Giai đoạn thiết kế cuối cùng và các kiểm định
Kiểm định và thử nghiệm thực tế đóng vai trò quan trọng trong thiết kế ngư cụ và được tiến hành từ khi chọn nguyên mẫu, phát triển các chi tiết kỹ thuật và ở các giai đoạn thiết kế khác. Khi nhiệm vụ là tạo ra một ngư cụ thiết kế mới hoàn toàn, thì ...
Kiểm định và thử nghiệm thực tế đóng vai trò quan trọng trong thiết kế ngư cụ và được tiến hành từ khi chọn nguyên mẫu, phát triển các chi tiết kỹ thuật và ở các giai đoạn thiết kế khác.
Khi nhiệm vụ là tạo ra một ngư cụ thiết kế mới hoàn toàn, thì trước hết một mô hình của thiết kế mới phải được chuẩn bị theo các tham số tỉ lệ nào đó. Kiểm định mô hình là làm cho ngư cụ thiết kế có thể áp dụng được. Khi mô hình ngư cụ ở kích thước thực tế cho kết quả tốt, thường là có bổ sung thêm, thì nó được xem như là nguyên mẫu. Kiểm định tỉ lệ thực tế có thể là thử nghiệm kỹ thuật hay thử nghiệm đánh bắt.
Thử nghiệm kỹ thuật nhằm chọn một nguyên mẫu thích hợp hoặc nhằm đánh giá các đặc trưng thật sự của ngư cụ mới. Chúng có thể được tiến hành trong 3 giai đoạn: gồm: chuẩn bị; đo đạc; xử lý và phân tích dữ liệu.
Giai đoạn chuẩn bị, gồm: thảo kỹ lưởng chương trình thử nghiệm và các tiến trình kiểm định; chế tạo ngư cụ thực nghiệm; và chuẩn bị các công cụ đo đạc. Trước khi kiểm định. ngư cụ thí nghiệm được xem xét cẩn thận để đảm bảo rằng nó phù hợp với các thiết bị kỹ thuật, bất cứ khác biệt nào so với thiết kế đều phải được ghi nhận lại đầy đủ. Các đặc trưng kỹ thuật của ngư cụ được giám sát đo đạc bởi các thiết bị chỉ thị từ xa, được bố trí trực tiếp trên ngư cụ và ở phòng lái. Chúng bao gồm các thiết bị giám sát, đo đạc các kích thước, hình dáng và vị trí của ngư cụ trong nước, các lực và tốc độ. Dữ liệu được ghi lại bởi các các thiết bị tự ghi như là máy ghi sóng tầng sâu và các lực kế tự ghi thì có thể được xem xét vào cuối mỗi thử nghiệm. Các thiết bị điện và màn hình theo dõi thủy âm ở trên phòng lái sẽ cho biết thời gian thật sự suốt quá trình thí nghiệm.
Kiểm định kỹ thuật ngư cụ qui mô thực tế được tạo dựng trong vùng biển được chọn đặc biệt với điều kiện tương đối ổn định về dòng chảy, thời tiết, độ sâu, v.v.. nhằm giảm các biến động trong các kết quả do máy đưa ra và do đó sẽ giảm số lần kiểm định và chi phí thử nghiệm.
Các xử lý bước đầu của dữ liệu thực nghiệm có được trong suốt các kiểm định kỹ thuật bao gồm tính toán giá trị trung bình của các đại lượng đặc trưng của ngư cụ đã đo đạc được và đánh giá mức chính xác của chúng (độ tin tưởng). Các tiến trình xử lý dữ liệu thì tương tự như được mô tả trong mục 3.6.5. Các biểu đồ và các biểu thức đại số cần được phát triển để mô tả các mối quan hệ chức năng giữa các đặc trưng của ngụ cụ.
Mục đích của các thử nghiệm ngư cụ là nhằm cung cấp một đánh giá cuối cùng về ngư cụ mới, liên quan đến toàn bộ hệ thống ngư cụ. Cho mục đích này, công thức (1.8) có thể được áp dụng để cho một chỉ số về hiệu quả kinh tế của hệ thống đánh bắt
E c = a n a s . C Tn C Ts . T n T s . b s b n size 12{E rSub { size 8{c} } = { {a rSub { size 8{n} } } over {a rSub { size 8{s} } } } "." { {C rSub { size 8{ ital "Tn"} } } over {C rSub { size 8{ ital "Ts"} } } } "." { {T rSub { size 8{n} } } over {T rSub { size 8{s} } } } "." { {b rSub { size 8{s} } } over {b rSub { size 8{n} } } } } {}
Trong này, hệ số so sánh giá trị kinh tế Ec được xem xét qua sản lượng khai thác của hệ thống khai thác cũ và mới (an/as) qua so sánh giá trung bình trên đợn vị sinh khối sản lượng đạt được của hai hệ thống. Cho mục đích này ta nên dùng các thông tin về sinh khối đạt được trong mỗi mẽ khai thác, thành phần loài, phân bố chiều dài cá, v.v.. Sinh khối có thể được đo lường bằng các thùng chứa sau khi đã phân loại theo loài, theo chất lượng và theo theo giá bán buôn.
Để đánh giá khả năng đánh bắt tương đối (CTn/CTs) nó thì cũng cần thiết để đánh giá thời gian khai thác được yêu cầu cho mỗi chu kỳ hoạt động.
Tuổi thọ kỳ vọng tương đối của hai hệ thống (Tn/Ts) từ dữ liệu về mài mòn, xé rách của hệ thống đánh bắt trong suốt các thử nghiệm khai thác.
Tổng chi phí tương đối cho hoạt động của hai hệ thống (bs/bn) được đánh giá từ chi phí chế tạo thật sự của các ngư cụ kiểm định và các chi phí hoạt động được ước tính.
Vào lúc bắt đầu thử nghiệm, chỉ có chi phí chế tạo là được biết, trong khi đó các nhân tố khác cần phải được tính toán dưới các điều kiện khai thác bởi chúng thường không nhất quán và chứa đựng nhiều sai lệch nếu như số lần kiểm định là quá ít.
Do đó để đạt được dữ liệu đại diện nhất cho việc so sánh giữa hệ thống mới và cũ, đánh bắt so sánh cần được tạo dựng, thí dụ, áp dụng các lần kéo song song hoặc kéo chéo nhau khi so sánh các lưới kéo.
Trong các thử nghiệm so sánh xen kẽ nhau, hai ngư cụ lần lược được sử dụng đánh bắt luân phiên nhau trên cùng một tàu khai thác. Phương pháp này thì thích hợp cho khai thác lưới kéo tầng đáy hay tầng mặt có cá phân bố đều.
Trong các thử nghiệm so sánh độc lập, hai ngư cụ được dùng trong cùng độ dài thời gian ở hai tàu khác nhau với cùng tốc độ kéo lưới có cùng ngư trường và cùng mật độ phân bố cá, nhưng các đường kéo lưới và thời điểm thả, thu lưới kéo khác nhau. Thử nghiệm khai thác độc lập thì yêu cầu ít thời gian, nhưng chúng có những bất lợi riêng của chúng như là các khác biệt trong các kỹ năng của người chỉ huy và thủy thủ đoàn, và các đặc trưng riêng của tàu cũng ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Do bởi các khác biệt này, hai tàu nên trao đổi lưới lẫn nhau trong suốt các thử nghiệm so sánh. Việc kéo lưới so sánh song song nhau thì được tạo dựng bởi hai tàu kéo trên hai đường song song nhau, và, nếu có thể được là cùng giai đoạn thời gian để cho khả năng tin cậy của các kết quả kiểm định được cải thiện hơn. Phương pháp này thì được áp dụng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi mật độ cá phân bố không đều trong ngư trường thử nghiệm.