13/01/2018, 22:11

Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 79 SGK Hóa 8: Bài luyện tập 4 (ôn tập chương 3)

Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 79 SGK Hóa 8: Bài luyện tập 4 (ôn tập chương 3) Bài 23 Hóa 8 – giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 79 SGK Hóa 8: Bài luyện tập 4 – Chương 3 : Mol và tính hóa học. Tổng hợp kiến thức cần nhớ: 1. Mol là lượng chất chứa 6. 10 23 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. 2. ...

Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 79 SGK Hóa 8: Bài luyện tập 4 (ôn tập chương 3)

Bài 23 Hóa 8 – giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 79 SGK Hóa 8: Bài luyện tập 4 – Chương 3 : Mol và tính hóa học.

Tổng hợp kiến thức cần nhớ:

1. Mol là lượng chất chứa 6. 1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

2. Khối lượng mol (kí hiệu M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

3. Thể tích mol chất khí: thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

4. Công thức về mỗi liên hệ giữa số mol – khối lượng; số mol – thể tích;

n = m/M

trong đó: m: khối lượng chất

M: Khối lượng mol

n = V/22,4

trong đó: V: thể tích chất khí ở đktc

Giải bài 23 Hóa 8 trang 79 SGK (Bài 1 – 5).

Bài 1.  Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2 g lưu huỳnh kết hợp với 3 g oxi.

Giải bài 1:

Số mol của nguyên tử lưu huỳnh là: nS = 2/32  (mol)

Số mol của nguyên tử oxi là: nO2 = 3/16 mol

Ta có: nS/nO2 = 2/32 : 3/16 = 1/3

Vậy công thức hóa học đơn giản nhất của oxit lưu huỳnh là SO3


Bài 2 trang 79 Hóa 8: Hãy tìm công thức hóa học của một hợp chất có thành phần theo khối lượng là 36,8% Fe; 21,0% S; 42,2% O. Biết khối lượng mol của hợp chất bằng 152 g/mol

Hướng dẫn bài 2:

Khối lượng mol của Fe là MFe = (152 . 36,8)/100 = 56 g

Khối lượng mol của S là: MS = (152 . 21)/100 = 32 g

Khối lượng mol của O là: MO = (152 . 42,2)/100 = 64 g

Gọi công thức hóa học của hợp chất là FeXSyOz, ta có:

56 . x = 56 => x = 1

32 . y = 32 => y = 1

16 . z = 64 => z = 4

Vậy hợp chât có công thức hóa học là FeSO4


Bài 3. Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Em hãy cho biết;

a) Khối lượng mol của chất đã cho

b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất.

Đáp án bài 3:

a) Khối lượng mol của chất đã cho: MK2CO3= 39 . 2 + 16 . 3 = 138 g

b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất

%K = (39,2 .100)/138 = 56,5 %

%C = (12.100)/138 = 8,7%

%O = (16,3 . 100)/138 = 34,8%


Bài 4: Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

a) Tính khối lượng canxi clorua thu được  khi cho 10 g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư

b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5 g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.

Hướng dẫn:

a) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng

nCaCO3= 10/100 = 0,1 mol

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Theo phương trình hóa học, ta có:

nCaCl2 = nCaCO3 = 0,1 mol

Khối lượng của canxi clotua tham gia phản ứng:

mCaCl2 = 0,1 . (40 + 71) = 11,1 g

b) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng:

nCaCO3 =5/100 = 0,05 mol

Theo phương trình hóa học, ta có:

nCO2 = nCaCO3 = 0,05 mol

Thể tích khí CO2 ở điều kiện phòng là:

VCO2 = 24 . 0,05 = 1,2 lít


Bài 5. Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước:

CH4 + 2O2 →t0  CO2 + 2H2O

a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện t0 và p

b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan.

c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần ?

Đáp án:

a) Theo phương trình hóa học, ta thấy nếu đốt cháy hết 1 mol phân tử khí CH4 thì phải cần 2 mol phân tử khí O2 . Do đó thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí metan là:

VO2 = 2 . 2 = 4 lít

b) Theo phương trình phản ứng, khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan thì cũng sinh ra 0,15 mol khí cacbon đioxit. Do đó thể tích khí CO2 thu được là:

VCO2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lít

c) Tỉ khối của khí metan và không khí là:

dCH4/kk = MCH4/29 = 16/29  ≈ 0,55

Vậy khí metan nhẹ hơn không khí 0,55

0