Đặc điểm riêng của ấp trứng vịt bằng máy ấp trứng
Quy trình vịt tương tự như trứng gà, tuy vậy có một số đặc điếm riêng cần lưu ý là: trứng vịt có khối lượng lớn hơn trên dưới 1,5 lần trứng gà. Ngay trứng vịt cũng có khối lượng chênh lệch khá lớn so với trứng gà, vì vậy trong ấp công nghiệp thường phân ra một số khoảng khối lượng khác nhau. Mục ...
Quy trình vịt tương tự như trứng gà, tuy vậy có một số đặc điếm riêng cần lưu ý là: trứng vịt có khối lượng lớn hơn trên dưới 1,5 lần trứng gà. Ngay trứng vịt cũng có khối lượng chênh lệch khá lớn so với trứng gà, vì vậy trong ấp công nghiệp thường phân ra một số khoảng khối lượng khác nhau. Mục đích để làm độ ấm của trứng bắt đầu vào ấp đồng đều. Trứng có khối lượng lớn nhất đưa vào máy trước, trứng có khối lượng nhỏ nhất đưa vào máy cuối cùng.
Trứng có khối lượng trên 85g đưa vào máy trước 4- 5 giờ, sau đó đến trứng có khối lượng 75 – 85g. Cuối cùng đến trứng dưới 75g sau khoảng 2-5 giờ.
Khi trứng vào ấp, cần tính toán sao cho khi xuất vịt con (bóc trứng) cho khách đảm bảo chất lượng vịt không bị ướt lông, khô chân. Thường tính thời gian ra vịt là 28 ngày tròn + thêm 6 giờ, lúc đó xuất vịt là vừa.
Chế độ nhiệt độ
Đối với máy ấp đơn kỳ yêu cầu:
Từ 1-7 ngày ấp: 37,4-37,8°C.
Từ 8-24 ngày ấp: 37,2-37,5°C.
Từ 25-28 ngày ấp: 37,0-37,4°C.
Còn đối vói máy ấp đa kỳ cố định: 37,3-37,4°C.
Chế độ ẩm
Đối với máy ấp đơn kỳ yêu cầu:
Từ 1-7 ngày ấp độ ẩm trong máy 56-58%.
Từ 8-24 ngày ấp độ ẩm trong máy 54-56%.
Ngày ấp thứ 25 cần độ ẩm 52%.
Từ 25-28 ngày ấp cần độ ẩm 68-75%.
Đối với máy ấp đa kỳ yêu càu độ ẩm trong máy phải duy trì ở mức 55% trong thời gian 1-24 ngày ấp, còn giai đoạn cuối yêu cầu ẩm độ như máy đơn kỳ.
Những điểm cần chú ý khi ấp trứng vịt trong máy
Vỏ trứng vịt dầy hơn vỏ trứng gà, có ít lỗ khí hơn nên ngoài đảo trứng tự động 1 giờ/1 lần do máy đảm nhiệm cần có sự tác động của người ấp. Phải đưa trứng ra ngoài đảo bằng tay, lật ngược từng quả và kết hợp phun nước dạng sương mù để làm mát. Đảo xong khay nào làm mát khay đó, thời gian làm mát trứng bên ngoài máy từ 5-15 phút/lần kể từ sau 3 ngày ấp. Thời gian làm mất và số lần làm mát tăng dần theo số ngày ấp:
Từ 3-13 ngày ấp đảo tay làm mát 1 lần/ngày.
Từ 14-24 ngày ấp đảo tay và làm mát 2 lần/ngày.
Từ ngày ấp thứ 9 trở đi mỗi lần đảo trứng ở ngoài máy kết hợp với phun nước vào trứng để làm mát.
Thời điểm đảo trứng và làm mát trứng bên ngoài máy vào lúc 9-10 giờ ở kỳ đảo 1 lần/ngày, và ở kỳ đảo 2 làn/ngày vào lúc 9-10 giờ và 15-16 giờ.
Thời gian ấp nở trứng vịt 28 ngày
Từ 1-24 ngày trứng được ấp trong máy ấp, từ 25-28 ngày trứng chuyển sang máy nở. Khi chuyển trứng từ khay ấp sang khay nở phải nhẹ nhàng và nhanh chóng, tránh trứng bị va đập làm rạn nút vỏ và bị mất nhiệt.
Đối với trứng vịt cũ chu kỳ ấp (thời gian từ khi ấp đến khi nở) cần kiếm tra sinh học 3 lần vào các thời điểm 7, 13 và 24 ngày sau khi ấp để xác định tỷ lệ trứng trắng, trứng chết phôi và loại những trứng này kịp thời. Từ kết quả đó thấy được chất lượng trứng giống và biết được chế độ ấp có đảm bảo và hợp lý không để có biện phấp khắc phục, nhằm nâng cao tỷ lệ ấp nở và chất lượng gà con.
Khi kiểm tra trứng đồng thời cân mẫu 30% số trứng soi để biết được mức giảm khối lượng trứng ấp qua các giai đoạn ấp. Đối với trứng vịt, khối lượng trứng bị giảm dần khi tăng số ngày ấp so với khối lượng trứng ban đầu:
Ngày ấp 5 10 15 20 25
Khối lượng trứng giảm (%) 2-2,5 4-5 7-8 9-11 12-14
Trứng vịt bắt đầu mổ vỏ và nở vào ngày ấp thứ 26, nở đại trà từ 79-80% vào ngày ấp thứ 27 và kết thúc nở vào ngày thứ 28.
Ấp trứng gà tây bằng máy hoàn toàn giống ấp trứng vịt cả về quy trình lẫn cách đảo trứng, làm mất trứng theo từng giai đoạn ấp.
Những việc làm sau khi vịt nở
Trong ngày ấp thứ 28, vịt sẽ nở hết. Để tránh cho số vịt con nở đầu khỏi bị khô chân thì số vịt nở trước 20 giờ phải được chuyển ra khỏi máy nở và cho chúng uống nước. Còn sau khi nở hết (trừ những trứng bị tắc hoặc không bật vỏ được), tất cả vịt con được đặt vào hộp đựng vịt con và để vào phòng ấm, thoáng khí.
Nếu để nuôi vịt sinh sản thì tiến hành tách riêng con đực, con mái 1 ngày tuổi. Cách chọn như sau:
Chọn bằng cách bấm lỗ huyệt: một tay cầm vịt dóc đầu xuống phía dưới, để quay lỗ huyệt về trước mặt người chọn, dùng 2 ngón tay của tay kia bóp nhẹ lỗ huyệt, nếu thấy có gai giao cấu (dương vật) lộ ra thì đó là vịt đực và không có gai là vịt cái. Cách chọn này đạt độ chính xác 100% với con đực, còn 89-99% đối với con cái.
Chọn bằng cảm giác: một tay cầm vịt, còn tay kia dùng 2 ngón tay vạch sờ vào lỗ huyệt, nếu thấy chỗ gợn cứng hơn, đó là gai giao cấu của con đực, nếu không có gai gợn là con cái. Khi phân biệt đực, cái phải chú ý dán nhãn hiệu con đực, con cái vào hộp để khỏi lẫn.