23/05/2018, 14:54

Giá trị chất bổ của thịt lươn

Từ lâu ông bà ta coi ăn lươn là bổ âm. Trong y học coi ăn lươn thịt có tác dụng an thần, người mắc bệnh khó ngủ, ăn thêm cháo lươn, máu lươn chữa được bệnh cảm cúm… Các nhà sinh học còn coi lươn là đối tượng nghiên cứu thú vị vì ở nó có quá trình biến cơ thể cái thành đực, một hiện tượng ...

Từ lâu ông bà ta coi ăn lươn là bổ âm. Trong y học coi ăn lươn thịt có tác dụng an thần, người mắc bệnh khó ngủ, ăn thêm cháo lươn, máu lươn chữa được bệnh cảm cúm…

Các nhà sinh học còn coi lươn là đối tượng nghiên cứu thú vị vì ở nó có quá trình biến cơ thể cái thành đực, một hiện tượng hiếm hoi.

Gần đây do khoa học phát triển con người còn tìm thấy trong thịt lươn có nhiều chất bổ: trong 100 g thịt lươn có chứa 18,8 g đạm, 0,9 g chất béo, 150 mg chất lân, 39 mg chất canxi, 1,6 mg chất sắt và nhiều Vitamin B1, B2, nhiều nguyên tố vi lượng khác; trong 100 g thịt lươn nhiệt lượng là 83 kilocalo.

Người Nhật cho lươn là món ăn đặc biệt, nhất là đối với các võ sĩ quyền Anh, các đô vật, vì trong lươn có nhiều sinh tố A. Trong 100 g thịt lươn rán có 5.000 UI vitamin A (khi đó 100 g thịt bò có 40UI, thịt lợn có 17 UI) ăn lươn sẽ tăng thị lực giúp cho chữa bệnh cận thị.

Người Mỹ nghiên cứu sự hấp phụ chất lân trong thịt lươn thấy có tác dụng tăng về hoạt động thần kinh, có thể giúp cho trí nhớ thêm 20%.

Trong hội nghị quốc tế (10/1990) tại Tokyo (Nhật Bản), các nhà khoa học Anh còn cho biết trong thịt lươn có nhiều chất DHA có tác dụng bồi bổ sức khỏe, quan trọng là tăng trí thông minh, hạn chế phát triển khối u, chống viêm, là thức ăn lý tưởng của người trung niên và người già vì làm giảm bớt sự nhầm lẫn.

Lươn ránLươn rán

Các nhà khoa học ở Thượng Hải (Trung Quốc) nhận thấy trong thịt lươn ngoài chất trên còn có chất FPA phong phú. Kết hợp hai chất trên có tác dụng ức chế các bệnh về các khối u.

Tại Đức món lươn hộp chỉ được dùng vào các bữa tiệc để chiêu đãi khách quí. Ở Hà Lan giá 1 kg lươn lên tới 20,8 đôla (6/1988). Gần đây thị trường Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông… yêu cầu, nên không đủ lươn cung cấp cho xuất khẩu.

Từ lâu lươn là mặt hàng xuất khẩu đặc biệt. Lươn đông lạnh, lươn tẩm dầu hun khói, lươn tươi sống… là những mặt hàng hấp dẫn mà bạn bè luôn trông đợi.

Trước đây, chúng ta đã thu mua gom ở các tỉnh phía bắc đã xuất khẩu lươn sống mỗi năm hàng trăm tấn. Ở miền Nam trước ngày giải phóng, mỗi năm ở Bạc Liêu cũng thu được 1.000 tấn, ở Châu Đốc 2000 tấn. Tất cả lượng lươn này đều thu bắt trong tự nhiên.

Chúng ta đều biết, điều kiện khí hậu của nước ta rất phù hợp cho lươn phát triển. Lươn phân bố khắp mọi miền đất nước. Rất tiếc, tình trạng khai thác triệt dể như hiện nay dã làm cho nguồn lươn trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, do qui hoạch phát triển nông thôn, thủy lợi, do sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ… Diện tích sinh sản tự nhiên của lươn ngày càng thu hẹp.

Với giá trị chất bổ của lươn và yêu cầu xuất khẩu cũng như nhu cầu bồi dưỡng sức dân, góp phần làm giàu cho các gia đình. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải mau chóng đưa việc nuôi lươn vào hoạt động bình thường của mọi gia đình. Con lươn cần trở thành đối tượng nuôi phổ biến. Điều cần luôn lưu ý nuôi lươn tuy không khó khăn lắm nhưng phải đi sâu tìm hiểu kỹ thuật, chỉ cần sơ xuất nhỏ về kỹ thuật (như lúc trời mưa để một kẽ hở là lươn kéo đi cả đàn) dẫn tới thất thu.

0