13/01/2018, 20:56

Giải bài 6,7,8,9,10 trang 7,8 SGK Toán 6 tập 1: Tập hợp các số tự nhiên

Giải bài 6,7,8,9,10 trang 7,8 SGK Toán 6 tập 1: Tập hợp các số tự nhiên Đáp án và giải bài 6 trang 7 ; Bài 7,8,9,10 trang 8 SGK Toán 6 tập 1: Tập hợp các số tự nhiên – Chương 1 Số học. Trong quá trình làm các bài tập trong SGK, nếu các em không hiểu hãy kéo xuống cuối bài viết này để ôn ...

Giải bài 6,7,8,9,10 trang 7,8 SGK Toán 6 tập 1: Tập hợp các số tự nhiên

Đáp án và giải bài 6 trang 7; Bài 7,8,9,10 trang 8 SGK Toán 6 tập 1: Tập hợp các số tự nhiên – Chương 1 Số học.

Trong quá trình làm các bài tập trong SGK, nếu các em không hiểu hãy kéo xuống cuối bài viết này để ôn lại kiến thức nhé.

Giải bài tập trong Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1 trang 7,8,10

Bài 6. a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số:
17;             99;              a (với a ∈ N).

b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số:

35;         1000;       b (với b ∈ N*).

ĐS: a) 18;            100;              a + 1.

b) Số liền trước của số tự nhiên a nhỏ hơn a 1 đơn vị. Mọi số tự nhiên khác 0 đều có số liền trước. Vì b  ∈ N* nên b ≠ 0.

Vậy đáp số là: 34;    999;              b – 1


Bài 7. Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) A = {x ∈ N | 12 < x < 16};

b) B = { x∈ N* | x < 5};

c) C = { x ∈ N | 13 ≤ x ≤ 15}

Giải: a) Vì x > 12 nên 12  ∉ A, tương tự 16 ∉ A. Ta có A = {13; 14; 15}

b) Chú ý rằng 0 ∉ N*, do đó B = {1; 2; 3; 4}.

c) Vi 13 ≤ x nên x = 13 là một phần tử của tập hợp C; tương tự x = 15 cũng là những phần tử của tập hợp C. Vậy C = {13; 14; 15}.


Bài 8. (trang 8 SGK Toán 6). Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A.

Đáp á: Các số tự nhiên không vượt quá 5 có nghĩa là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 5.

(Liệt kê các phần tử) A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}

(Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử) A = { x ∈ N | x ≤ 5}.


Bài 9. Điền vào chỗ trống để hai số ở mỗi dòng là hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

  ….,8

a,…..

Giải: Số tự nhiên liền sau số tự nhiên x là x + 1.

Ta có:                                7, 8

a, a + 1.


Bài 10 trang 8 SGK Toán. Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần:
…,4600,…

…, …, a.

Giải: Số tự nhiên liền trước của số x ≠ 0 là số x – 1.

Số liền trước của 4600 là 4600 – 1 hay 4599;

Số liền sau 4600 là 4600 + 1 hay 4601. Vậy  ta có 4599; 4600; 4601.

Số liền trước của a là a – 1; số liền trước của a – 1 là (a – 1) -1 hay a – 2.

Vậy ta có (a – 1) – 1; a – 1; a hay a – 2; a – 1; a.


Lý thuyết cơ bản Tập hợp các số tự nhiên

1. Các số 0; 1; 2; 3; 4…. là các số tự nhiên. Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N. Như vậy N = {0; 1; 2; 3…}.
Các số tự nhiên được biểu diễn trên một tia số. Mỗi số được biểu diễn bởi một điểm. Điểm biểu diễn số tự nhiên a được gọi là điểm a.

Tập hợp các số tự nhiên khác O được kí hiệu là N*, N* = {1; 2; 3;…}

2. Thứ tự trong tập số tự nhiên:

a) Trong hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết a < b hoặc b > a.

Ta viết a  ≤ b để chỉ a < b hoặc a = b; viết b ≥ a để chỉ b > a hoặc b = a.

Trong hai điểm trên tia số như hình vẽ trên, điểm ben trái biểu diễn số nhỏ hơn.

b) Nếu a < b và b < c thì a < c.

c) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau. Chẳng hạn, số 1 là số liền sau của số 0, số 6 là số liền sau của số 5; khi đó ta cũng nói số 0 là số liền trước của số 1, số 5 là số liền trước của số 6.

d) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.

e) Tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử.

0