Hướng dẫn lập ý bài văn nghị luận bằng bản đồ tư duy
Hướng dẫn lập ý bài văn nghị luận bằng bản đồ tư duy Ôn thi THPT Quốc gia môn Văn bằng sơ đồ tư duy Lập dàn ý bài văn nghị luận bằng bản đồ tư duy Lập ý là để chuẩn bị cơ sở quan trọng cho việc lập ...
Hướng dẫn lập ý bài văn nghị luận bằng bản đồ tư duy
Lập dàn ý bài văn nghị luận bằng bản đồ tư duy
Lập ý là để chuẩn bị cơ sở quan trọng cho việc lập dàn ý của bài viết. Nó có tác dụng định hướng cho bài, giúp các hệ thống luận đề trở nên chặt chẽ, chính xác, sâu sắc hơn, hạn chế tình trạng phổ biến ở học sinh hiện nay là khi viết thường bị lạc đề, xa đề, thừa ý, kết cấu lộn xộn, không cân đối, bài làm không đúng thể loại... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo phương pháp lập dàn ý bằng bản đồ tư duy. Hi vọng phương pháp này sẽ giúp các em ôn thi THPT Quốc gia môn Văn hiệu quả nhất.
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn bằng bản đồ tư duy
Dẫn chứng cho bài nghị luận xã hội
Bản đồ tư duy môn Văn ôn thi THPT Quốc gia
1. Mối quan hệ giữa lập ý và xây dựng bản đồ tư duy
Bước |
Lập ý |
Xây dựng bản đồ tư duy |
1 |
Phân tích đề bài, tìm chủ đề cho bài viết |
Xác định từ khóa/ hình ảnh thể hiện ý tưởng trung tâm của bản đồ |
2 |
Tìm ý, xác định các nội dung có liên quan đến chủ đề bài viết |
Từ ý tưởng trung tâm, triển khai ý tưởng này thành các nhánh. Mỗi nhánh thể hiện một khía cạnh, vấn đề cụ thể hóa cho trung tâm điểm. |
3 |
Lựa chọn và sắp xếp ý tìm được theo một trật tự logic nhất định |
Tổ chức lại bản đồ tư duy bằng cách lược bỏ bớt những yếu tố không cần thiết, đánh dấu thứ tự các nhánh theo logic nhất định |
4 |
Lập dàn ý và hoàn thiện văn bản (Thực chất, đây là bước mở đầu cho một kĩ năng khác nhưng vẫn cần nêu ở đây để thấy tính kết nối của toàn bộ quá trình làm văn!) |
Hoàn thiện bản đồ tư duy |
2. Các bước xây dựng bản đồ tư duy
Bước 1. Phân tích đề bài
Dựa theo những kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích yêu cầu của đề bài trên hai tiêu chí: nội dung và hình thức. Trong đó, trả lời các câu hỏi cụ thể như đây là kiểu bài gì? Vấn đề cơ bản của bài viết? Bài viết cần đáp ứng những yêu cầu gì về cách thức sử dụng ngôn ngữ và tổ chức văn bản? có thể áp dụng những thao tác lập luận nào để bài viết sinh động, thuyết phục?... Theo đó, bước Phân tích đề bài giúp người viết có cái nhìn khái quát về các yêu cầu cần thực hiện.
Bước 2. Hướng dẫn tìm ý
Về bản chất, tìm ý gắn liền với việc người viết xác định những luận đề, luận điểm cho bài viết của mình. Ở đây, mới dừng lại ở hoạt động "tìm" chứ chưa đòi hỏi người viết phải sắp xếp thành trật tự.
Trong bước này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm ý thông qua các thao tác nhỏ cụ thể như sau:
Nêu vấn đề |
Nội dung cần đạt |
Xây dựng bản đồ |
Minh họa |
Chủ đề bài viết là gì? |
Sống đẹp |
Đưa vào làm ý tưởng trung tâm của bản đồ, ghi ra giữa trang giấy |
|
Những vấn đề nào có thể triển khai xung quanh khái niệm "sống đẹp?" * Gợi ý học sinh tự liệt kê trong tư duy. |
- Sống đẹp là gì? - Sống đẹp có cần thiết không? Vì sao? - Sống đẹp được biểu hiện cụ thể bằng những giá trị như thế nào? - Có những điều gì cần tránh để trở thành người sống đẹp? - Có ví dụ nào trong thực tiễn không?[...] |
- Lấy từ khóa ngắn gọn cho mỗi vấn đề tìm được, đưa mỗi từ khóa ấy về một nhánh với xuất phát điểm là ý tưởng trung tâm. Khuyến khích học sinh ghi ra tối đa các từ khóa xuất hiện trong suy nghĩ. - Mỗi nhánh từ khóa có thể vẽ bằng một màu sắc khác nhau cho dễ nhận diện. - Có thể vẽ theo một chiều trái – phải hoặc phải – trái. |
|
Từ mỗi ý lớn tìm được, hãy phát triển thành các ý nhỏ cụ thể hơn, trả lời cho từng câu hỏi đã có? |
- Sống đẹp là gì? + ý nghĩa câu thơ + biểu hiện đẹp của cuộc sống con người + sống có lí tưởng, hoài bão, biết hi sinh [...] - Biểu hiện: + có khát vọng, lí tưởng + có trí tuệ sáng suốt, rộng mở đón nhận hiểu biết [...] |
- Tiếp tục coi mỗi từ khóa ở các nhánh là điểm trung tâm bậc 2, vẽ tiếp các nhánh nhỏ hơn, trên mỗi nhánh nhỏ hơn ghi các nội dung cụ thể, chi tiết. - Liệt kê tất cả các nội dung cụ thể minh họa cho vấn đề ở mỗi nhánh. - Ghi tóm lược nội dung ý, tránh dài dòng. |
(Hình 1) |
Hình 1 – Sản phẩm thao tác Tìm ý
Trong bước này, có thể nhận thấy bản đồ tư duy khắc phục nhược điểm tuyến tính và hạn chế về độ mở của kiểu liệt kê tuyến tính. Với mỗi một ý tưởng nảy sinh, người viết đưa nó thành một nhánh của bản đồ, minh họa bằng hình ảnh sinh động nếu muốn; mở rộng bản đồ tư duy từ khái quát đến cụ thể đến khi có thể. Hiểu biết và năng lực phát hiện của người viết về vấn đề càng phong phú, sâu sắc bao nhiêu thì càng có thể làm nảy sinh nhiều ý tưởng bấy nhiêu.
Bước 3. Lựa chọn và sắp xếp ý theo trật tự logic
Khi đã liệt kê được các ý tưởng nảy sinh trong đầu óc, người viết phải sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lí, theo quy luật của tư duy logic. Trong thực tế, nhiều khi việc sắp xếp ý đã diễn ra song song với quá trình tìm ý. Tuy vậy, vẫn phải thực hiện bước đi này để đảm bảo chắc chắn quan hệ giữa các ý là có chủ đích. Bởi trong khi lập ý, việc sắp xếp trình tự các ý lớn, ý nhỏ đóng vai trò hết sức quan trọng. Một mặt, nó bộc lộ cách nhận thức của chủ thể về vấn đề đang bàn; mặc khác, nó lại có tác động không nhỏ tới tâm lí, tình cảm của người tiếp nhận về sau.
Với việc triển khai nội dung cho một đề làm văn trong nhà trường phổ thông, người viết không thể và cũng không cần thiết phải đưa vào tất cả những hiểu biết của mình. Mỗi đề bài thường có yêu cầu riêng đòi hỏi người viết phải huy động lĩnh vực kiến thức nhất định và vận dụng tới những kĩ năng chuyên biệt. Từ sơ đồ đã có sau bước hai, giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn các ý phù hợp cho bài viết của mình, đảm bảo lấy những ý quan trọng nhất, làm bật được nội dung tư tưởng của bài cũng như phù hợp với dung lượng, thời gian yêu cầu. Đồng thời, tiến hành phân loại, sắp xếp các ý theo trình tự nhất định, đảm bảo tính logic, phát triển. Để làm được việc đó, học sinh không cần thiết vẽ lại sơ đồ theo trật tự mà có thể sử dụng con số, mũi tên, các kí hiệu riêng... để đánh dấu thứ tự trước – sau.
Hình 2 – Sản phẩm thao tác lựa chọn và sắp xếp ý theo trật tự logic
Với bản đồ tư duy đã có này, có thể thấy sản phẩm của thao tác lập ý không còn ở dạng tuyến tính theo kiểu truyền thống mà được "mã hóa lại" dưới dạng hình ảnh. Mỗi học sinh khác nhau có thể tạo ra một kiểu hình ảnh khác nhau. Điều này xuất phát từ việc mỗi chủ thể độc lập có một kiểu loại tư duy, khả năng khám phá, kĩ năng thể hiện và độ mở trong nhận thức hoàn toàn riêng biệt. Vì thế, so với cách làm trước đây, lập ý bằng bản đồ tư duy cho phép giáo viên đánh giá chuẩn xác hơn năng lực học sinh. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh quá trình dạy học một cách phù hợp.