19/07/2017, 08:25
Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 4
Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 4, chủ điểm: Cánh chim hoà bình Chủ điểm : CÁNH CHIM HÒA BÌNH Tuần 4 Tập đọc NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY 1. Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào ? Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ khi chính phủ Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố ...
Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 4, chủ điểm: Cánh chim hoà bình
Chủ điểm : CÁNH CHIM HÒA BÌNH
Tuần 4
Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
Tuần 4
Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
1. Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào ?
Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ khi chính phủ Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
2. Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
Cô bé tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh.
3. Các bạn nhỏ đã làm gì :
a) Để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô ?
Các bạn nhỏ trên toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi đến cho Xa-xa-cô hàng nghìn con sếu.
b) Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình ?
Khi Xa-xa-cố chết các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới chân tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.
4. Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô ?
Học sinh có thể tự nói lên suy nghĩ của mình.
* Gợi ý : Tôi căm ghét chiến tranh / cái chết của bạn làm cho chúng tôi hiểu rõ về sự tàn bạo của chiến tranh / cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình trên trái đất ...
Chính tả
1. Nghe - viết :
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong đội quân Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Một lần rơi vào ổ phục kích, ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp.
Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong đội quân Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Một lần rơi vào ổ phục kích, ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp.
Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.
Theo NHƯ KIM
2. Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần. Cho biết các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo.
Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.
Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.
Tiếng | Vần | ||
Âm đệm | Âm chính | Âm cuối | |
nghĩa | … | ia | … |
chiến | … | iê | n |
Giống nhau: Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.
- Có hay không có âm cuối ? tiếng “chiến” có âm cuối, tiếng “nghĩa” không có âm cuối.
Khác nhau: Dấu thanh đặt ở chữ cái nào ?
- Tiếng “chiến” dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi), tiếng “nghĩa” dấu thanh đặt ở chữ cái dầu của âm chính.
3. Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên :
- Đối với tiếng có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).
- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA
TỪ TRÁI NGHĨA
I. Nhận xét:
1. So sánh nghĩa của các từ in đậm :
Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong đội quân Pháp xâm lược Việt Nam.. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.
- Phi nghĩa : trái với đạo nghĩa
Ví dụ của phi nghĩa: cuộc chiến tranh phi nghĩa
+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, đi ngược với đạo lý làm người, không được những người có lương tâm ủng hộ.
- Chính nghĩa : điều chính đáng, cao cả, hợp đạo lí
Ví dụ : chính nghĩa thắng phi nghĩa, bảo vệ chính nghĩa
+ Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.
- Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược rihau. Đó là những từ trái nghĩa.
2. Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau :
Chết vinh hơn sống nhục
Chết / sống, vinh / nhục
+ vinh : được kính trọng, đánh giá cao
+ nhục : xấu hổ vì bị khinh bỉ
3. Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta ?
Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng rất lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta, thà chết đi mà được trọng, đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.
II. Luyện tập
1. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây :
a) Gạn đục khơi trong.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
2. Điền vào mỗi ô trông một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau :
a) Hẹp nhà (rộng) bụng.
b) Xấu người (đẹp) nết.
c) Trên kính (dưới) nhường.
3. Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau :
a) Hòa bình: Chiến tranh, xung đột
b) Thương yêu: Căm ghét, ghét bỏ, thù hận, đối địch
c) Đoàn kết: Chia rẽ, xung khắc
d) Giữ gìn: Phá hoại, tàn phá, phá hủy
4. Đặt hai câu để phân biệt mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được :
- Chúng em ai cũng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
- Hãy sống thương yêu lẫn nhau, đừng nên phân biệt đối xử và ghét bỏ bạn bè.
- Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại hãy cùng nhau giữ gìn, đừng nên phá hủy môi trường.
1. So sánh nghĩa của các từ in đậm :
Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong đội quân Pháp xâm lược Việt Nam.. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.
- Phi nghĩa : trái với đạo nghĩa
Ví dụ của phi nghĩa: cuộc chiến tranh phi nghĩa
+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, đi ngược với đạo lý làm người, không được những người có lương tâm ủng hộ.
- Chính nghĩa : điều chính đáng, cao cả, hợp đạo lí
Ví dụ : chính nghĩa thắng phi nghĩa, bảo vệ chính nghĩa
+ Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.
- Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược rihau. Đó là những từ trái nghĩa.
2. Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau :
Chết vinh hơn sống nhục
Chết / sống, vinh / nhục
+ vinh : được kính trọng, đánh giá cao
+ nhục : xấu hổ vì bị khinh bỉ
3. Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta ?
Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng rất lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta, thà chết đi mà được trọng, đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.
II. Luyện tập
1. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây :
a) Gạn đục khơi trong.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
2. Điền vào mỗi ô trông một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau :
a) Hẹp nhà (rộng) bụng.
b) Xấu người (đẹp) nết.
c) Trên kính (dưới) nhường.
3. Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau :
a) Hòa bình: Chiến tranh, xung đột
b) Thương yêu: Căm ghét, ghét bỏ, thù hận, đối địch
c) Đoàn kết: Chia rẽ, xung khắc
d) Giữ gìn: Phá hoại, tàn phá, phá hủy
4. Đặt hai câu để phân biệt mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được :
- Chúng em ai cũng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
- Hãy sống thương yêu lẫn nhau, đừng nên phân biệt đối xử và ghét bỏ bạn bè.
- Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại hãy cùng nhau giữ gìn, đừng nên phá hủy môi trường.
Kể chuyện
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
(Phim tài liệu)
Đạo diễn : TRẦN VĂN THỦY
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
(Phim tài liệu)
Đạo diễn : TRẦN VĂN THỦY
1. Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và lời thuyết minh cho mỗi hình
1. Tại tỉnh Quảng Ngãi, bên dòng sông Trà Khúc, Mai-cơ - một cựu lính Mỹ mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai - mảnh đất mà cách đây 30 năm đã chịu nỗi đau thảm sát, huỷ diệt ...
2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này : thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt trong ít phút có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ ....
3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có mười người may mắn sông sót nhờ có người phi công có lương tâm. Ba người đó Tôm- xơn, Côn-bơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống, họ kinh hoàng thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mĩ chạy tới, nhưng thay vì cứu cô bé, hắn bắn chết cô. Thấy một tốp lính Mĩ đang cầm súng rượt đuổi người dân, Tôm-xơn bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt bọn lính, ra lệnh cho xạ thủ súng máy chĩa súng về phía chúng, nói với chúng anh sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.
Trên đường đi, anh còn cứu được một bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.
4. Trong cuộc thảm sát đó, ngoài ba người lĩnh Mĩ có lương tâm trên còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi nhúng tay vào tội ác. Ngoài ra còn có Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ án ra ánh sáng, những bức ảnh mà anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.
5. Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình, tiếng đàn nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất của anh đã vang lên ở Mỹ Lai. Trở về Mỹ Lai lần này anh còn gặp được những người mà anh cùng những người đồng đội có lương tâm của mình cứu thoát.
2. Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu chuyện :
Học sinh có thể thảo luận, trao đổi với bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện :
* Gợi ý :
- Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì ? cho bạn suy nghĩ gì ?
- Câu chuyện đã để lại cho bạn suy nghĩ gì ?
Tập đọc
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
1. Hình ảnh trái đất có gì đẹp :
Trái đất như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển.
2. Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì ?
Mỗi một màu hoa có màu sắc, mùi hương và vẻ đẹp khác nhau nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên thế giới, dù khác màu da, dù là người da đen, da vàng hay da trắng đều bình đẳng như nhau, đều đáng quý, đáng yêu.
3. Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ?
Chúng ta phải đồng sức đồng lòng với nhau giữ hòa bình cho trái đất, bằng cách kêu gọi chấm dứt chiến tranh, chống hủy diệt ... Loài người hãy bắt tay nhau, chung sống trong hòa bình. Vì chỉ có hòa bình, tiếng hát tiếng cười mới mang lại bình yên thực sự cho trái đất.
Trái đất như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển.
2. Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì ?
Mỗi một màu hoa có màu sắc, mùi hương và vẻ đẹp khác nhau nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên thế giới, dù khác màu da, dù là người da đen, da vàng hay da trắng đều bình đẳng như nhau, đều đáng quý, đáng yêu.
3. Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ?
Chúng ta phải đồng sức đồng lòng với nhau giữ hòa bình cho trái đất, bằng cách kêu gọi chấm dứt chiến tranh, chống hủy diệt ... Loài người hãy bắt tay nhau, chung sống trong hòa bình. Vì chỉ có hòa bình, tiếng hát tiếng cười mới mang lại bình yên thực sự cho trái đất.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
1. Từ những điều đã quan sát được về trường em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường.
Lưu ý
- Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định (một buổi sáng hay buổi chiều, vào mùa hè hay mùa đông,...). Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian (từ sáng đến chiều, từ mùa xuân tới mùa đông,...).
- Bình thường, nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong,... Tuy nhiên, cũng có thể tả theo thứ tự ngược lại (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài,...).
- Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động cửa thầy và trò. Có thể tả các hoạt động này, nhưng chỉ nên tả lướt qua để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh sinh hoạt.
2. Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên :
Hướng dẫn
1. Mở bài: Giới thiệu về trường em
2. Thân bài :
- Tả bao quát ngôi trường
+ Hình dạng
+ Màu ngói, màu tường
- Sân trường:
+ Cột cờ, cây cối, ghế đá.
- Hoạt động vào giờ ra chơi
- Hoạt động vào giờ chào cờ
- Hoạt động vào giờ học
- Lớp học :
+ Số phòng học
+ Trang thiết bị bèn trong (bàn, ghế, quạt, ảnh Bác Hồ...)
- Vườn trường:
+ Cây trong vườn, chăm sóc cây trong vườn.
3. Kết bài:
- Em rất tự hào về trường em.
- Em mong muốn trường ngày càng đẹp hơn.
- Mời các bạn ghé thăm trường em.
2. Mỗi sớm mai, vào lúc 6 giờ kém 15 phút, em thức dậy, làm vệ sinh buổi sáng, tập thể dục, ăn sáng rồi theo mẹ đến trường. Trường em mang tên : Trường Tiểu học Kim Đồng. Em rất yếu quý ngôi trường của mình.
Nhìn từ xa, trường em thật nổi bật, ba dãy nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, mặt trước quay ra sân, điểm trên đó là màu ngói đỏ tươi, màu tường vàng, xen kẽ là các ô cửa kính màu nâu sậm.
Qua chiếc cổng sắt bèn trên có dòng chữ : Trường Tiểu học Kim Đồng là vào đến sân trường được tráng xỉ măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám hiệu, cây cột cờ vươn cao, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật. Hai hàng phượng trồng xen lẫn với bàng tỏa mát rượi, mỗi gốc cây đều được quét vôi trắng xóa và được xây một hàng rào nhỏ bao quanh, dưới mỗi gốc cây đặt một chiếc ghế đá. Nơi đây mỗi sáng thứ hai chúng em nghiêm trang chào cờ Tổ quốc, cũng là nơi chúng em chơi đùa, tập thể dục.
Ba dãy nhà lớn, nhìn thật khang trang, Các phòng học đều được trang trí như nhau: trước cửa lớp ghi rõ số phòng, tên lớp học, trong phòng, phía trên tấm bảng đen là dòng chữ : “Học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt”. Phía góc lớp, ngay cửa ra vào trên tường treo tấm bảng ghi rõ năm điều Bác Hồ dạy. Ngay chính giữa bức tường phía trên là tấm ảnh Bác Hồ đang mỉm cười, nhìn cả lớp đầy trìu mến.
Sau khu lớp học là khu vườn trường, có rất nhiều loại cây, do chính tay chúng em trồng và chăm sóc. Ở giữa khu vườn là khu vui chơi với cầu trượt, bập bênh đu quay.
Vào giờ học sân trường vắng lặng, ba tòa nhà đứng nghiêm trang, cột cờ, hai hàng cây cũng lặng im nghe tiếng giảng bài .... Vậy mà khi giờ chơi đến, sân trường trở nên ồn ào. Trên các ghế đá, vài bạn gái sẽ sàng ngồi, to nhỏ với nhau, vài nhóm bạn khác chơi nhảy dãy, ô quan. Các bạn nam thì chơi đuổi bắt, đá cầu...
Em rất yêu quý và tự hào về ngôi trường em, mỗi ngày em đều mong muốn trường mình to đẹp hơn, khang trang hơn. Mỗi lần gặp bạn em, em đều kể cho các bạn nghe về trường của mình và mong muốn các bạn ghé thăm trường em. Em tin rằng khi các bạn đến các bạn cũng sẽ yêu mến ngôi trường như em vậy.
Lưu ý
- Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định (một buổi sáng hay buổi chiều, vào mùa hè hay mùa đông,...). Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian (từ sáng đến chiều, từ mùa xuân tới mùa đông,...).
- Bình thường, nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong,... Tuy nhiên, cũng có thể tả theo thứ tự ngược lại (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài,...).
- Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động cửa thầy và trò. Có thể tả các hoạt động này, nhưng chỉ nên tả lướt qua để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh sinh hoạt.
2. Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên :
Hướng dẫn
1. Mở bài: Giới thiệu về trường em
2. Thân bài :
- Tả bao quát ngôi trường
+ Hình dạng
+ Màu ngói, màu tường
- Sân trường:
+ Cột cờ, cây cối, ghế đá.
- Hoạt động vào giờ ra chơi
- Hoạt động vào giờ chào cờ
- Hoạt động vào giờ học
- Lớp học :
+ Số phòng học
+ Trang thiết bị bèn trong (bàn, ghế, quạt, ảnh Bác Hồ...)
- Vườn trường:
+ Cây trong vườn, chăm sóc cây trong vườn.
3. Kết bài:
- Em rất tự hào về trường em.
- Em mong muốn trường ngày càng đẹp hơn.
- Mời các bạn ghé thăm trường em.
2. Mỗi sớm mai, vào lúc 6 giờ kém 15 phút, em thức dậy, làm vệ sinh buổi sáng, tập thể dục, ăn sáng rồi theo mẹ đến trường. Trường em mang tên : Trường Tiểu học Kim Đồng. Em rất yếu quý ngôi trường của mình.
Nhìn từ xa, trường em thật nổi bật, ba dãy nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, mặt trước quay ra sân, điểm trên đó là màu ngói đỏ tươi, màu tường vàng, xen kẽ là các ô cửa kính màu nâu sậm.
Qua chiếc cổng sắt bèn trên có dòng chữ : Trường Tiểu học Kim Đồng là vào đến sân trường được tráng xỉ măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám hiệu, cây cột cờ vươn cao, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật. Hai hàng phượng trồng xen lẫn với bàng tỏa mát rượi, mỗi gốc cây đều được quét vôi trắng xóa và được xây một hàng rào nhỏ bao quanh, dưới mỗi gốc cây đặt một chiếc ghế đá. Nơi đây mỗi sáng thứ hai chúng em nghiêm trang chào cờ Tổ quốc, cũng là nơi chúng em chơi đùa, tập thể dục.
Ba dãy nhà lớn, nhìn thật khang trang, Các phòng học đều được trang trí như nhau: trước cửa lớp ghi rõ số phòng, tên lớp học, trong phòng, phía trên tấm bảng đen là dòng chữ : “Học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt”. Phía góc lớp, ngay cửa ra vào trên tường treo tấm bảng ghi rõ năm điều Bác Hồ dạy. Ngay chính giữa bức tường phía trên là tấm ảnh Bác Hồ đang mỉm cười, nhìn cả lớp đầy trìu mến.
Sau khu lớp học là khu vườn trường, có rất nhiều loại cây, do chính tay chúng em trồng và chăm sóc. Ở giữa khu vườn là khu vui chơi với cầu trượt, bập bênh đu quay.
Vào giờ học sân trường vắng lặng, ba tòa nhà đứng nghiêm trang, cột cờ, hai hàng cây cũng lặng im nghe tiếng giảng bài .... Vậy mà khi giờ chơi đến, sân trường trở nên ồn ào. Trên các ghế đá, vài bạn gái sẽ sàng ngồi, to nhỏ với nhau, vài nhóm bạn khác chơi nhảy dãy, ô quan. Các bạn nam thì chơi đuổi bắt, đá cầu...
Em rất yêu quý và tự hào về ngôi trường em, mỗi ngày em đều mong muốn trường mình to đẹp hơn, khang trang hơn. Mỗi lần gặp bạn em, em đều kể cho các bạn nghe về trường của mình và mong muốn các bạn ghé thăm trường em. Em tin rằng khi các bạn đến các bạn cũng sẽ yêu mến ngôi trường như em vậy.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỂ Từ TRÁI NGHĨA
LUYỆN TẬP VỂ Từ TRÁI NGHĨA
1. Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau :
a) Ăn ít ngon nhiều.
b) Ba chìm bảy nổi.
c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; kính già, già để tuổi cho.
2. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm :
a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí (lớn)
b) Trẻ (già) cùng đi đánh giặc.
c) (Dưới) trên đoàn kết một lòng.
d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn (sống) mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.
3. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống :
a) Việc (nhỏ) nghĩa lớn.
b) Áo rách khéo vá, hơn lành (vụng) may.
c) Thức (khuya) dậy sớm.
4. Tìm những từ trái nghĩa nhau:
a) Tả hình dáng
M : cao – thấp, cao - lùn, to tướng - bé tẹo, mập - gầy, mũm mĩm - tong teo, múp míp - hom hem
b) Tả hành động.
M : khóc - cười, nằm - ngồi, đứng - ngồi, lên - xuống, vào - ra
c) Tả trạng thái.
M : buồn - vui, sướng - khổ, hạnh phúc - khổ đau, lạc quan - bi quan, phấn chấn - ỉu xìu
d) Tả phẩm chất.
M : tốt - xấu, hiền - dữ, ngoan - hư, khiêm tốn - tự kiêu, trung thành - phản bội, tế nhị - thô lỗ
5. Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
a. Con chó Vàng nhà em béo múp míp còn con mèo thì thật hom hem.
b. Đợi mẹ đi chợ về, chị em Hoa hết đứng lại ngồi chừng như sốt ruột lắm.
c. Sống đừng nên bi quan, phải thật lạc quan yêu đời.
d. Hãy nên khiêm tốn, đừng nên tự kiêu.
a) Ăn ít ngon nhiều.
b) Ba chìm bảy nổi.
c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; kính già, già để tuổi cho.
2. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm :
a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí (lớn)
b) Trẻ (già) cùng đi đánh giặc.
c) (Dưới) trên đoàn kết một lòng.
d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn (sống) mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.
3. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống :
a) Việc (nhỏ) nghĩa lớn.
b) Áo rách khéo vá, hơn lành (vụng) may.
c) Thức (khuya) dậy sớm.
4. Tìm những từ trái nghĩa nhau:
a) Tả hình dáng
M : cao – thấp, cao - lùn, to tướng - bé tẹo, mập - gầy, mũm mĩm - tong teo, múp míp - hom hem
b) Tả hành động.
M : khóc - cười, nằm - ngồi, đứng - ngồi, lên - xuống, vào - ra
c) Tả trạng thái.
M : buồn - vui, sướng - khổ, hạnh phúc - khổ đau, lạc quan - bi quan, phấn chấn - ỉu xìu
d) Tả phẩm chất.
M : tốt - xấu, hiền - dữ, ngoan - hư, khiêm tốn - tự kiêu, trung thành - phản bội, tế nhị - thô lỗ
5. Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
a. Con chó Vàng nhà em béo múp míp còn con mèo thì thật hom hem.
b. Đợi mẹ đi chợ về, chị em Hoa hết đứng lại ngồi chừng như sốt ruột lắm.
c. Sống đừng nên bi quan, phải thật lạc quan yêu đời.
d. Hãy nên khiêm tốn, đừng nên tự kiêu.
Tập làm văn
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
1. Tả một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
BÀI LÀM
Những câu hát buổi sáng ngân lên báo hiệu một ngày mới đã thực sự bắt đầu! Nhân dịp nghỉ hè tôi được về quê thăm ngoại và được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn đấy sức sống trong khu vườn nhỏ thân yêu của ngoại tôi!
Sớm, tiết trời còn se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng muốt của một buổi sớm tinh khôi. Cả xóm làng bồng bềnh trong một biển sương sớm. về phía đông, mặt trời e thẹn, ửng hồng sau hàng bạch đàn và thả muôn ngàn tia nắng lấp lánh xuống mặt đất. Trên trời, những đám mây đang nhè nhẹ trôi với các sắc màu kì ảo.
Gió mơn man nhè nhẹ đủ sức cho vạn vật cảm nhận được hương vị của một buổi sáng đẹp trời. Nắng ban tặng sức sống ngày mới và cỏ cây nghiêng mình uống nắng trời. Cuối vườn, những quả cam khoác chiếc áo vàng như mật, căng tròn, mọng nước. Mấy bé na mở mắt tròn xoe đã dậy từ khi nào. Những trái sầu riêng, đu đủ chín thơm phức cả góc vườn, quyến rũ ong bướm bằng mùi thơm nồng nàn của chính nó. Các chị hồng duyên dáng ngát hương dịu dàng nhưng đủ sức đánh thức vạn vật. Mấy chú chim non trốn trong vòm lá um tùm đã tung đôi cánh bay vào khoảng trời bao la. Cả vườn cây hoa trái tự hào vì đã mang sức sống ngọt lành của mình dâng tặng con người!
Không khí của một buổi sáng sớm như một bài ca rộn rã, tươi vui. Tôi ưỡn lồng ngực, dang đôi tay và cảm nhận cái không khí trong lành mà có lẽ ở thành thị sẽ chẳng có được! Có bao giờ, bạn thử lắng nghe?… Hãy lắng nghe… Để cảm thấy tiếng chim hót líu lo! Những con tu hú cất tiếng kêu báo hiệu một mùa vải chín vào ngày chớm hè. Trên sân, mấy chú chim sẻ nhảy nhót đùa giỡn với nắng.
Ở góc vườn, ngoại tôi treo mấy cái chậu phong lan tím. Màu tím tao nhã ấy đã thu hút nào những anh ong, chị bướm. Tiếng kêu của chúng cứ vi vu nhung nghe quen lại cảm thấy thích thú! Những đàn bướm trắng, cánh mỏng bay rập rờn trong gió. Cảnh tượng ấy thật đẹp, trông xa như những cánh hoa bay lả tả trong gió. Dường như vào lúc này, tôi mới cảm nhận được hương thơm của bông hoa nhài. Nhài trắng muốt, tinh khiết nhưng lại có mùi thơm hăng hắc, nồng nàn… Chắc bởi thế mà tôi yêu hoa nhài!
Trên những cành lá vẫn còn đọng những giọt sương. Những giọt sương trắng tinh khiết, trong suốt như những viên pha lê lấp lánh làm cho cành lá càng thêm phần bóng mượt. Những chú ve ca lên bài ca hát chào hè, tiếng ong, tiếng bướm vi vu, hoà quyện vào nhau trở thành một bài hợp xướng rộn rã!
Nắng bắt đầu chói chang hơn, những chú chim đã bay từ lúc nào. Cả khu vườn như khoác lên một chiếc áo sặc sỡ, tràn đầy hương thơm mùa hạ! Có lẽ một buổi sáng sớm đã kết thúc bằng một bài hợp xướng tươi vui của những chú ve:
"Ve… Ve… Ve… Hè về!"
Không khí của một buổi sớm đã đánh thức vạn vật làm lòng tôi khoan khoái, tràn đầy sức sống để bắt đầu một ngày mới tuyệt vời!
2. Tả một cơn mưa.
Trời đang nắng gắt, không khí oi bức, ngột ngạt. Bỗng từ phía đông xuất hiện những đám mây đen, trời dần dần tối sầm lại..Những đám mây như sà thấp xuống, che kín cả bầu trời. Gió giật từng cơn. Lá cây rơi xuống lả tả và bị gió cuốn đi xa tít. Đôi nhánh cây khô gãy kêu răng rắc. Rồi rào… rào…Mưa đổ xuống xối xả.
Muôn vàn hạt mưa thi nhau òa xuống, trong veo như thủy tinh, mát rượi. Mưa đổ xuống mái tôn, nghe ầm ầm như những chầu trống đội. Gió thổi càng lúc càng mạnh. Hàng cây bên đường bị gió thổi cho oằn xuống. Những chú chim vội vã bay về tổ ẩn trú. Những con chó chạy vội vào nhà. Mưa mỗi lúc một nặng hạt. Mặt đường như vắng hẳn bóng người, chỉ thấy loáng thoáng mấy chiếc xe hơi phóng qua, nước bắn tung tóe. Bầu trời bị bao trùm bởi một bức màn nước trắng xóa. Hai bên lề đường, nước chảy thành dòng ào ào đổ xuống cống rãnh. Mặt đường sạch bóng, tưởng như vừa có ai đó mới dọn xong.
Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ. Cây cối rùng mình hắt những giọt nước còn đọng lại trên lá cành. Không gian thật thoáng đãng. Mọi người trở lại công việc của mình.
Cơn mưa đến đã xua đi cái nắng ngột ngạt, khó chịu. Tất cả như khỏe ra, rạng rỡ, tươi vui hơn. Em thầm cảm ơn mưa đã đem đến cho vạn vật khoảnh khắc tươi mát, dễ chịu.
3. Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).
Dịp nghỉ hè nào em cũng được bố mẹ cho về quê chơi. Mỗi khi được trở lại căn nhà của tuổi thơ trong em lại dâng lên một niềm xúc động.
Đã mấy năm trôi qua, căn nhà không có gì thay đổi, vẫn là ngôi nhà hai gian ngói đỏ xinh xinh. Ấn tượng với tất cả mọi người khi đến nhà là cái cổng bằng hàng rào rất đẹp. Trước cổng, cây trứng cá lặng lẽ nghiêng mình. Nhờ công chăm sóc của bố mà giàn hoa leo ngày càng mềm mại, rủ mình về phía trước như làm duyên làm dáng. Dần vào nhà là con đường gạch thẻ tự tay mẹ em lát. Con đường như dải lụa mềm khoác trên vai người thiêu nữ xinh xắn, dịu dàng. Thỉnh thoảng, em cùng các bạn chơi nhảy lò cò trên con đường ấy.
Ngôi nhà của em không rộng lắm. Nhưng trong mắt em, nó đẹp đẽ lạ thường. Nó khoác lên mình một chiếc áo màu xanh rất nhả nhặn, trên đầu đội một chiếc mũ dạ màu đỏ. Nhiều năm trôi qua nên cái áo cũng đã phai màu, có những vết loang lỗ vì mưa gió, có những vết xây xước như hằn lên sự vất vả giống con người. Mỗi khi áp má vào bức tường ấy, em thấy một cảm giác mát lạnh nhẹ nhàng và còn cảm nhận rõ mùi ẩm mốc nữa.
Trong nhà, mọi đồ vật đều bé nhỏ, giản dị nhưng cũng rất thân thương. Chiếc tủ kê ở góc nhà đồng hành cùng với gia đình từ khi ba mẹ mới cưới nhau. Giờ đây nó đã trở thành một bà lão móm mém rồi. Giữa nhà là một bộ bàn ghế mây đã tróc những mảng sơn màu xám. Cái giường gỗ nằm gọn gàng ở góc phòng...Dường như trong ngôi nhà này mọi thứ đều gắn với vài kỉ niệm. Nó minh chứng cho những năm tháng gian lao của cha mẹ, bằng sức lao động của mình, từng chút một làm cho ngôi nhà đầy đủ, ấm cúng hơn. Đi sâu hơn vào bên trong là phòng bếp. Căn bếp như bé nhỏ khi bên cạnh khu vườn có ô cửa sổ vuông nhìn được ra cánh đồng sau lưng. Phía bên trái là một cây rơm vàng, lùm lùm như cái mâm xôi. Nó đứng đấy yên lặng như canh gác cho cả khu vườn.
Em thích nhất là khu vườn nhỏ. Mảnh vườn là nơi hai chị em hay ra chơi nhất. Nó như một vương quốc của sắc màu vậy, có màu xanh của rau, màu hồng của mấy khóm hoa, màu đỏ của trái ớt chín, màu vàng của trái trứng gà, màu của trái cam, trái bưởi cũng rất hấp dẫn. … Cuối vườn giàn mướp hương đến là thơm, mấy bụi chuối đứng gần nhau bế lũ con thì thầm nói chuyện. Đi hét khu vườn là nhìn thấy cánh đồng lúa vàng bên kia. Thỉnh thoảng buổi trưa nóng bức, em lại chạy ra đây ngồi thưởng thức làn gió mát thổi từ cánh đồng mênh mông, trong gió xen lẫn mùi thơm thơm của lúa ...
Ngôi nhà của em giản dị và đơn sơ nhưng đó là nơi gìn giữ bao kỉ niệm của kí ức tuổi thơ em. Em yêu biết bao ngôi nhà ấm áp của mình.
Sớm, tiết trời còn se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng muốt của một buổi sớm tinh khôi. Cả xóm làng bồng bềnh trong một biển sương sớm. về phía đông, mặt trời e thẹn, ửng hồng sau hàng bạch đàn và thả muôn ngàn tia nắng lấp lánh xuống mặt đất. Trên trời, những đám mây đang nhè nhẹ trôi với các sắc màu kì ảo.
Gió mơn man nhè nhẹ đủ sức cho vạn vật cảm nhận được hương vị của một buổi sáng đẹp trời. Nắng ban tặng sức sống ngày mới và cỏ cây nghiêng mình uống nắng trời. Cuối vườn, những quả cam khoác chiếc áo vàng như mật, căng tròn, mọng nước. Mấy bé na mở mắt tròn xoe đã dậy từ khi nào. Những trái sầu riêng, đu đủ chín thơm phức cả góc vườn, quyến rũ ong bướm bằng mùi thơm nồng nàn của chính nó. Các chị hồng duyên dáng ngát hương dịu dàng nhưng đủ sức đánh thức vạn vật. Mấy chú chim non trốn trong vòm lá um tùm đã tung đôi cánh bay vào khoảng trời bao la. Cả vườn cây hoa trái tự hào vì đã mang sức sống ngọt lành của mình dâng tặng con người!
Không khí của một buổi sáng sớm như một bài ca rộn rã, tươi vui. Tôi ưỡn lồng ngực, dang đôi tay và cảm nhận cái không khí trong lành mà có lẽ ở thành thị sẽ chẳng có được! Có bao giờ, bạn thử lắng nghe?… Hãy lắng nghe… Để cảm thấy tiếng chim hót líu lo! Những con tu hú cất tiếng kêu báo hiệu một mùa vải chín vào ngày chớm hè. Trên sân, mấy chú chim sẻ nhảy nhót đùa giỡn với nắng.
Ở góc vườn, ngoại tôi treo mấy cái chậu phong lan tím. Màu tím tao nhã ấy đã thu hút nào những anh ong, chị bướm. Tiếng kêu của chúng cứ vi vu nhung nghe quen lại cảm thấy thích thú! Những đàn bướm trắng, cánh mỏng bay rập rờn trong gió. Cảnh tượng ấy thật đẹp, trông xa như những cánh hoa bay lả tả trong gió. Dường như vào lúc này, tôi mới cảm nhận được hương thơm của bông hoa nhài. Nhài trắng muốt, tinh khiết nhưng lại có mùi thơm hăng hắc, nồng nàn… Chắc bởi thế mà tôi yêu hoa nhài!
Trên những cành lá vẫn còn đọng những giọt sương. Những giọt sương trắng tinh khiết, trong suốt như những viên pha lê lấp lánh làm cho cành lá càng thêm phần bóng mượt. Những chú ve ca lên bài ca hát chào hè, tiếng ong, tiếng bướm vi vu, hoà quyện vào nhau trở thành một bài hợp xướng rộn rã!
Nắng bắt đầu chói chang hơn, những chú chim đã bay từ lúc nào. Cả khu vườn như khoác lên một chiếc áo sặc sỡ, tràn đầy hương thơm mùa hạ! Có lẽ một buổi sáng sớm đã kết thúc bằng một bài hợp xướng tươi vui của những chú ve:
"Ve… Ve… Ve… Hè về!"
Không khí của một buổi sớm đã đánh thức vạn vật làm lòng tôi khoan khoái, tràn đầy sức sống để bắt đầu một ngày mới tuyệt vời!
2. Tả một cơn mưa.
Trời đang nắng gắt, không khí oi bức, ngột ngạt. Bỗng từ phía đông xuất hiện những đám mây đen, trời dần dần tối sầm lại..Những đám mây như sà thấp xuống, che kín cả bầu trời. Gió giật từng cơn. Lá cây rơi xuống lả tả và bị gió cuốn đi xa tít. Đôi nhánh cây khô gãy kêu răng rắc. Rồi rào… rào…Mưa đổ xuống xối xả.
Muôn vàn hạt mưa thi nhau òa xuống, trong veo như thủy tinh, mát rượi. Mưa đổ xuống mái tôn, nghe ầm ầm như những chầu trống đội. Gió thổi càng lúc càng mạnh. Hàng cây bên đường bị gió thổi cho oằn xuống. Những chú chim vội vã bay về tổ ẩn trú. Những con chó chạy vội vào nhà. Mưa mỗi lúc một nặng hạt. Mặt đường như vắng hẳn bóng người, chỉ thấy loáng thoáng mấy chiếc xe hơi phóng qua, nước bắn tung tóe. Bầu trời bị bao trùm bởi một bức màn nước trắng xóa. Hai bên lề đường, nước chảy thành dòng ào ào đổ xuống cống rãnh. Mặt đường sạch bóng, tưởng như vừa có ai đó mới dọn xong.
Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ. Cây cối rùng mình hắt những giọt nước còn đọng lại trên lá cành. Không gian thật thoáng đãng. Mọi người trở lại công việc của mình.
Cơn mưa đến đã xua đi cái nắng ngột ngạt, khó chịu. Tất cả như khỏe ra, rạng rỡ, tươi vui hơn. Em thầm cảm ơn mưa đã đem đến cho vạn vật khoảnh khắc tươi mát, dễ chịu.
3. Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).
Dịp nghỉ hè nào em cũng được bố mẹ cho về quê chơi. Mỗi khi được trở lại căn nhà của tuổi thơ trong em lại dâng lên một niềm xúc động.
Đã mấy năm trôi qua, căn nhà không có gì thay đổi, vẫn là ngôi nhà hai gian ngói đỏ xinh xinh. Ấn tượng với tất cả mọi người khi đến nhà là cái cổng bằng hàng rào rất đẹp. Trước cổng, cây trứng cá lặng lẽ nghiêng mình. Nhờ công chăm sóc của bố mà giàn hoa leo ngày càng mềm mại, rủ mình về phía trước như làm duyên làm dáng. Dần vào nhà là con đường gạch thẻ tự tay mẹ em lát. Con đường như dải lụa mềm khoác trên vai người thiêu nữ xinh xắn, dịu dàng. Thỉnh thoảng, em cùng các bạn chơi nhảy lò cò trên con đường ấy.
Ngôi nhà của em không rộng lắm. Nhưng trong mắt em, nó đẹp đẽ lạ thường. Nó khoác lên mình một chiếc áo màu xanh rất nhả nhặn, trên đầu đội một chiếc mũ dạ màu đỏ. Nhiều năm trôi qua nên cái áo cũng đã phai màu, có những vết loang lỗ vì mưa gió, có những vết xây xước như hằn lên sự vất vả giống con người. Mỗi khi áp má vào bức tường ấy, em thấy một cảm giác mát lạnh nhẹ nhàng và còn cảm nhận rõ mùi ẩm mốc nữa.
Trong nhà, mọi đồ vật đều bé nhỏ, giản dị nhưng cũng rất thân thương. Chiếc tủ kê ở góc nhà đồng hành cùng với gia đình từ khi ba mẹ mới cưới nhau. Giờ đây nó đã trở thành một bà lão móm mém rồi. Giữa nhà là một bộ bàn ghế mây đã tróc những mảng sơn màu xám. Cái giường gỗ nằm gọn gàng ở góc phòng...Dường như trong ngôi nhà này mọi thứ đều gắn với vài kỉ niệm. Nó minh chứng cho những năm tháng gian lao của cha mẹ, bằng sức lao động của mình, từng chút một làm cho ngôi nhà đầy đủ, ấm cúng hơn. Đi sâu hơn vào bên trong là phòng bếp. Căn bếp như bé nhỏ khi bên cạnh khu vườn có ô cửa sổ vuông nhìn được ra cánh đồng sau lưng. Phía bên trái là một cây rơm vàng, lùm lùm như cái mâm xôi. Nó đứng đấy yên lặng như canh gác cho cả khu vườn.
Em thích nhất là khu vườn nhỏ. Mảnh vườn là nơi hai chị em hay ra chơi nhất. Nó như một vương quốc của sắc màu vậy, có màu xanh của rau, màu hồng của mấy khóm hoa, màu đỏ của trái ớt chín, màu vàng của trái trứng gà, màu của trái cam, trái bưởi cũng rất hấp dẫn. … Cuối vườn giàn mướp hương đến là thơm, mấy bụi chuối đứng gần nhau bế lũ con thì thầm nói chuyện. Đi hét khu vườn là nhìn thấy cánh đồng lúa vàng bên kia. Thỉnh thoảng buổi trưa nóng bức, em lại chạy ra đây ngồi thưởng thức làn gió mát thổi từ cánh đồng mênh mông, trong gió xen lẫn mùi thơm thơm của lúa ...
Ngôi nhà của em giản dị và đơn sơ nhưng đó là nơi gìn giữ bao kỉ niệm của kí ức tuổi thơ em. Em yêu biết bao ngôi nhà ấm áp của mình.