07/08/2017, 23:12
Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 17
Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 17, chủ điểm: Vì hạnh phúc con người Tập đọc NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG 1. Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ? Ông lần mò trong rừng cả tháng tìm nguồn nước rồi cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ ...
Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 17, chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
Tập đọc
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
1. Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ?
Ông lần mò trong rừng cả tháng tìm nguồn nước rồi cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
2. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phin Ngan đã đổi thay như thế nào ?
Nhờ có mương nước nhỏ mà ông Lìn dẫn về mà tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn Phin Ngan đã thay đổi. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần băng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về, vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thốn không còn hộ đói.
3. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ?
Ông Lìn hiểu rằng muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu được hai trăm triệu.
4. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
Muốn thành công phải dám nghĩ, dám làm. Ông Lìn đã bằng hành động của mình thuyết phục được mọi người trong thôn, để từ đói nghèo mà vươn lên mức sống khá. Ông là người không những biết nghĩ cho mình mà còn biết nghĩ cho mọi người.
Ông lần mò trong rừng cả tháng tìm nguồn nước rồi cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
2. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phin Ngan đã đổi thay như thế nào ?
Nhờ có mương nước nhỏ mà ông Lìn dẫn về mà tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn Phin Ngan đã thay đổi. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần băng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về, vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thốn không còn hộ đói.
3. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ?
Ông Lìn hiểu rằng muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu được hai trăm triệu.
4. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
Muốn thành công phải dám nghĩ, dám làm. Ông Lìn đã bằng hành động của mình thuyết phục được mọi người trong thôn, để từ đói nghèo mà vươn lên mức sống khá. Ông là người không những biết nghĩ cho mình mà còn biết nghĩ cho mọi người.
Chính tả
1. Nghe - viết : Người mẹ của 51 đứa con. (Học sinh tự viết)
2. a) Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần :
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
2. a) Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần :
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
TỐ HỮU
Tiếng | Vần | ||
Âm đệm | Âm chính | Âm cuối | |
con | ….. | o | n |
ra | ….. | a | ….. |
tiền | ….. | iê | n |
tuyến | u | yê | n |
xa | ….. | a | ….. |
xôi | ….. | o | i |
yêu | yê | u | |
bầm | ….. | â | m |
yêu | ….. | yê | u |
nước | ….. | ươ | c |
cả | ….. | a | ….. |
đôi | ….. | o | i |
mẹ | ….. | e | ….. |
hiền | iê | n |
b) Viết lại những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên : xôi / đôi
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỂ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
ÔN TẬP VỂ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
1. Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bàng dấu gạch chéo.
Hai / cha con / bước / đi / trên / cát /
Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển / xanh /
Bóng / cha / dài / lênh khênh /
Bóng / con / tròn / chắc nịch /.
Hai / cha con / bước / đi / trên / cát /
Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển / xanh /
Bóng / cha / dài / lênh khênh /
Bóng / con / tròn / chắc nịch /.
Từ đơn | Từ phức |
hai, bước, đi, tròn, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, con, tròn. | cha con, mặt trời, rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch. |
Tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại em vừa lập (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ) rồi ghi vào chỗ trống :
Từ đơn: Mẹ, con, hát, ru, nhớ.
Từ phức: Tổ quốc, quê hương, bụ bẫm.
2. Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào ?
a) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.
- Đó là từ nhiều nghĩa.
b) trong veo, trong vắt, trong xanh.
- Đó là từ đồng nghĩa.
c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.
- Đó là từ đồng âm.
3. Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn dưới đây. Theo em, vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ ngữ đồng nghĩa với nó?
Tinh ranh: Tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma.
Dâng: hiến, tặng, biếu, cho, nộp, cống.
Êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu, êm đềm.
Giải thích vì sao nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó ?
- Không thể thay “tinh ranh” bằng những từ khác vì “tinh ranh” dùng để chỉ vừa khôn, vừa nghịch nhưng nghiêng về nghịch nhiều hơn. Cũng không thể dùng “khôn ngoan” vì nghiêng về “khôn” nhiều hơn, còn “ranh mãnh, ranh ma” cũng được dùng chỉ khôn, tuy nhiên lại không ngoan.
- Từ “dâng” dùng đúng nhất vì nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã ...
- Từ “êm đềm” dùng đúng nhất vì nó vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người.
4. a) Có mới nới cũ
b) Xấu gỗ, tốt nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài :
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Gia đình văn hóa mới
Xóm Bầu có 72 hộ, phần lớn các gia đình làm nghề thủ công đan lát. Có trên 90% số hộ được bình chọn là “ Gia đình văn hóa mới”. Trong số đó, tiêu biểu nhất là gia đình anh Thiêm.
Anh Thiêm 42 tuổi, vợ là chị Hồng 41 tuổi. Bà nội em khen : “Anh Thiêm chị Hồng thật tốt đôi, đúng là gái hơn hai, trai hơn một”. Trước đây, cả hai chị đều công tác ở Phòng Thủ công- Mỹ nghệ huyện, xin về “một cục”. Với cái vốn ban đầu không đầy 20 triệu anh chị mua tre nứa về đan lát, sắm máy chẻ nan, máy tuốt nan. Anh lên tận Sơn Tây học cách pha thuốc màu để nhuộm nan tre. Sản phẩm ban đầu của vợ chồng anh là những chiếc làn, chiếc lẵng đựng hoa. Vốn khéo tay và chịu khó, hàng của anh chị làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Chỉ hai năm sau, anh chị đã có một số vốn trên một trăm triệu đồng.
Sau một năm tầm sư học đạo ở Chương Mỹ, Sơn Tây, ở một số làng nghề nổi tiếng ở Bắc Ninh, anh thành lập tổ sản xuất đan : lát hàng mĩ nghệ. Mười hai cô gái chàng trai khéo tay, chịu khó, là người xóm Bầu được anh cho học nghề, lương lúc đầu 300.000 đồng một tháng. Chỉ sau hơn hai tháng , họ đã thành nghề. Mặt hàng của anh chị là lẵng hoa, làn,... đủ các kiểu dáng , nhuộm màu, phun thuốc bóng mượt, óng ánh rất đẹp xuất sang Nhật và Hàn Quốc.
Năm ngoái, doanh thu đến sáu trăm triệu , lương công nhân từ tám trăm nghìn đến một triệu. Con em thương binh và các gia đình khó khăn được anh chị cho học nghề. Đến nay, cơ sở sản xuất hàng mĩ nghệ của anh đã có năm mươi bốn người. Anh được huyện, tỉnh tặng nhiều bằng khen. Chị Hồng được Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh tặng bằng khen : “Người phụ nữ gương mẫu”.
Anh chị Thiêm có hai đứa con : cậu Hùng đang học năm thứ hai trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội , cô Nga học lớp mười một, là học sinh giỏi Toán của tỉnh.
Cả làng, cả xã, cả vùng, ai cũng khen anh Thiêm, chị Hồng và hai đứa con của anh chị. Anh chị đã trở thành chủ doanh nghiệp trẻ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Anh chị đã ủng hộ nạn nhân chất độc da cam năm triệu, ủng hộ bà con vùng bão lụt sáu triệu đồng.
Bây giờ đã trở thành triệu phú, nhưng vợ chồng chị Hồng sống rất bình dị, cởi mở, rộng bụng với anh chị em bà con, nên ai cũng mến. Cô giáo em nói : “Hạnh phúc chỉ có bằng trí tuệ, tâm hồn, bàn tay của mình”. Em nghĩ gia đình anh Thiêm , chị Hồng là một gia đình hạnh phúc, một gia đình kiểu mẫu để cho mọi người noi theo và học tập.
Anh Thiêm 42 tuổi, vợ là chị Hồng 41 tuổi. Bà nội em khen : “Anh Thiêm chị Hồng thật tốt đôi, đúng là gái hơn hai, trai hơn một”. Trước đây, cả hai chị đều công tác ở Phòng Thủ công- Mỹ nghệ huyện, xin về “một cục”. Với cái vốn ban đầu không đầy 20 triệu anh chị mua tre nứa về đan lát, sắm máy chẻ nan, máy tuốt nan. Anh lên tận Sơn Tây học cách pha thuốc màu để nhuộm nan tre. Sản phẩm ban đầu của vợ chồng anh là những chiếc làn, chiếc lẵng đựng hoa. Vốn khéo tay và chịu khó, hàng của anh chị làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Chỉ hai năm sau, anh chị đã có một số vốn trên một trăm triệu đồng.
Sau một năm tầm sư học đạo ở Chương Mỹ, Sơn Tây, ở một số làng nghề nổi tiếng ở Bắc Ninh, anh thành lập tổ sản xuất đan : lát hàng mĩ nghệ. Mười hai cô gái chàng trai khéo tay, chịu khó, là người xóm Bầu được anh cho học nghề, lương lúc đầu 300.000 đồng một tháng. Chỉ sau hơn hai tháng , họ đã thành nghề. Mặt hàng của anh chị là lẵng hoa, làn,... đủ các kiểu dáng , nhuộm màu, phun thuốc bóng mượt, óng ánh rất đẹp xuất sang Nhật và Hàn Quốc.
Năm ngoái, doanh thu đến sáu trăm triệu , lương công nhân từ tám trăm nghìn đến một triệu. Con em thương binh và các gia đình khó khăn được anh chị cho học nghề. Đến nay, cơ sở sản xuất hàng mĩ nghệ của anh đã có năm mươi bốn người. Anh được huyện, tỉnh tặng nhiều bằng khen. Chị Hồng được Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh tặng bằng khen : “Người phụ nữ gương mẫu”.
Anh chị Thiêm có hai đứa con : cậu Hùng đang học năm thứ hai trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội , cô Nga học lớp mười một, là học sinh giỏi Toán của tỉnh.
Cả làng, cả xã, cả vùng, ai cũng khen anh Thiêm, chị Hồng và hai đứa con của anh chị. Anh chị đã trở thành chủ doanh nghiệp trẻ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Anh chị đã ủng hộ nạn nhân chất độc da cam năm triệu, ủng hộ bà con vùng bão lụt sáu triệu đồng.
Bây giờ đã trở thành triệu phú, nhưng vợ chồng chị Hồng sống rất bình dị, cởi mở, rộng bụng với anh chị em bà con, nên ai cũng mến. Cô giáo em nói : “Hạnh phúc chỉ có bằng trí tuệ, tâm hồn, bàn tay của mình”. Em nghĩ gia đình anh Thiêm , chị Hồng là một gia đình hạnh phúc, một gia đình kiểu mẫu để cho mọi người noi theo và học tập.
Tập đọc
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
1. Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất.
- Nỗi vất vả : Cày đồng buổi ban trưa, mồ hôi rơi như mưa; mỗi một hạt gạo làm ra “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
- Sự lo lắng : trông nhiều bề; trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, trông cho chân cứng đá mềm, trông trời yên, biển lặng.
2. Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của con người nông dân
Công lênh chẳng quản lâu đâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
3. Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây :
a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày.
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
b) Thể hiện quyết tâm trong lao động, sản xuất.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần !
- Nỗi vất vả : Cày đồng buổi ban trưa, mồ hôi rơi như mưa; mỗi một hạt gạo làm ra “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
- Sự lo lắng : trông nhiều bề; trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, trông cho chân cứng đá mềm, trông trời yên, biển lặng.
2. Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của con người nông dân
Công lênh chẳng quản lâu đâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
3. Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây :
a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày.
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
b) Thể hiện quyết tâm trong lao động, sản xuất.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần !
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
1. Hoàn thành đơn xin học theo mẫu dưới đây :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày ... tháng ... năm ...
ĐƠN XIN HỌC
Kính gửi Thầy (Cô) Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phan Sào Nam.
Em tên là : Nguyễn Ngọc Yến
Nam, nữ : Nữ
Sinh ngày : 20 -11 - 1995
Tại : Thành phố Hồ Chí Minh
Quê quán : Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ thường trú : 51125111 Nguyễn Trãi - phường 2 - Quận 5
Đã hoàn thành chương trình Tiểu học.
Tại Trường Tiểu học : Bàu Sen.
Em làm đơn này xin đề nghị Trường Trung học cơ sở Phan Sào Nam xét cho em được vào học lớp 6 của Trường.
Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Ý kiến của cha mẹ học sinh : Người làm đơn
Chúng tôi trân trọng đề nghị Yến
nhà trường chấp nhận đơn
xin học của con em chúng tôi. Nguyễn Ngọc Yến
Xin chân thành cảm ơn nhà trường
Kí tên
Hậu
Nguyễn Văn Hậu
2. Em hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin được học môn tự chọn về ngoại ngữ hoặc tin học.
Em tên là : Nguyễn Ngọc Yến
Nam, nữ : Nữ
Sinh ngày : 20 -11 - 1995
Tại : Thành phố Hồ Chí Minh
Quê quán : Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ thường trú : 51125111 Nguyễn Trãi - phường 2 - Quận 5
Đã hoàn thành chương trình Tiểu học.
Tại Trường Tiểu học : Bàu Sen.
Em làm đơn này xin đề nghị Trường Trung học cơ sở Phan Sào Nam xét cho em được vào học lớp 6 của Trường.
Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Ý kiến của cha mẹ học sinh : Người làm đơn
Chúng tôi trân trọng đề nghị Yến
nhà trường chấp nhận đơn
xin học của con em chúng tôi. Nguyễn Ngọc Yến
Xin chân thành cảm ơn nhà trường
Kí tên
Hậu
Nguyễn Văn Hậu
2. Em hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin được học môn tự chọn về ngoại ngữ hoặc tin học.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập _ Tự do _ Hạnh phúc
Độc lập _ Tự do _ Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 09 năm 2006
ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN
Kính gửi thầy : Hiệu trưởng Trường tiểu học Bàu Sen.
Em tên là : Nguyễn Đức Nam
Nam, nữ : Nam
Sinh ngày 10 - 10 - 1996 Tại : Thành phố Hồ Chí Minh.
Quê quán : Xã Nam Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Địa chỉ thường trú : 59/ 57 Trần Phú - phường 4 - Quận 5.
Học sinh lớp 5 B.
Em làm đơn này kính đề nghị thầy xét cho em được học môn tiếng Trung Quốc theo chương trình tự chọn.
Em xin hứa thực hiện nghiêm, chỉnh nội quy và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Ý kiến của cha mẹ học sinh : Người làm đơn
Chúng tôi kính mong nhà trường Nam
chấp nhận đơn xin học lớp tiếng Nguyễn Đức Nam
Trung Quốc của con tôi là
Nguyễn Đức Nam.
Xin chân thành cảm ơn nhà trường.
Kí tên
Việt
Nguyễn Đức Việt
Em tên là : Nguyễn Đức Nam
Nam, nữ : Nam
Sinh ngày 10 - 10 - 1996 Tại : Thành phố Hồ Chí Minh.
Quê quán : Xã Nam Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Địa chỉ thường trú : 59/ 57 Trần Phú - phường 4 - Quận 5.
Học sinh lớp 5 B.
Em làm đơn này kính đề nghị thầy xét cho em được học môn tiếng Trung Quốc theo chương trình tự chọn.
Em xin hứa thực hiện nghiêm, chỉnh nội quy và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Ý kiến của cha mẹ học sinh : Người làm đơn
Chúng tôi kính mong nhà trường Nam
chấp nhận đơn xin học lớp tiếng Nguyễn Đức Nam
Trung Quốc của con tôi là
Nguyễn Đức Nam.
Xin chân thành cảm ơn nhà trường.
Kí tên
Việt
Nguyễn Đức Việt
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ CÂU
ÔN TẬP VỀ CÂU
1. Đọc mẫu chuyện vui sau và thực hiện nhiệm vụ nêu bên dưới :
a)
a)
Kiểu câu | Ví dụ | Dấu hiệu |
Câu hỏi | Nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạ? | Câu dùng để hỏi điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi. |
Câu kể | Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. | Câu dùng để kể sự việc. Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm. |
Câu cảm | Thế thì đáng buồn quá ! | Câu bộc lộ cảm xúc. Cuối câu có dấu chấm than . |
Câu khiến | Em hãy cho biết đại từ là gì. | Câu nêu yêu cầu, đề nghị. Trong câu có từ “hãy”. |
b) Nêu những dấu hiệu của mỗi kiểu câu nói trên.
2. Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)
Quyết định độc đáo
Kiểu câu | Thành phần câu | ||
Trạng ngữ | Chủ ngữ | Vị ngữ | |
Ai làm gì ? | Cách đây không lâu | 1. Lãnh đạo Hội đồng thành phố Not-tinh-ghêm ở nước Anh. 2. Ông chủ tịch Hội đồng thành phố. 1 |
đã quyết định phạt tiền các còng chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. |
Ai thế nào? |
1. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi | 1. công chức 2. số công chức trong thành phố. |
1. sẽ bị phạt một bảng. 2. khá đông |
Ai làm gì ? | Đây | là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Anh. |
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét về bài làm của cả lớp :
- Những ưu điểm chính.
- Những thiếu sót, hạn chế.
2. Chữa bài
Đọc lại bài làm của mình và lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo). Từ đó, tự soát lại bài và sửa lỗi về các mặt sau :
- Bài viết đã đáp ứng yêu cầu của đề bài chưa ? Ví dụ : Tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói (tả cả hình dáng, tính tình, hoạt động) hay tả một người lao động đang làm việc (chú trọng tả hoạt động).
- Trình tự miêu tả đã hợp lí chưa ?
- Các chi tiết miêu tả có chính xác không ?
- Bài viết có thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết với đối tượng được tả không ?
- Cách dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn; chữ viết, chính tả, hình thức trình bày đã đúng chưa ?
3. Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn. Đoạn có thể viết là :
a) Đoạn tả hình dáng hoặc đoạn tả tính tình, hoạt động của người được tả.
b) Đoạn mở bài hoặc kết bài.
- Những ưu điểm chính.
- Những thiếu sót, hạn chế.
2. Chữa bài
Đọc lại bài làm của mình và lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo). Từ đó, tự soát lại bài và sửa lỗi về các mặt sau :
- Bài viết đã đáp ứng yêu cầu của đề bài chưa ? Ví dụ : Tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói (tả cả hình dáng, tính tình, hoạt động) hay tả một người lao động đang làm việc (chú trọng tả hoạt động).
- Trình tự miêu tả đã hợp lí chưa ?
- Các chi tiết miêu tả có chính xác không ?
- Bài viết có thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết với đối tượng được tả không ?
- Cách dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn; chữ viết, chính tả, hình thức trình bày đã đúng chưa ?
3. Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn. Đoạn có thể viết là :
a) Đoạn tả hình dáng hoặc đoạn tả tính tình, hoạt động của người được tả.
b) Đoạn mở bài hoặc kết bài.