13/01/2018, 22:10

Tuyển chọn 100 câu trắc nghiệm Hóa 9 ôn tập chương 2 Kim Loại hay nhất

Tuyển chọn 100 câu trắc nghiệm Hóa 9 ôn tập chương 2 Kim Loại hay nhất Dưới đây là chọn lọc 100 câu trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 ôn tập chương 2 Kim Loại và thi học kì 1. Mời các em tham khảo chi tiết dưới đây ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – KIM LOẠI HÓA HỌC – LỚP 9 Câu 1. Một người thợ bạc đã làm lẫn Zn ...

Tuyển chọn 100 câu trắc nghiệm Hóa 9 ôn tập chương 2 Kim Loại hay nhất

Dưới đây là chọn lọc 100 câu trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 ôn tập chương 2 Kim Loại và thi học kì 1. Mời các em tham khảo chi tiết dưới đây

ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – KIM LOẠI

HÓA HỌC – LỚP 9

Câu 1. Một người thợ bạc đã làm lẫn Zn và Fe vào Ag. Để thu được Ag tinh khiết thì người ta dùng dung dịch nào sau đây?

Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch Fe(N03)2 C. Dung dịch H2SO4 loãng    D. Cả A, C đều đúng

Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng. Hỏi A có thể là chất nào sau đây? A+HCl⟶MgCl2+…

Mg B. MgO       C. MgCO3            D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3. Kim loại nào sau đây có tính dẻo lớn nhất?

Al B. Cu C. Ag    D. Au

Câu 4. Hòa tan lượng dư bột nhôm vào 180 ml dung dịch HCl 1M đến khi phản ứng kết thúc, thu được 1,512 lít hiđro (đktc). Hiệu suất phản ứng là:

70% B. 75% C. 80%    D. 85%

Câu 5. Lấy hỗn hợp gồm Al và Fe đem tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được dung dịch A và chất rắn B gồm 2 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch H2SO4(loãng) thấy có khí bay lên. Trong B chứa:  A. Fe, Cu    B. Al, Cu  C. Al, Fe    D. Al, Fe, Cu

Câu 6. Cho đinh sắt có khối lượng 2,3 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy đinh ra, rửa nhẹ, làm khô, cân thấy khối lượng là 3,5 gam. Khối lượng muối sắt tạo ra là:

152 gam B. 6,24 gam C. 1,2 gam    D. 22,8 gam

Câu 7. Cho một mẫu sắt vào dung dịch chứa đồng thời 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Nếu chỉ thu được một kim loại thì số muối tạo thành là bao nhiêu (trong các giá trị sau)?

1 B. 2 C. 3    D. 4

Câu 8. Ngâm một lá kẽm trong 20 gam dung dịch muối CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa thì dừng phản ứng. Khối lượng đồng tạo thành và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:

2 gam và 10,06% B. 0,8 gam và 10,06% C. 10,68 gam và 9,8%    D. Một kết quả khác

Câu 9. A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3, B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Cần trộn A, B theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để thu được quặng C mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon?

mA/mB=5/2 B. mA/mB=2/5       C. mA/mB=2/3       D. mA/mB=3/2

Câu 10. Cho đinh sắt sạch vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

Có khí bay lên, tạo kết của đỏ gạch. B. Đinh sắt bị mòn, có kết tủa đỏ gạch bám trên đinh sắt.  C. Màu xanh nhạt dần, đinh sắt mòn, có kết tủa đỏ gạch.    D. Không có hiện tượng gì.

Câu 11. Kim loại nào sau đây không tác dụng được với oxi?

Al ; Cu B. Zn ; Fe  C. Au ; Ag    D. Mg ; Pb

Câu 12. Cho ba ống nghiệm: Fe2O3 và Al (1); Fe và Fe2O3 (2); Al2O3 (3). Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt được ba ống nghiệm trên?

dung dịch HCl 25% B. Dung dịch HCl 75% C. dung dịch NaOH    D. dung dịch K2SO4

Câu 13. Nung 4,545 gam một muối nitrat của kim loại R, thu được 3,825 gam muối nitrit của R. Tên kim loại R là: A. Natri    B. Kali  C. Magie    D. Canxi

Câu 14. Nếu lấy cùng số mol hai kim loại nhôm và sắt, lần lượt cho tác dụng với dung dịch axit HCl dư thì thể tích H2 (đktc) thu được từ kim loại nào lớn hơn?

Al B. Fe           C. Không xác định được          D. Cả A, B đều bằng nhau

Câu 15. Dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4 và Fe2(SO4)3. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?  A. Zn    B. Fe và Cu  C. Na    D. Zn và Cu

Câu 16. Cho 5,6 gam Fe tác dụng 100 ml dưng dịch HCL 1M. Thể tích khí H2 thu được (đktc) là:

1,12 lít B. 2,24 lít C. 22,4 lít    D. 1 lít

Câu 17. Khi nung nóng 36 gam Fe(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,64 gam chất rắn. 2Fe(NO3)2→2FeO+O2+4NO2 Hiệu suất của phản ứng phân hủy là:

60%             B. 50%                 C. 40%                 D. 30%

Câu 18. Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi, thu được 1 moi sắt oxit. Công thức oxit sắt này là:

FeO B. Fe2O3               C. Fe3O4              D. Fe4O3

Câu 19. Cho một hỗn hợp dung dịch chứa ZnCl2, CuCl2 và HCl. Dùng kim loại nào để khi cho vào hỗn hợp này, ta thu được một dung dịch chỉ chứa duy nhất 1 chất?

Zn B. Fe                    C. Cu                    D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 20. Cho 3,25 gam sắt clorua (chưa biết hóa trị) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 8,61 gam kết tủa. Công thức của muối sắt clorua nào sau đây là đúng?

FeCl2 B. FeCl3                C. FeCl4                D. Fe2Cl3

Câu 21. Để điều chế một tấn gang chứa 84% Fe, cần phải dùng bao nhiêu tấn quặng hematite? Biết hàm lượng Fe2O3 trong quặng chiếm 65% và hiệu suất quá trình chỉ đạt 86%.

2,7 tấn B. 2,15 tấn C. 4 tấn    D. 1,2 tấn

Câu 22. Cho 1,5 gam hỗn hợp (X) gồm Mg và MgO tác dụng với axit HCl dư, thu được

336cm3 khí H2 (đktc). Thành phần phầm trăm của mỗi chất trong (X) là:

50% Mg và 50% MgO B. 25% Mg và 75% MgO

24% Mg và 76% MgO D. 30% Mg và 70% MgO

Câu 23. Kim loại nào sau đây khi nung nóng sẽ cháy và tạo thành oxit trong môi trường CO2?

Mg B. Fe                    C. Zn                    D. Ag

Câu 24. Cho một thanh sắt (Fe) vào dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh sắt ra cân thì thanh sắt thay đổi là: A. Giảm    B. Tăng  C. Không thay đổi    D. Không xác định được

Câu 25. Nhôm có thể phản ứng với dãy chất nào sau đây:

H2O,CuSO4,H2SO4(đặc,nguội) B. CuO, Ba(OH)2,AgN03

H2SO4(đặc,nguội) ; CuO, HCl D. O2,MgCl2,CuSO4

Câu 26. Cho 26 gam kẽm phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch H2SO4. Nồng độ phầm trăm của

H2SO4 đem dùng là: A. 19,6%    B. 15%  C. 20%    D. 25,6%

Câu 27. Cho lá nhôm vào dung dịch HCl. Lấy dung dịch thu được nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH, hiện tượng xảy ra là:

Khí bay lên, xuất hiện kết tủa trắng. B. Có kết tủa trắng xuất hiện.  C. Có khí bay lên.    D. Không có hiện tượng gì.

Câu 28. Cho bột Al dư vào hỗn hợp chứa 2 dung dịch CuSO4 và CuCl2. Khi phản ứng kết thúc, sản phẩm thu được là:

Al2(SO4)3 và AlCl3 B. Cu và AI

Cu, Al2(SO4)3vàAlCl3  D. Cu, Al, Al2(SO4)3vàAlCl3

Câu 29. Cho sơ đồ phản ứng sau:

Al→X→(+HCl)Y→(+NaOH)Z→(+NaOH)NaAlO2 hay Na[Al(OH)4] X, Y, Z lần lượt là dãy chất nào sau đây?

Al2O3,AlCl3,Al(OH)3 B. Al(OH)3,AlCl3,Al(OH)3

AlCl3,AlCl2,Al(OH)3 D.  Al2S3,Al(NO3)3,Al2(SO4)3

Câu 30. Cho phản ứng sau: Zn+CuSO4⟶ZnSO4+Cu

Phát biểu nào sau đây là đúng cho phản ứng trên?

Kẽm có tính khử yếu hơn đồng.                   B. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần.

Kẽm có tính khử mạnh hơn đồng. D. Cả B, C đều đúng.

Câu 31. Hoà tan 4,54 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu trong dung dịch HCl dư, thu được 1,792 lít

H2 (đktc) và 1,2 gam kim loại. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

11,9%; 61,7% và 26,4% B. 51,8%; 12,8% và 32,4%  C. 50%; 20% và 30%    D. 32,4%; 28,4% và 39,2%

Câu 32. Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp (X) gồm Fe và FeS bằng dung dịch HCl, thoát ra 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí A. Thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong A là:

25% H2 và 75% H2S B. 50% H2 và 50% H2S

60% H2 và 40% H2S D. 36% H2 và 64% H2S

Câu 33. Từ 1 tấn quặng Fe3O4 (chứa 53% Fe) có thể sản xuất ra khối lượng gang là bao nhiêu? Biết trong gang chứa 92% sắt.  A. 0,456 tấn    B. 0,476 tấn  C. 0,567 tấn    D. 0,576 tấn

Câu 34. Chỉ được dùng nước có thể nhận biết dãy chất rắn nào sau đây:

FeO, Fe2O3 và Fe3O4 B. CaO, MgO và Al2O3

Na2O, Al2O3, Fe3O4 và Al                            D. ZnO, CuO và Fe3O4

Câu 35. Tại sao trong tự nhiên Al, Fe không tồn tại dưới dạng đơn chất?

Vì khối lượng rất ít. B. Vì chúng hoạt động hóa học mạnh. C. Không có trong tự nhiên.    D. Kém bền bị phân hủy.

Câu 36. Cho các dung dịch sau: AlCl3,CuCl2,FeCl2,FeCl3. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

Dung dịch NaOH B. Dung dịch KOH  C. Dung dịch Ba(OH)2    D. Cả A, B, c đều được

Câu 37. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn tạp chất bạc nitrat?

Zn B. Cu C. Fe    D. Pb

Câu 38. Cho Na tác dụng với dung dịch CuSO4. Quan sát thấy có khí A bay ra và kết tủa xanh B tạo thành. Hợp chất A, B là:

H2, Cu(OH)2 B. H2, NaOH C. SO2, Cu(OH)2    D. Cu, Na2SO4

Câu 39. Đốt 1,62 gam kim loại M có hóa trị III. Lấy toàn bộ sản phẩm đem tác dụng vừa đủ với 180ml dung dịch HCl 1M. Kim loại M là:  A. Fe    B. Al  C. Cr    D. Mn

Câu 40. Nhúng một lá sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, sấy khô và cân thì có khối lượng 51 gam. Khối lượng muối sắt tạo thành là: A. 17 gam    B. 19 gam  C. 15 gam    D. 20 gam

Câu 41. Hòa tan hợp kim Al – Mg vào dung dịch H2SO4 dư. Khi phản ứng kết thúc trong dung dịch chứa mấy chất? A. 1    B. 2  C. 3    D. 4

Câu 42. Cho sơ đồ phản ứng sau. (X) là chất nào sau đây để khi điền vào sơ đồ thì phù hợp?

(X)+HCl⟶(Y)+H2

(Y)+NaOHđủ⟶(Z)+NaCl

(Z)→(to)ZnO+H2O

Zn B. ZnO                 C. Zn(OH)2                    D. ZnCO3

Câu 43. Cho phản ứng sau. Hợp chất A, B lần lượt là: FexOy+yH2→(to)A+B

xFe và y/3H2O B. x/2Fe và y/3H2O C. xFe và yH2O    D. Fe và yH2O

Câu 44. Bạn Tươi đã làm lẫn các bột kim loại Ag, Cu, Fe vào nhau. Em hãy giúp bạn Tươi chọn dung dịch nào sau đây để thu được Ag tinh khiết?

Dung dịch AgNO3                                       B. Dung dịch H2SO4 loãng

Dung dịch Fe(NO3)2 D. Dung dịch NaOH

Câu 45. Khi cho kim loại natri (Na) vào dung dịch FeCl3 (vừa đủ) thì sản phẩm cuối cùng tạo thành chứa chất nào sau đây?

NaOH và H2 B. Fe(OH)3và NaCl C. Fe(OH)3; NaCl và H2    D. NaCl và H2

Câu 46. Có thể điều chế nhôm bằng phương pháp:

Điện phân dung dịch muối nhôm. B. Điện phân nóng chảy nhôm oxit có criolic làm xúc tác.  C. Khử nhôm oxit bằng CO hoặc

0