14/01/2018, 18:26

Giải bài tập trang 142 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của chim bồ câu

Giải bài tập trang 142 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của chim bồ câu Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa ...

Giải bài tập trang 142 SGK Sinh lớp 7: Cấu tạo trong của chim bồ câu

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu tạo trong của chim bồ câu nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 133 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát

Giải bài tập trang 137 SGK Sinh lớp 7: Chim bồ câu

A. Tóm tắt lý thuyết: Cấu tạo trong của chim bồ câu

Chim thích nghi với đời sống bay còn được thể hiện ở cấu tạo của các cơ quan bên trong cơ thể, hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi; tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn, phù hợp với trao đổi chất mạnh ở chim (đời sống bay); không có bóng đái ở chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển. Não chim phát triển liên quan đến nhiều hoạt động phức tạp ở chim.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 142 Sinh học lớp 7: Cấu tạo trong của chim bồ câu

Bài 1: (trang 142 SGK Sinh 7)

Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, nên sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

Bài 2: (trang 142 SGK Sinh 7)

So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của sai khác đó?

Đáp án và hướng dẫn giải bài

Các hệ cơ quan

Thần lằn

Chim bồ câu

Tuần hoàn

Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hút, máu pha

Tim có 4 ngăn, máu không pha trộn

 

Tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hóa còn thấp

Có sự biến đổi của ống tiêu hóa (mỏ sừng không răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ). Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn khi bay.

 

Hô hấp

Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân.

Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí (thông khí phổi)

Bài tiết

Thận sau (Số lượng cầu thận khá lớn)

Thận sau (Số lượng cầu thận rất lớn)

 

Sinh sản

– Thụ tinh trong

– Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi tường.

– Thụ tinh trong

– Đẻ và ấp trứng

0