25/05/2018, 09:19

Các vấn đề tồn tại trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH

Ngày nay vấn đề “ phát triển tài nguyên con người ” (Human Resources Development) được thế giới cho là vấn đề quan trọng nhất trong phát triển. Nó vừa có tính chất “mục đích” vừa có tính chất “phương tiện”. ...

Ngày nay vấn đề “phát triển tài nguyên con người” (Human Resources Development) được thế giới cho là vấn đề quan trọng nhất trong phát triển. Nó vừa có tính chất “mục đích” vừa có tính chất “phương tiện”. Phát triển để phục vụ cho chính con người và nguồn nhân lực cũng là một yếu tố sản xuất có tính chất quyết định nhất để phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Giáo sư Lester C. T.

1) Trưởng khoa quản lý của MIT và là thành viên của Ủy ban Quốc gia về chính sách nhân lực và Hội đồng các cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ.
1) có nói: Trong quá khứ để một cá nhân, một công ty, một quốc gia phát triển có kết quả, để có thể cạnh tranh với “người hàng xóm” của mình, người ta dựa vào cả 4 yếu tố: tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, kỹ thuật và nhân lực. Nhưng tình hình vừa qua cũng như nhìn về tương lai, giáo sư Lester C. T. cho rằng: yếu tố thứ nhất và yếu tố thứ hai (ít nhất là ở quy mô công ty) đã rút khỏi “phương trình” nói trên, yếu tố thứ ba - kỹ thuật – cũng đã giảm bớt vai trò của nó. Còn lại, kỹ năng và trình độ GD của lực lượng lao động sẽ chiếm vai trò then chốt nhất có tính chiến lược.

Điều đó, nước nào trên thế giới ngày nay hình như cũng đã nhận thức được. Vậy mà, có nước đã không đưa ra được một chính sách ưu tiên thực sự cho GD - ĐT; có nước đã không lựa chọn được một chiến lược đúng đắn. Có nước có nền GD - ĐT khá tốt nhưng lại vẫn chưa đưa được lợi thế này vào công cuộc phát triển kinh tế như trường hợp của Philippine. Như vậy giữa nhận thức và chính sách, giữa chính sách và hiệu quả, giữa hiệu quả lĩnh vực và hiệu quả tổng thể vẫn còn là những khoảng cách lớn. Chính vì vậy mà trong khoảng một trăm nước nghèo và đang phát triển chỉ có trên dưới mười nước phát triển tốt.

Ngay cả trường hợp của Thái Lan, Hồng Kông hay Mỹ cũng có những vấn đề về nguồn nhân lực. Thái Lan phát triển tương đối tốt nhưng họ đang rất thiếu cán bộ kỹ thuật có chất lượng. Trong quá khứ họ chỉ có hơn 20% cán bộ tốt nghiệp về khoa học kỹ thuật (Họ đã có kế hoạch tăng tỉ số này lên 40%). Hơn nữa, do những nguyên nhân khác nhau, nhiều người đã chuyển nghề và nhiều người đã không vươn lên được trình độ cao về kỹ thuật. Còn Hồng Kông, được xem là trung tâm về nhiều phương diện của Châu Á nhưng họ có rất ít công nghiệp hiện đại. Họ đã nhận ra rằng, không thể tiếp tục dựa vào kinh tế dịch vụ mà phải chuyển sang một xã hội lấy công nghệ làm nền tảng (Technology – based Society). Trong khi đó, vấn đề ở Mỹ là, về cơ bản họ gần như không có hệ thống GD sau trung học phổ thông cho những người không vào ĐH và cao đẳng. Và họ cũng cho rằng, họ có thụt lùi về kinh tế so với người Nhật một phần là do họ chỉ có nền GD tốt hơn so với Nhật cho lớp trên 10 – 20% của dân số, còn lại họ để thua người Nhật nền GD cho nửa dưới của dân số. Tiến sĩ Saburo Okia

2) Chủ tịch Viện ĐH quốc tế Nhật bản, là thành viên của Ủy ban điều hành Câu lạc bộ Rome và vốn là kỹ sư điện.
2) cũng đã nói: Một trong những yếu tố làm cho Nhật Bản phát triển kinh tế thành công sau chiến tranh thế giới thứ 2 là nhờ Nhật Bản đã có một đội ngũ lao động đông đảo (kể cả kỹ sư) có chất lượng cao và chi phí thấp.

Việt Nam hãy còn là một nước kém phát triển. Để phát triển, có lẽ Việt Nam cũng phải dựa vào cả 4 yếu tố nói trên. Tuy nhiên, có thể cho rằng, khả năng xây dựng được một đội ngũ lao động cân đối và có chất lượng là một lợi thế so sánh tương đối duy nhất của Việt Nam. Con người Việt Nam có truyền thống hiếu học, thông minh và cần cù. Việt Nam cũng đã hình thành được một hệ thống GD tương đối toàn diện và có tỷ lệ dân số biết chữ cũng như mặt bằng dân trí tương đối khá 88% và 4,5 năm. Theo số liệu điều tra năm 1989, ở nhóm lao động chính từ 15-34 tuổi, số năm trung bình được đào tạo là 9,5 năm. Có thể cho rằng, một số vấn đề còn bất cập trong hệ thống GDĐT và đội ngũ lao động là những hệ lụy của thực trạng kinh tế chưa phát triển cũng như những thiếu sót trong chính sách và tổ chức hơn là tiềm năng của chính nền GD của Việt Nam cũng như con người Việt Nam. Việt Nam còn có một lực lượng người Việt ở nước ngoài khá đông đảo mà mặt mạnh của họ là tiềm năng chất xám và cầu nối (không phải là nguồn vốn).

Chính vì vậy, cấu tố con người (humanware)

3)Công nghệ được hiểu là gồm có 4 cấu tố: Technoware (máy móc), humanware (con người), infoware (thông tin) và orgaware (tổ chức).
3) Việt Nam phải chăng nên được xem là một cấu tố có thể tạo được một bước nhảy vọt trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một tờ báo Mỹ: ‘‘Tài nguyên con người như là tất cả những gì Việt Nam đang có…’’ Gần đây Ngân hàng thế giới lại có nhận xét: Tài nguyên của Việt Nam hạn chế, Việt Nam sẽ phát triển trên cơ sở nguồn nhân lực hơn là những nguồn tài nguyên thiên nhiên… Do đó, các biện pháp về nguồn nhân lực phải được xem là một vấn đề then chốt nhất trong chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hóa ở nước ta.

Hiện nay, nước ta có khoảng 35 triệu lao động. Về mặt cơ cấu, theo ước tính năm 1992 có khoảng 75,0% dân số từ 13 tuổi trở lên có tham gia vào các hoạt động kinh tế, 78% dân số sống ở nông thôn, phụ nữ chiếm 51,5%, nhóm người có thu nhập thấp chiếm 26%, các dân tộc thiểu số khoảng 13,5%. Sự phân bổ theo lĩnh vực là: Khu vực 1: nông lâm nghiệp: 36,7%; Khu vực 2: công nghiệp: 20,6%; Khu vực 3: dịch vụ: 38,2% và các lĩnh vực

0