19/07/2017, 08:25

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 5

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 5, chủ điểm: Cánh chim hoà bình Tuần 5 Tập đọc MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 1. Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu ? Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây trên một công trường xây dựng. 2. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ? - ...

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 5, chủ điểm: Cánh chim hoà bình

Tuần 5
Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 
1. Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu ?
Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây trên một công trường xây dựng.
 
2. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
- A-lếch-xây có một vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững. Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.
- Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác.
- Tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
 
3. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp Việt Nam và Liên Xô diễn ra rất thân mật, thể hiện ở các chi tiết :
 
a) Qua lời thoại thân mật :
- A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười hỏi:
- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi ?
- Tính đến nay là năm thứ mười một - tôi đáp.
 
b) Qua cái bắt tay nồng ấm :
- Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói :
- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ !
 
4. Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? vì sao ?
Học sinh tự cảm nhận và nói lên chi tiết đáng nhớ nhất, giải thích nguyên nhân đầy đủ.
* Gợi ý :
- Hình ảnh bàn tay vừa to, vừa chắc của A-lếch-xây nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh.
- Thể hiện sự thân mật, chân thành.
- Những hình ảnh đầu tiên mà anh Thủy nhìn thấy A-lếch-xây.
- A-lếch-xây hiện ra là một người ngoại quốc thân thiện.
 
Chính tả
1. Nghe - viết: Một chuyên gia máy xúc (từ Qua khung cửa kính ... đến những nét giản dị, thân mật.)
 
2. Tìm các từ có chứa uô, ua trong bài văn dưới đây. Giải thích quy tắc ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được.
Anh hùng Núp tại Cu-ba
Năm 1964, anh hung Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời cùa Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá. cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt ỉà thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.
(Theo NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG)
 
Giải thích quy tắc ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được :
- Trong các tiếng có âm “ua” (không có âm cuối) dấu thanh dặt ở chữ cái đầu của âm chính - chữ “u”.
- Trong các tiếng có “uô” (có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cãi thứ hai của âm chính - chữ “ồ”.
 
3. Tìm tiếng có chứa uô hay ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây :
- Muôn người như một.
- Ngang như cua
- Chậm như rùa
- Cày sâu cuốc bẫm
 
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH
1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hòa bình ?
a) Trạng thái bình thản.
b) Trạng thái không có chiến tranh.
c) Trạng thái hiền hòa, yên ả.
 
2. Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình ?
- Bình yên                               - Bình thản
- Lặng yên                               - Thái bình
- Hiền hòa                                - Thanh thản
- Thanh bình                          - Yên tĩnh
 
3. Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết :
Mùa hè, Tâm thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả.
Ngoại thường dắt Tâm theo mỗi khi ngoại ra thăm ruộng vào môi sáng, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân Tâm mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ các chái nhà bốc lèn, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đỏ lên đến rặng cau. Tiếng xuồng khua ngoài bờ sông đã rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới ...
Một ngày mới đã bắt đầu nơi xóm nhỏ ven sông (8 câu).
 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài
Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
 
Chiến tranh đã qua đi được một thời gian dài thế nhưng những nỗi đau và cả những mất mát mà nó đã để lại thì không thể nào phai đi được . Giới trẻ ngày nay không phải sống trong thế giới của chiến tranh nên không thể hiểu được những mất mát đau thương ấy. Để khiến cho chúng ta hiểu rõ hơn về chiến tranh đã có rất nhiều những câu chuyện về chiến tranh về hòa bình được kể lại. Tôi đã được nghe một câu chuyện về một chiến sĩ mang tên Văn Ngọc Bé đã hi sinh , sự hi sinh cao cả của anh để đổi lại hòa bình cho chúng ta ngày nay.
 
Đó là một lần có dấu diệu địch tấn công doanh trại của quân ta. Nhưng tình hình lại trở nên khá im ắng không có động tĩnh gì Chị cơ sở đi về báo tin không có địch càn. Mọi người thở phào tiếp tục bàn kế sách đánh địch. Nhóm bảo vệ chia làm hai canh gác hai đầu… Thế nhưng, thật bất ngờ, hai tốp thám báo giả dạng thường dân, súng ống đeo dọc thân người bỗng từ đâu xuất hiện ngay trên con đập trước nhà. Không kịp nữa rồi! Một loạt trung liên vang lên, khi đó đồng chí Bé bị đạn găm nát hai chân, người đầy thương tích. Mọi người nhanh chóng đáp trả địch bằng súng AK dập tắt ổ trung liên của đối Địch đột nhiên rút quân. Tình hình lúc bấy giờ vô cùng căng thẳng phải lập tức rút quân. Tuy nhiên, khi đó ý kiến đồng chí Văn Ngọc Bé làm cho những người có mặt hôm ấy đều nhói lòng: "Tôi nguyện hi sinh để đánh giặc, Tất cả súng đạn của tui các đồng chí hãy mang đi. Hãy mở khuy hai quả đạn rồi móc vào tay tui, nếu bọn chúng vào, tui sẽ chết cùng chúng. Các đồng chí hãy nhanh chóng đi đi!. . . ".
 
Nghe đồng chí Bé nói vậy, mọi người đều không đồng ý. Nhưng, khi đang chần chừ thì nghe tin địch đã quay trở lại. Trước tình hình quá nguy cấp, nếu ở lại tất cả sẽ cùng chết. cuối cùng tất cả làm theo lời đồng chí  Bé…. Trong ngôi nhà lá bé nhỏ, cạnh chiếc cối xay lúa là người đồng đội quyết tử. Xung quanh ngôi nhà chỉ có chuối và tre hóp bốn bề. Trước sân có một con mương chảy qua. Họ lội đi trong sình lầy, trong tre hóp, trên đầu máy bay OV10, "Rọ gáo" bay rà rà. Anh em rẽ hóp mà đi, lòng đau nhói…".
 
Và khi họ vừa đi khuất thì bọn thám báo quay trở lại. . Hai chân nát bươm, máu chảy quá nhiều đến kiệt sức, đồng chí Văn Ngọc Bé đã không kịp làm điều mình ấp ủ là nổ tung hai quả lựu đạn trên tay cùng với quân thù. Anh nằm sấp, úp mặt xuống mảnh đất quê hương đau thương, trên lưng găm nhiều mảnh đạn thù.  Liệt sỹ Văn Ngọc Bé đã cùng với nhiều cán bộ chiến sĩ khác của đơn vị đã dùng máu của mình góp phần viết nên bản tráng ca bất tử của lòng dũng cảm giành lại nền hòa bình cho dân tộc, Nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của Anh hùng Văn Ngọc Bé.
 
Anh đã hi sinh một cách oai hùng , không có anh chúng ta sẽ không có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Tôi sẽ cố gắng học giỏi để không phụ sự hi sinh cao cả của anh để đánh đổi lại nền hòa bình như ngày nay.
 
Tập đọc
Ê-MI-LI, CON...
1. Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
Đọc bằng giọng trang nghiêm, kìm nén xúc động đối với lời của chú Mo-ri-xơn và bằng giọng ngây thơ, hồn nhiên đối với bé Ê-mi-li.
 
2. Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?
Chú Mo-ri-xơn lèn án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa : Đem bom B52, bom napan, hơi độc đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học, giết những con người chỉ biết yêu thương, giết những trẻ em chỉ biết đến trường, giết những đồng xanh bổn mùa hoa lả, giết những dòng sông của thơ ca và nhạc họa.
 
3. Chú Mo-ri-xơn nói vói con điều gì khi từ biệt ?
Chú Mo-ri-xơn nói với bé Ê-mi-li ràng trời sắp tối rồi nhưng chú không thể bế em về được nữa, chú dặn Ê-mi-li hãy hôn mẹ bé thay chú và nói với mẹ rằng : “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn” chú muốn động viên vợ con hãy bớt đau buồn bởi chú ra đi vì lẽ phải, vì chính nghĩa.
 
4. Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ?
Chú Mo-ri-xơn tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ, em rất khâm phục trước tình cảm và hành động dũng cảm đó. Hành động của chú như một lời kêu gọi, như ngọn lửa đốt lên thức tỉnh lương tâm mọi người, làm cho mọi người nhận ra bản chất tàn bạo của cuộc chiến.
 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
1. Thống kê kết quả học tập trong tháng của em theo các yêu cầu sau :
a) Số điểm dưới 5         : 0
b) Sô điểm từ 5 đến 6   : 0
c) Số điểm từ 7 đến 8   : 6
d) Số điểm từ 9 đến 10 : 10
 
2. Lập bảng thống kê kết quả học tập trong tháng của từng thành viên trong tổ và cả tổ.
Số thứ tự Họ và tên Điểm dưới 5 Điểm 5 – 6 Điểm 7 – 8 Điểm 9 - 10
Nguyễn An Nhơn 0 0 6 10
Lê Hoài Thu 0 0 5 11
3 Trịnh Văn Khoa 0 1 6 9
4 Lý Tùng Dương 0 2 6 8
5 Nguyễn Đỗ Bảo 0 1 6 9
6 Nguyễn Thái Hoà 0 0 5 11
7 Nguyễn Ngọc Dung 0 0 4 12
8 Trần Dạ Thảo 0 0 4 12
         
  Tổng cộng 0 4 42 82
 
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM
I. Nhận xét :
1. Đọc các câu sau đây :
a) Ông ngồi câu cá.
b) Đoạn vàn này có 5 câu.
 
2. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1 ?
- Bắt cá, tôm,... bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
Câu a - động từ “câu cá”.
- Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc băng một dấu ngắt câu.
Câu b - danh từ : “5 câu”.
 
II. Luyện tập
1. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :
a) Cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
Tượng đồng: Làm bằng kim loại có màu dỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim.
Một nghìn đồng: Đơn vị tiền Việt Nam.
b) Hòn đá: Khoáng vật có thể đặc, rắn, giòn, thường kết thành tảng lởn, hợp phần của vỏ trái đất, dùng lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc.
Đá bóng: Đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
c) Ba và má: Bố, cha, thầy - một trong những cách xưng hô đối với người sinh ra mình.
Ba tuổi: Số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
 
2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.
Bàn:
- Sau khi học bài xong, em nhớ dọn dẹp sách, vở, bàn ghế lại cẩn thận.
- Nhóm bạn của Lan đang bàn nhau tìm cách giúp đỡ Hoàng học tốt môn toán.
Cờ:
- Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta.
- Ông nội của Lan và ông ngoại của Mai thường đánh cờ vào mỗi sáng.
Nước:
- Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe.
- Nước ta có hình dáng như chữ s. 
 
3. Đọc mẫu chuyện vui dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng.
 
- Nam nhầm lẫn từ “tiêu” trong cụm từ “tiền tiêu” (tiền để tiêu) với tiếng “tiêu” trong từ đồng âm “tiền tiêu” (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch).
 
4. Giải các câu đố sau :
a) Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
*Là con chó thui
 
b) Hai cây cùng có một tên
Cây xòe mặt nước, cây lên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.
*Là cây hoa súng và cây súng
 
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
 
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét về bài làm văn của cả lớp.
 
2. Chữa bài :
a) Tham gia chữa lỗi cùng cả lớp theo hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo) : lỗi về bố cục bài, lỗi về ý, lỗi đặt câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả,...
b) Đọc lại bài làm của mình (chú ý đọc kỹ những phần cô giáo (thầy giáo) khen, chê).
c) Tự chữa bài làm của mình :
- Từ chữa lỗi trong bài làm theo yêu cầu của cô giáo (thầy giáo).
- Trao đổi với bạn để kiểm tra kết quả chữa lỗi.
 
3. Đọc tham khảo các bài văn hay được cô giáo (thầy giáo) khen để học tập và rút kinh nghiệm. 
0