:36

Giải Hóa lớp 10 bài 22: Clo

Giải Hóa lớp 10 bài 22: Clo Bài 1: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây: A. NaCl.B. HCl. C. KClO 3 . D. KMnO 4 . Lời giải: B. HCl đúng. Bài 2: Cho biết tính chất hóa học cơ ...

Giải Hóa lớp 10 bài 22: Clo


Bài 1:

Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây:

A. NaCl.B. HCl.

C. KClO3.

D. KMnO4.

Lời giải:

B. HCl đúng.

Bài 2:

Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao nguyên tố clo có tính chất hóa học cơ bản đó? Cho thí dụ minh họa.

Lời giải:

Tính chất hóa học cơ bản của clo: Clo là chất oxi hóa mạnh.

– Tác dụng với kim loại: clo oxi hóa trực tiếp hầu hết các kim loại tạo muối clorua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt.

2Fe + 3Cl2to 2FeCl3

– Tác dụng với hiđro: Phản ứng xảy ra khi chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời:

H2 + Cl2 → 2HCl.

– Tác dụng với nước:

Trong phản ứng với nước, clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO

Sở dĩ có những tính chất hóa học cơ bản trên vì khi tham gia phản ứng, nguyên tử clo dễ nhận thêm 1 electron để thành ion Cl. Vì vậy tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh.

Bài 3:

Dẫn khi clo vào nước, xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải thích.

Lời giải:

Dẫn khí clo vào nước, xảy ra vừa là hiện tượng vật lí vừa là hiện tượng hóa học. Khi tan vào nước, một phần clo tác dụng với nước.

Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO.

Bài 4:

Nêu những ứng dụng thực tế của khí clo.

Lời giải:

Những ứng dụng thực tế của clo:

1. Khí clo được dùng để tiệt trùng nước sinh hoạt, hòa tan vào nước một lượng nhỏ khí clo để diệt vi khuẩn gây bệnh.

2. Khí clo được dùng để sản xuất các chất tẩy trắng, sát trùng như nước Gia – ven, clorua vôi và sản xuất những hóa chất trong công nghiệp như HCl, KClO3.

3. Một lượng lớn clo được dùng để chế những dung môi công nghiệp như cacbon tetra clorua (CCl4) sản xuất nhiều chất polime như nhựa PVC, cao su tổng hợp, tơ clorin v.v…

Bài 5:

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

b) HNO3 + HCl → NO2 + Cl2 + H2O.

c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O.

d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.

Lời giải:

Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

Bài 6:

Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa chứ không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế khí clo?

Lời giải:

Trong công nghiệp không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế clo vì giá thành sản phẩm rất cao.

Bài 7:

Cần bao nhiêu gam KMnO4 và bao nhiêu ml dung dịch axit clohiđric 1M để điều chế khí clo tác dụng với sắt, tạo nên 16,25g FeCl3?

Lời giải:

nFeCl3 = 16,25 /162,5 = 0,1 mol.

Phương trình hóa học của phản ứng:

3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3.

nCl2 = 0,1 x 3 /2 = 0,15 mol.

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

nKMnO4 = 0,15 x 2 / 5 = 0,06 mol.

nHCl = 0,15 x 16 / 0,5 = 0,48 mol.

mKMnO4 cần = 0,06 x 158= 9,48g.

Vdd HCl = 0,48/1 = 0,48lít hay 480ml

Từ khóa tìm kiếm:

  • giải bài tập clo lớp 10

Bài viết liên quan

  • Giải Hóa lớp 9 bài 19: Sắt
  • Giải Hóa lớp 10 bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
  • Giải Hóa lớp 10 bài 21: Khái quát về nhóm halogen
  • Giải Hóa lớp 10 bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo
  • Giải Hóa lớp 10 bài 25: Flo – Brom – Iot
  • Giải Hóa lớp 10 bài 29: Oxi – Ozon
  • Giải Hóa lớp 8 bài 24: Tính chất của oxi
  • Giải Hóa lớp 9 bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
0